TIN LIÊN QUAN | |
Hội nghị "Giới thiệu Hà Giang" chính thức khai mạc | |
Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức Hội nghị “Giới thiệu Hà Giang” |
Ngày 1/2, Giới thiệu các tiềm năng tới các đại biểu trong nước và quốc tế, các cơ quan đại diện nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các cơ quan kinh tế, hợp tác phát triển văn hoá du lịch và đại diện địa phương của nước ngoài tại Việt Nam; các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam... tại Hội nghị “Giới thiệu Hà Giang”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kêu gọi các nhà đầu tư hãy trải nghiệm Hà Giang và khai phá những tiềm năng hợp tác cùng có lợi.
Sự kiện Giới thiệu Hà Giang do Bộ Ngoại giao và tỉnh Hà Giang phối hợp tổ chức. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Những điểm nhấn của Hà Giang
Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết, dù ở cấp độ địa phương, nhưng tỉnh Hà Giang xác định hội nhập quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng, trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do đặc thù Hà Giang là tỉnh miền núi nên mức độ, phạm vi hội nhập quốc tế của tỉnh còn có sự khác biệt so với các địa phương khác trong cả nước.
Trong những năm qua, phát huy lợi thế sở hữu nhiều kỳ quan thiên nhiên, gắn với việc bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, đã tạo ra điểm nhấn quan trọng của tỉnh và góp phần đưa Hà Giang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, khách du lịch đến với tỉnh liên tục tăng trưởng, đặc biệt trong năm 2017, khách du lịch đến Hà Giang đạt hơn 1 triệu lượt khách. Doanh thu từ khách du lịch đạt trên 910 tỷ đồng. Năm 2017, du lịch Hà Giang được chuyên trang du lịch Tạp chí Rongh Guides (Anh) bình chọn là một trong mười điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam.
Triển lãm ảnh về Du lịch Hà Giang bên lề Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Văn Sơn còn cho biết, với đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, Hà Giang đã xây dựng và hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng an toàn, hữu cơ đối với một số cây trồng có thế mạnh như: cam sành, chè shan tuyết, dược liệu và chăn nuôi trâu, bò, ong mật.
Trong những năm gần đây, Tỉnh Hà Giang không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo; đẩy mạnh liên kết ngành hàng, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia cụm liên kết ngành trong các lĩnh vực địa phương có thế mạnh như nông sản; đăng ký bản quyền, thương hiệu để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, thông tin, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ doanh nghiệp trong các tranh chấp thương mại.
Thông báo tới các đại biểu, Chủ tịch Nguyễn Văn Sơn cho biết, với mục tiêu cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh đã thành lập trung tâm Hành chính công để làm đầu mối tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, đã thực hiện cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính.
5 nhu cầu cụ thể
Với các tiềm năng và lợi thế phát triển, Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh, Tỉnh mong muốn tăng cường mở rộng, thiết lập mối quan hệ hợp tác với địa phương các nước trong khu vực và trên thế giới, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước tại Việt Nam để liên kết, thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang đã xây dựng và hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng an toàn, hữu cơ đối với một số cây trồng có thế mạnh. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Cụ thể, Hà Giang mong mốn thu hút các nguồn lực bên ngoài về công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, khoa học - công nghệ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.
Dựa trên các thế mạnh du lịch sẵn có, Tỉnh hướng tới mục tiêu phát triển các sản phẩm du lịch gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc; Xúc tiến du lịch đến các thị trường quốc tế; Hệ thống hóa và kết nối các tuyến, điểm du lịch trong tỉnh, trong khu vực và quốc tế.
Cùng với các đối tác, Hà Giang có nhu cầu phát triển, chuyển giao giống cây trồng chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ an toàn, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ kĩ thuật chuyên ngành. Quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông sản, dược liệu lợi thế của tỉnh đến thị trường quốc tế; Hỗ trợ tư vấn, xây dựng quy hoạch khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao với các loại cây trồng phù hợp và chương trình xây dựng thương hiệu nông sản của địa phương.
Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Văn Sơn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Nhằm bổ sung nguồn hỗ trợ quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương, Tỉnh có nhu cầu thu hút nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi để thực hiện các Dự án về cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải, ứng phó với biến đổi khí hậu,tăng cường hệ thống trang thiết bị y tế, hạ tầng giao thông…
Cuối cùng, Hà Giang mong umốn tăng cường hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tiếp thu tri thức, tinh hoa văn hóa của nhân loại; bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh với bạn bè quốc tế; Chú trọng nâng cao nguồn nhân lực và năng lực khoa học-công nghệ; tạo công ăn việc làm, bảo đảm quyền của người lao động và các nhóm yếu thế; Đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Giới thiệu Vĩnh Long với các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài Triển khai chương trình hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và tỉnh Vĩnh Long, chiều ngày 07/12, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Ngoại vụ ... |
Giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam tại Hy Lạp Trong khuôn khổ các hoạt động nhằm giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, ngày 6/11, tại trụ sở Đại sứ ... |