Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Jaya Ratnam
Đại sứ Singapore tại Việt Nam
ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam đánh giá Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 là một khuôn khổ quan trọng và cần thiết. (Nguồn: TTXVN)

Theo đuổi chương trình nghị sự tích cực

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 là một khuôn khổ quan trọng và cần thiết để chúng ta nắm bắt được các vấn đề khi ASEAN đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn phát triển mới trên cơ sở thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

Bối cảnh toàn cầu vẫn còn nhiều khó khăn, với những trở ngại địa chính trị đáng kể và cả sự không chắc chắn. Chính ASEAN cũng đang phải vật lộn với các thách thức bên trong và bên ngoài mới. Giữa những bất ổn như vậy, nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là đảm bảo ASEAN tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc mang lại sinh kế tốt hơn cho tất cả người dân Hiệp hội. Chúng ta cũng phải tiếp tục đảm bảo ASEAN vẫn là trung tâm trong khu vực.

Chúng ta chỉ có thể làm được điều này khi ASEAN theo đuổi một chương trình nghị sự tích cực và mang lại hợp tác thực chất, qua đó duy trì được lòng tin, sự phù hợp và giữ được vai trò trung tâm.

Do vậy, Singapore hoàn toàn ủng hộ chủ đề “Tăng cường kết nối và khả năng phục hồi” của Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, tập trung vào thúc đẩy các nỗ lực hội nhập của ASEAN và tăng cường khả năng của ASEAN trong đối phó với các thách thức bên ngoài.

Trước bối cảnh đó, Singapore và Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ hơn nữa để duy trì vai trò trung tâm và sự phù hợp của ASEAN dựa trên lợi ích chung về một khu vực ổn định và thịnh vượng. Singapore và Việt Nam đều có niềm tin vững chắc rằng ASEAN là nền tảng của cấu trúc khu vực cởi mở, toàn diện và dựa trên luật lệ. Thành công của ASEAN rất quan trọng đối với thành công của mỗi nước.

Tôi muốn nêu bật hai lĩnh vực chính mà Singapore và Việt Nam đang đẩy mạnh để chỉ ra con đường phía trước trong ASEAN. Chúng ta đã tạo ra nền tảng mới khi ký Quan hệ đối tác kinh tế xanh-kỹ thuật số vào tháng 2/2023 để hợp tác trong các lĩnh vực tăng trưởng mới của nền kinh tế xanh và kinh tế số.

Do đó, lĩnh vực đầu tiên tôi nhấn mạnh là nền kinh tế kỹ thuật số. ASEAN đã đạt được tiến bộ trong việc thúc đẩy hội nhập kỹ thuật số trong năm Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia khi ASEAN khởi động các cuộc đàm phán về Khung kinh tế kỹ thuật số ASEAN (DEFA).

DEFA chất lượng cao có thể tăng gấp đôi giá trị tiềm năng của nền kinh tế kỹ thuật số ASEAN lên 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Chúng tôi đặt mục tiêu hoàn thành DEFA trước thời hạn đề ra là năm 2025, dưới vai trò Chủ tịch ASEAN của Malaysia.

Nhiều nỗ lực đã được thực hiện. Cuộc họp Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN tại Singapore gần đây cũng đã thông qua các sáng kiến quan trọng trong các lĩnh vực từ quản trị AI đến luồng dữ liệu. Singapore có liên kết thanh toán kỹ thuật số với Thái Lan và Malaysia. Năm ngoái, chúng tôi đã triển khai liên kết thanh toán QR xuyên biên giới với Indonesia. Chúng tôi đang tìm cách theo đuổi những thỏa thuận tương tự trong ASEAN.

Những nỗ lực này là chìa khóa để mở ra nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN và tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp và người dân của Hiệp hội. Điều này sẽ đưa chúng ta đến gần hơn với tầm nhìn về việc ASEAN trở thành một cộng đồng kỹ thuật số hàng đầu.

Singapore và Việt Nam nằm trong top 3 hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á. Với mục tiêu chung là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua công nghệ và đổi mới, Singapore và Việt Nam có cơ hội khai thác hệ sinh thái đổi mới của nhau để xây dựng quan hệ đối tác, thúc đẩy ASEAN tiến lên.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình này, hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Chương trình trao đổi tài năng đổi mới (ITX) vào năm 2023. Chúng tôi dự định sẽ triển khai chương trình này trong năm tới. Vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng cùng nhau, chúng ta sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của kinh tế ASEAN.

