Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Nhất Phong
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, một liên minh bắt đầu hình thành ở châu Âu. Thế nhưng phải đến khi Hiệp ước Maastricht ra đời, EU mới thực sự trở thành một liên minh có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lễ ký kết Hiệp định Maastricht, năm 1992. (Nguồn: Wikipidia)
Lễ ký kết Hiệp định Maastricht, năm 1992. (Nguồn: Wikipidia)

Sau Thế chiến II, khuynh hướng liên kết khu vực và toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Ở châu Âu, hàng loạt tổ chức, cộng đồng được hình thành.

Bước ngoặt của châu Âu

Ngày 18/1/1951, đại diện sáu quốc gia ở châu Âu, gồm Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg ký Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ESCS) nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối sản phẩm than, thép trong các nước này. Hiệp ước Paris đã nhen nhóm kế hoạch của các nhà sáng lập ESSC muốn thiết lập nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu. Tiếp tục triển khai ý tưởng này, ngày 25/3/1957, sáu nước nói trên tiếp tục ký Hiệp ước Roma, thành lập Cộng đồng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). Đến ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).

Thế nhưng, khi các kế hoạch mới của EC được thảo luận hoặc bắt đầu vận hành thì tình hình châu Âu và thế giới có những biến động dữ dội, tác động mạnh tới các thành viên EC. Chiến tranh lạnh kết thúc, sự xuất hiện của những trung tâm kinh tế mới và xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa ngày càng phát triển…

Sự kiện Liên Xô tan rã, chấm dứt đối đầu hai cực trong Chiến tranh lạnh khiến đối thủ chung của cả Mỹ và Tây Âu không còn. Chất kết dính trong hợp tác chiến lược Mỹ-Tây Âu giảm đi, tạo cơ hội cho Tây Âu thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào Mỹ để đi theo con đường độc lập nhằm vươn lên tìm lại “thời vàng son” trước đây.

Bên cạnh đó, việc nước Đức thống nhất cũng là một nhân tố quan trọng, tạo nên trật tự mới ở châu Âu, dẫn đến sự thay đổi về tương quan lực lượng trong nội bộ Tây Âu, đặc biệt trong quan hệ tế nhị giữa Pháp và Đức, hai trụ cột của EC.

Những yếu tố này thôi thúc EC phải đẩy nhanh các tiến trình liên kết nội khối, tìm ra phương hướng phát triển mới. Ngày 7/2/1992, đại diện 12 quốc gia thành viên EC khi đó là Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh đã gặp nhau tại Maastricht, Hà Lan và ký một hiệp ước lịch sử sau quá trình thương thuyết đầy gian nan.

Hơn một năm sau, vào ngày 1/11/1993, Hiệp ước Maatricht với tên gọi chính thức là Hiệp ước về Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu có hiệu lực, đưa EU sang một giai đoạn phát triển mới.

Ba trụ cột, nhiều ý nghĩa

Ba trụ cột chính của EU được hình thành đã phản ánh mục tiêu đầy tham vọng của tiến trình nhất thể hóa châu Âu. Ủy ban, Nghị viện và Tòa án là những cơ quan quyền lực cao nhất tạo nên trụ cột thứ nhất của EC để thay thế cho EEC giải quyết những vấn đề khác nhau của liên minh như thuế quan, chính sách nông nghiệp, nghề cá, luật cạnh tranh và môi trường...

Trụ cột thứ hai của Hiệp ước hướng tới các chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh. Tuy nhiên, theo Euronews, do tính nhạy cảm chính trị của các vấn đề hiện tại mà các quyết định được thông qua trên cơ sở đồng thuận của các quốc gia thành viên dường như rất ít hoặc thậm chí không có sự tham gia của EC và EP.

Trụ cột thứ ba của Hiệp ước Maastricht là sự hợp tác của cảnh sát và tư pháp đối với các vấn đề như khủng bố, di cư, buôn bán người và tội phạm có tổ chức. Vấn đề di cư và việc ngăn chặn tội phạm xuyên biên giới trở nên cấp thiết, nhất là sau khi Hiệp ước Schengen ký năm 1985, bãi bỏ việc kiểm tra tại biên giới.

