TIN LIÊN QUAN | |
Tạo thuận lợi thương mại cho đầu tư, kinh doanh | |
Hiệp định TFA giúp giảm 20% chi phí cho doanh nghiệp |
Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Tổng cục Hải quan (TCHQ) tại buổi họp báo chuyên đề Hải quan VIệt Nam với việc thực hiện TFA được tổ chức chiều 22/8, tại Hà Nội.
Theo đại diện TCHQ, ngày 22/2/2017, Hiệp định TFA chính thức có hiệu lực sau khi được 110/164 quốc gia thành viên phê chuẩn. Đây là một thỏa thuận đa phương đầu tiên được ký kết trong lịch sử 21 năm của WTO, là cột mốc quan trọng đối với hệ thống thương mại toàn cầu và là sự khích lệ đối với quá trình tự do hóa thương mại đang gặp nhiều khó khăn hiện nay do vấp phải chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Theo báo cáo thương mại thế giới, việc thực hiện đầy đủ TFA có thể giảm trung bình 14,3% chi phí giao dịch và thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu lên tới 1.000 tỷ USD/năm. TFA cũng được đánh giá có khả năng tiết kiệm 1,5 ngày thời gian thông quan hàng nhập khẩu và tiết kiệm gần 2 ngày thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu.
Việc thực thi đầy đủ TFA dự kiến sẽ góp phần thúc đẩy tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu thêm 3,5% và tăng trưởng kinh tế thêm 0,9%/năm.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga (bên phải) phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: NP) |
Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, từ sau khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm thực thi các cam kết của Hiệp định. Cụ thể, Việt Nam theo dõi và triển khai các cam liên quan đến tiếp cận thông tin và tính minh bạch, cơ chế khiếu nại, hàng hóa tạm giữ để kiểm tra, giải phóng nhanh hàng hóa, cơ chế khiếu nại, khiếu kiện, hàng hóa tạm giữ để kiểm tra, xử lý hồ sơ trước khi hàng đến, tự do quá cảnh…
Đồng thời, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thực thi cam kết theo Hiệp định; huy động nguồn hỗ trợ kỹ thuật thực thi Hiệp định; triển khai nhóm cam kết về thể chế, trong đó có việc thành lập và duy trì hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Tạo thuận lợi Thương mại (NTFC) theo Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 4/10/2016 của Chính phủ.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, TFA với những nội dung nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thông quan, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh cũng như các biện pháp hợp tác giữa hải quan các nước và hỗ trợ kỹ thuật sẽ tạo động lực thúc đẩy các hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế và mang lại lợi ích chung cho các quốc gia thành viên WTO, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
“Việc tham gia TFA và triển khai các cam kết theo Hiệp định sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình cải cách cải cách thủ tục hải quan, đơn giản và chuẩn hóa, tăng cường tính minh bạch trong quy trình thủ tục hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bước đầu xuất khẩu, thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”, bà Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.
Tuy nhiên, việc triển khai TFA cũng đặt ra những khó khăn thách thức trong bối cảnh năng lực đội ngũ và trình độ công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu đổi mới và cải cách theo nội dung TFA.
Bên cạnh đó, yêu cầu cải cách thủ tục liên quan đến thương mại tại biên giới đòi hỏi sự tham gia không chỉ của cơ quan hải quan mà cả sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành để tăng cường hiệu quả quản lý, thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại.
Tại cuộc họp báo, bà Nguyễn Thị Việt Nga cũng cho biết, TCHQ đang xúc tiến cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai một dự án hỗ trợ thương mại trị giá 22 triệu USD.
Theo đó, trong việc huy động nguồn hỗ trợ kỹ thuật thực thi Hiệp định, Bộ Tài chính (TCHQ) đã nhận được các đề xuất của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về hỗ trợ Chương trình Tạo thuận lợi Thương mại (TFP) nhằm cải cách, chuẩn hóa, hài hòa hóa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính phù hợp các chuẩn mực quốc tế để thực hiện TFA .
Dự án dự kiến sẽ được thực hiện từ đầu năm 2019, dự kiến kéo dài trong 5 năm với 4 hợp phần. Các hợp phần bao gồm: Hài hòa hóa và đơn giản hóa các chính sách và thủ tục liên ngành; tăng cường sự phối hợp giữa cấp trung ương và địa phương; đẩy mạnh việc thực hiện tại cấp địa phương và giữa các địa phương; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hải quan và khu vực tư nhân.
Thời gian tới, TCHQ với vai trò là cơ quan đầu mối triển khai Hiệp định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thực thi Hiệp định, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng các nghĩa vụ cam kết theo Hiệp định.
Cam kết tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp Từ 29/11–1/12, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổng cục Hải quan tổ chức hội thảo ... |
Triển khai thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại WTO Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị và triển khai thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ ... |
Quy định hải quan so với EVFTA: Tương thích nhưng chưa đủ Dù được đánh giá là đã gần như đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế nhưng các quy định pháp luật về hải quan ... |