Hãy nhìn văn hóa dân gian như một dòng chảy!

Trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ mới có thêm niềm tin rằng: Văn hóa dân gian vẫn đang sống một cách mạnh mẽ cùng đời sống hiện đại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hay nhin van hoa dan gian nhu mot dong chay Hát bả trạo trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
hay nhin van hoa dan gian nhu mot dong chay Thế mạnh của văn hóa và sự thích nghi

Lý do khiến ông gắn bó lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian?

Tôi đến với môn Văn học dân gian rất tình cờ là được phân công giảng dạy. Có thể nói, lĩnh vực này đã chọn tôi trước để rồi tôi đam mê và theo đuổi nó suốt hơn 40 năm qua.

Giữa nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, ông dường như lại người chạy về quá khứ. Điều đó có khiến ông gặp khó khăn gì không?

Lâu nay, nhiều người cứ nhìn văn hóa dân gian là cũ, là quá khứ hay đứng yên một chỗ. Cần nhìn nó như một dòng chảy mạnh mẽ cùng với cuộc sống hiện tại. Hãy xem các giá trị về hát quan họ, hát xẩm, hát xoan, hát ví giặm… đang được thế giới và Việt Nam nâng niu đến thế nào. Hay như chầu văn và hầu đồng đang được quan tâm một cách sâu sắc và ngày càng phổ biến trong đời sống nhân dân.

hay nhin van hoa dan gian nhu mot dong chay
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ. (Nguồn: Hội Nhà báo)

Tôi hay bắt gặp câu hỏi phải so sánh về văn hóa dân gian xưa và nay. Người ta cứ mặc định rằng, ngày xưa thì tốt, còn bây giờ thì không được tốt như trước. Suy nghĩ này hơi cực đoan và cần phải thay đổi. Thực tế, có nhiều loại hình văn hóa dân gian đã được đúc kết qua một thời gian dài và vẫn không ngừng được sáng tạo để ngày càng hoàn thiện. Có thể kể đến như hát quan họ, vì vốn dĩ không có loại hình biểu diễn sân khấu, nên không có trang phục biểu diễn riêng. Đến năm 1971 mới có ý tưởng về việc sáng tạo một bộ trang phục riêng dành cho hát quan họ mà chúng ta thấy ngày nay.

Vậy theo ông, chúng ta nên tiếp nhận văn hóa dân gian theo hướng nào để phát huy hiệu quả giá trị của nó?

Tôi cho nghĩ văn hóa dân gian cần được “thấu hiểu – bảo tồn – phổ biến - diễn xướng”. Đương nhiên, trong quá trình này, nó phải chịu theo quy luật đào thải của tự nhiên, tức là những gì là hồn cốt, là tốt đẹp sẽ được giữ lại, còn những gì chưa đẹp sẽ tự bị mất đi.

Công việc này giống như thành lập một ngân hàng di truyền về các giá trị văn hóa, chúng ta cần tìm ra gene phù hợp để phát triển, sáng tạo thành các thể loại diễn xướng mới, rồi phổ biến cho mọi người trong xã hội. Nếu các giá trị mới này được mọi người chấp nhận, tức là chúng ta đã thành công. 

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ sinh năm 1955. Ông từng là giảng viên bộ môn Văn học dân gian, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực văn hóa dân gian và xuất hiện trên các diễn đàn của truyền thông về lĩnh vực này.

Như vậy, chúng ta phải giữ gìn các nét văn hóa một cách có chọn lọc?

Theo ý kiến của tôi là không thể lấy nguyên một phong tục, tập quán hay nét văn hóa nào từ cách đây hàng trăm năm để áp vào xã hội hiện đại được. Qua từng thời kì, sẽ có sự khác biệt về phong cách, lối sống, suy nghĩ, vì thế văn hóa cũng sẽ thay đổi theo. Ví dụ trong lĩnh vực hát xẩm, nổi tiếng nhất là nghệ nhân Hà Thị Cầu, người được mệnh danh là Nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỷ XX. Tuy nhiên, các “hậu duệ” của bà khi được truyền dạy về kỹ thuật hát, họ đã cảm nhận và học hỏi theo một cách riêng, tạo ra phong cách hát xẩm riêng của từng người.

Vậy ông nghĩ gì về những hình thức làm mới văn hóa dân gian, trong đó có cả những biến tướng?

