Mô phỏng Hệ thống tên lửa NMESIS. (Nguồn: Top War) |
Lầu Năm Góc đã khởi động chương trình Tên lửa đất liền chống tàu biển xâm lược (GBASM), với mục đích tạo ra một hệ thống tên lửa bờ biển mới cho lực lượng Thủy quân lục chiến (LLC) ILC. Dự án nhằm xây dựng phương tiện chiến đấu nhẹ và ít tốn chi phí, có khả năng mang những mẫu tên lửa chống hạm hiện có hoặc đang phát triển.
Giữa năm 2020, dự án GBASM do công ty Raytheon Missiles & Defense phụ trách chính nhằm phát triển một vũ khí loại mới mang tên NMESIS - Hệ thống tên lửa ngăn chặn tàu viễn chinh của lực lượng Hải quân.
Các cuộc thử nghiệm đầu tiên đã diễn ra vào cuối năm 2019. Giai đoạn kiểm tra được lên kế hoạch vào giữa năm 2020 nhưng do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nên kế hoạch tiếp tục trì hoãn.
Được biết, việc sản xuất hàng loạt NMESIS sẽ bắt đầu từ giai đoạn 2025-2030 để đảm bảo cung cấp một số lượng lớn thiết bị mới.
Cấu hình kĩ thuật
Diện mạo chung của NMESIS tương lai bao gồm một bệ phóng không người lái tự hành, một tên lửa chống hạm NSM, một đài kiểm soát mặt đất và nhiều thiết bị hỗ trợ khác nhau. Tên lửa NSM nối tiếp từ lâu đã có mặt trong biên chế Hải quân Mỹ. Loại vũ khí này đã thể hiện được những điểm mạnh nhất của nó và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tổ hợp ven biển dành cho lực lượng ILC ở thời điểm hiện tại và lâu dài.
Đáng chú ý, phần lớn các sản phẩm như vậy đã tồn tại trong quân đội và được nhà sản xuất lắp thành một tổ hợp vũ khí. Do đó, các kĩ sư của dự án không cần phát triển tất cả cấu trúc phức tạp từ đầu, giúp đẩy nhanh tiến độ công việc.
Phương tiện chiến đấu NMESIS được đặt trên xe điều kiển từ xa JLTV ROGUE của công ty Oshkosh. Phương tiện bốn bánh không có vỏ bọc thép và có một khoang chứa lớn để vận chuyển trang thiết bị điều khiển từ xa. Khung xe vẫn giữ nguyên nắp ca-pô, nơi chứa camera quay phim để lái xe từ xa và vận hành tự động.
Do không phần vỏ bọc thép, một khu vực chứa hàng lớn đã được chế tạo thêm. Trong dự án NMESIS, nó được sử dụng để lắp bệ phóng và các trục nâng hạ phía trước nhưng không thể xoay ngang.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, việc tái cấu trúc xe bọc thép JLTV ROGUE điều khiển từ xa không ảnh hưởng đến các đặc tính kỹ thuật chính. Khung gầm và bệ phóng NMESIS duy trì khả năng cơ động.
Tổ hợp NMESIS sử dụng tên lửa chống hạm Naval Strike Missile (NSM) của công ty Kongsberg Defense & Aerospace Na Uy. Chúng là tên lửa hành trình với chiều dài khoảng 4 m có trọng lượng 410 kg, được trang bị động cơ khởi động bằng nhiên liệu rắn và một turbo phản lực hành trình.
NSM được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp với các thiết bị quán tính, vệ tinh và hồng ngoại. Mục tiêu sẽ bị tiêu diệt bởi một đầu đạn nặng 125 kg ở tốc độ cận âm cao từ phạm vi 185 km.
Tên lửa NSM được vận chuyển trong một thùng ống phóng và hệ thống giá đỡ hình chữ nhật. Do hạn chế về khả năng chịu tải, khung gầm JLTV ROGUE hiện tại chỉ mang hai tên lửa.
Xu hướng tận dụng từ các vũ khí sẵn có
Hệ thống tên lửa bờ biển NMESIS được lên kế hoạch sử dụng như một phương tiện phòng vệ bờ biển và các vùng lãnh hải lân cận.
Khách hàng và nhà thầu của dự án tin rằng một phương tiện chiến đấu được điều khiển từ xa sẽ có những ưu điểm vượt trội so với công nghệ truyền thống. Việc lắp đặt điều khiển từ xa như vậy sẽ có thể tự động hành quân, triển khai đến vị trí bắn hoặc linh hoạt thay đổi kế hoạch triển khai.
Tất cả các nhiệm vụ sẽ được chuyển sang tự động hóa, người điều khiển sẽ chỉ phải đưa ra các mệnh lệnh và chuẩn bị cho việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Trên thực tế, bộ chỉ huy sẽ có thể kiểm soát hoàn toàn hoạt động với sự trợ giúp của một số thuật toán.
Bệ phóng trên khung gầm JLTV ROGUE chỉ mang được hai tên lửa chống hạm, do bị hạn chế về kích thước và trọng lượng. Ở khía cạnh khác, do lượng đạn dược ít nên mức giá chấp nhận được đối với một số khách hàng tiềm năng.
Cần lưu ý rằng để thu được tất cả các lợi ích mong muốn, nhà sản xuất phải giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu. Đầu tiên và quan trọng nhất, đó là tập đoàn Raytheon và Oshkosh phải hoàn thành việc phát triển khung ROGUE và biến nó trở thành một nguyên mẫu hoàn chỉnh, sẵn sàng cho các nhiệm vụ thực chiến.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng cần hoàn thành việc kiểm tra và thử nghiệm các phương tiện phóng trên tàu và hệ thống điều khiển từ xa khi đối mặt với những rủi ro từ công nghệ vô tuyến.
Mặc dù không có chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhưng dự án NMESIS là một trong những bước phát triển thú vị nhất của Mỹ trong thời gian gần đây. Nó cho thấy nhu cầu có thể tạo ra một hệ thống vũ khí với một số khả năng mới, trên cơ sở các hệ thống và tổ hợp sẵn có.
Mỹ đang có kế hoạch trở thành nước đầu tiên trong lĩnh vực này và các quốc gia khác khó có thể bỏ qua sự tồn tại của dự án NMESIS và những phát triển tương tự khác.