Con đường then chốt để phát triển bền vững

Thứ hai là tính bền vững và nền kinh tế xanh. ASEAN là nơi có một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Đồng thời, ASEAN cũng có các cam kết tăng trưởng bền vững để đạt được các mục tiêu phát thải đầy tham vọng.

Singapore và Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chung về đạt được mức 0 ròng vào năm 2050. Con đường phía trước để chuyển đổi phát thải ròng bằng 0 một cách công bằng và có trật tự không hề dễ dàng và ASEAN cần hợp tác để hỗ trợ lẫn nhau trong hành trình này.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực của chúng ta sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng và do đó việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ là con đường then chốt để đạt được mức tăng trưởng bền vững.

Chúng ta cần có hành động quyết đoán, vì theo nghiên cứu của Đại học Công nghệ Nanyang và Đại học Glasgow, ASEAN có nguy cơ mất hơn 35% GDP vào năm 2050 do biến đổi khí hậu nếu không có biện pháp khắc phục.

Việc thành lập Lưới điện ASEAN sẽ là một phần quan trọng trong những nỗ lực đó. Chúng ta cần biến việc buôn bán năng lượng tái tạo xuyên biên giới trong khu vực thành hiện thực. ASEAN đang làm nhiều việc hơn là chỉ nghiên cứu khả năng kinh doanh điện xuyên biên giới.

Nhiều quốc gia thành viên ASEAN đã thực hiện các bước đi theo hướng này. Dự án Tích hợp điện lực Lào-Thái Lan-Malaysia- Singapore (LTMS-PIP) đang chuyển sang giai đoạn phát triển thứ hai. Đã có một nghiên cứu khả thi về dự án tương tự giữa Brunei, Indonesia, Malaysia và Philippines (BIMP-PIP).

Một trọng tâm của Lưới điện ASEAN là Dự án Năng lượng Việt Nam - Singapore, liên quan đến việc nhập khẩu 1,4 gigawatt năng lượng carbon thấp từ Việt Nam sang Singapore thông qua tuyến cáp ngầm mới. Chìa khóa để hiện thực hóa Lưới điện ASEAN là phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cũng như các tiêu chuẩn và quy chuẩn cho xuất khẩu năng lượng xuyên biên giới.

Ngoài Lưới điện ASEAN, chúng ta nên hợp tác trong các lĩnh vực khác như buôn bán carbon và xây dựng năng lực để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và tạo ra một tương lai bền vững và có khả năng phục hồi cao hơn.

Chúng ta có một chương trình nghị sự lớn, đầy đủ trước mắt cho ASEAN. ASEAN đặt trong bối cảnh toàn cầu là một điểm sáng về hòa bình, thịnh vượng. Với 660 triệu người, lực lượng lao động trẻ, đô thị hóa và tăng trưởng GDP lành mạnh, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới và có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ tư vào năm 2030. ASEAN cung cấp nền tảng cho hợp tác và hội nhập kinh tế. Nhưng chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để duy trì điều này.

Chúng ta cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác của mình để bất kể môi trường nào, chúng ta có thể làm tốt hơn cho người dân của mình và thực hiện tầm nhìn về một tương lai hội nhập, thịnh vượng và bền vững hơn cho người dân Hiệp hội.

Đại sứ Vương quốc Anh: Tương lai ASEAN là một phần quan trọng của thế giới và tất cả chúng ta

Đại sứ Vương quốc Anh: Tương lai ASEAN là một phần quan trọng của thế giới và tất cả chúng ta

Chia sẻ với TG&VN kỳ vọng về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew đánh giá cao nỗ ...

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng mà ông coi là 'đáng kinh ngạc' của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu ...

ASEAN cần duy trì những giá trị cốt lõi trong hành trình tới tương lai

ASEAN cần duy trì những giá trị cốt lõi trong hành trình tới tương lai

Đoàn kết và vai trò trung tâm là cách tiếp cận của ASEAN khi giải quyết các vấn đề trong khu vực. Cách tiếp cận ...

Trắc nghiệm về Diễn đàn Tương lai ASEAN

Trắc nghiệm về Diễn đàn Tương lai ASEAN

Nhân dịp Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, mời các bạn tham gia trắc nghiệm để ...

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Với gần 30 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN sẽ luôn đoàn kết và có thể ứng phó với những thay ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động