Tôi nghĩ, trong bất kỳ hình thức làm mới nào cũng phải giữ nguyên giá trị chân - thiện – mỹ và lấy đây làm chuẩn và cái gốc để phát triển. Còn những biến tướng của các lễ hội dân gian hiện nay sẽ không bền và sẽ nhanh chóng bị mất đi bởi nó sẽ bị xã hội lên án và bài trừ. Chúng ta có thể thay thế một phong tục không đẹp bằng một hình thức nhân văn khác…

Ví dụ như hồi đầu năm nay, tôi tham gia tổ chức Lễ hội chùa Hoằng Phúc ở Lệ Thủy, Quảng Bình. Lần đầu tiên được tổ chức, nhưng Lễ hội đã thu hút hàng nghìn người từ khắp các nơi trong và ngoài tỉnh đến tham dự. Du khách đã tham gia cầu an với nhiều hoạt động như lễ rước nước, lễ phóng sinh, lễ nhà chùa, thuyết pháp, lễ thả hoa đăng và phát lộc của nhà chùa, các trò chơi dân gian...

hay nhin van hoa dan gian nhu mot dong chay
Lễ hội dân gian tại chùa Hoằng Phúc, Quảng Bình. (Nguồn: YouTube)

Như ông nói thì văn hóa dân gian sẽ phát triển và biến chuyển cùng với đời sống hiện đại. Vậy tại sao hiện nay chúng ta chưa khai thác tốt được chất liệu này giống như nhà làm phim của Hàn Quốc, Nhật Bản?

Chúng ta chưa làm tốt được điều này bởi có thể chúng ta chưa sáng tạo, thiếu kịch bản tốt, phù hợp hoặc đôi khi sáng tạo lại phải qua nhiều khâu kiểm duyệt phức tạp khác. Kho tàng lịch sử cùng giá trị văn hóa đặc sắc Việt Nam không thua kém gì các nước, nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác được tiềm năng này. Tôi thực sự mong muốn, trong tương lai, khi những người con gọi điện về nhà hỏi thăm mẹ thì các bà mẹ Việt Nam sẽ trả lời rằng “mẹ đang xem phim Việt Nam” chứ không phải “mẹ đang xem phim Hàn Quốc” như hiện nay.

Vậy chúng ta phải làm gì để thu hút giới trẻ quan tâm đến nghệ thuật truyền thống như đi xem chèo, tuồng, cũng như cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn hóa dân gian, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng cứ làm hay và chất lượng thì sẽ “hữu xạ tự nhiên hương”. Tôi luôn tin vào giới trẻ hiện nay, bởi họ có trình độ nhận thức và hiểu được nên giữ lấy cái gì là cốt lõi của văn hóa dân tộc.

Xin cảm ơn ông!

hay nhin van hoa dan gian nhu mot dong chay Nghệ thuật tôn vinh văn hóa dân tộc

Lần đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội Quảng cáo Việt ...

hay nhin van hoa dan gian nhu mot dong chay Lên đồng tôn vinh vẻ đẹp Đạo Mẫu

Trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu với hình thức Lên đồng và trình diễn Chầu văn đang có ...

hay nhin van hoa dan gian nhu mot dong chay Đêm hội tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Tối 19/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam – Đồng Mô, Hà Nội diễn ra đêm hội tôn vinh ...

An Bình (thực hiện)

Đọc thêm

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
VCK Futsal châu Á 2024: Đội tuyển Futsal Việt Nam có trận thắng đầu tiên trước Futsal Trung Quốc

VCK Futsal châu Á 2024: Đội tuyển Futsal Việt Nam có trận thắng đầu tiên trước Futsal Trung Quốc

Đội tuyển Futsal Việt Nam thắng Futsal Trung Quốc với tỷ số 1-0 ở lượt trận thứ 2 bảng A vòng chung kết Futsal châu Á 2024.
Telegram bùng nổ: Cán mốc 1 tỷ người dùng trong năm nay

Telegram bùng nổ: Cán mốc 1 tỷ người dùng trong năm nay

Telegram, một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Ukraine và Nga, dự kiến vượt qua mốc 1 tỷ người dùng hàng tháng trong vòng ...
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Ngày 19/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Haldun Tekneci và Đại sứ Algeria Abdelhamid Boubazine chào từ biệt.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Cần Thơ: Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Du khách có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn mang đậm bản sắc vùng miền khi đến Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ, tổ chức ở Cần Thơ.
Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải qua những ngày không thể quên khi đến thăm, làm việc ở Sri Lanka - nơi khiến chúng tôi có nhiều bất ngờ.
Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội.
Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội

Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội

Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc giới thiệu tới người dân Việt Nam đặc sản ẩm thực, cũng như hoạt động văn hóa và giải trí nổi bật của xứ sở kim chi.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Vào thập niên 1920, 'thế hệ mất mát' gồm những nhà văn còn bi quan, chán chường, cảm thấy lạc lõng trong một xã hội mất lý tưởng.
Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

'Tiếng thét câm lặng' là tác phẩm tiêu biểu, cũng là một trong năm tác phẩm được dẫn chứng cho giải Nobel Văn học năm 1994 của nhà văn Nhật Bản Oe Kenzaburo.
Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới cam kết truyền bá lý tưởng hòa bình và đối thoại giữa các dân tộc thông qua dự án 'Âm thanh của tình anh em' tại Việt Nam.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Văn học phản ánh xã hội và lịch sử, những sự kiện lớn ở Mỹ luôn luôn gắn với những sự kiện lớn ở châu Âu từ khi lập quốc cho đến nay.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hà Nội.
Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Lễ hội Đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh.
Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

'Tinh hoa Bắc Bộ' là sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, khẳng định vị thế của vở diễn văn hoá hàng đầu dành cho du khách đặt chân đến Hà Nội.
Phiên bản di động