Hiệp ước Maastricht ra đời được coi là bước đột phá ở châu Âu. Thứ nhất, Hiệp ước đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu, đưa ra một hình thức hợp tác hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử.

Thứ hai, Hiệp ước lập ra đồng tiền chung (Euro) khiến giao dịch tiền tệ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cung cấp một đồng tiền dự trữ khác bên cạnh các đồng tiền mạnh như USD, Yên Nhật… Hiện nay, Euro là một đồng tiền mạnh, được sử dụng chính thức ở 24 quốc gia, gồm 19 nước thành viên EU và năm quốc gia châu Âu khác.

Thứ ba, Hiệp ước đưa ra các tiêu chí về lạm phát, mức nợ công, lãi suất và tỷ giá hối đoái ổn định.

Thứ tư, Hiệp ước mở rộng quyền công dân, cho phép mọi công dân các nước thành viên có thể tự do ứng cử và tham gia bầu cử EP, có thể làm việc tự do trong bất kỳ nước thành viên nào, từ đó có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thách thức hiện hữu

EU hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, bao gồm các vấn đề như xung đột ở Ukraine, bất ổn ở Trung Đông – châu Phi, vấn đề nhập cư, di dân, biến đổi khí hậu, cạnh tranh chiến lược và đặc biệt là sự đồng thuận, tìm được tiếng nói thống nhất trong giải quyết các vấn đề của của EU và thế giới.

Nhà nghiên cứu EU R. Daniel Kelemen tại Đại học Rutgers (Mỹ) nhận định, bất kỳ chính sách đối ngoại nào của EU đều phụ thuộc rất lớn vào quyết định của từng thành viên. Trong khi đó, EU đưa ra hầu hết các quyết định lớn của khối trên cơ sở đa số tuyệt đối, song các quốc gia thành viên lại miễn cưỡng trong việc từ bỏ quyền phủ quyết với chính sách đối ngoại, vì thế về cơ bản, các đối thủ có thể kết nối với chính phủ các nước và biến họ thành “con ngựa thành Troy” trong lòng EU.

Bên cạnh đó, giữa các nước Tây và Đông Âu còn tồn tại những khoảng cách và “hố sâu chia cắt” nhất định. Tại lễ kỷ niệm 25 năm Hiệp ước Maastricht (năm 2016), Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker nhận định rằng, nếu không có EU thì không một nước thành viên nào tự mình có khả năng tạo ảnh hưởng và uy tín trên thế giới. Và cũng theo dự đoán của ông Jean-Claude Juncker, trong 20 năm tới không một nước thành viên nào của EU còn có thể duy trì vị trí là thành viên của G7.

Chưa kể một “cú sốc” mà có lẽ thời điểm ký kết Hiệp định Maatricht không ai có thể ngờ tới, khi ngày 31/1/2020 đánh dấu ngày Vương quốc Anh chính thức rời EU hay còn gọi là Brexit. Điều thực sự thay đổi sau ngày Brexit đó là lần đầu tiên EU mất đi một thành viên vốn là một trong những quốc gia lớn nhất và giàu nhất, chiếm 15% sức mạnh kinh tế. Với sự ra đi của 66 triệu người, EU chứng kiến dân số giảm xuống còn 446 triệu người, diện tích lãnh thổ của EU sẽ giảm 5,5%.

Đối tác quan trọng của Việt Nam

Quan hệ hợp tác Việt Nam-EU bắt đầu từ các vấn đề nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh. Hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ từ năm 1990. Kể từ đó, EU luôn là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong hoạch định chính sách và nâng cao năng lực thể chế.

Sự hỗ trợ này của EU được thực hiện trong nhiều chương trình, dự án khác nhau, tiêu biểu là Chương trình hỗ trợ quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (EuroTAPViet) giai đoạn 1994-1999, Chương trình hỗ trợ chính sách Thương mại đa phương (MUTRAP) giai đoạn 1998-2017.

Tháng 6/2012, hai bên ký Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA), thể hiện cam kết của EU trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam. Từ khi ký kết Hiệp định PCA, quan hệ hợp tác EU - Việt Nam mở rộng hơn trên tất cả các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và kỹ thuật, quản trị công, văn hóa, di cư, chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức…

Trong quá trình đồng hành cùng Việt Nam, hai bên ký kết nhiều thỏa thuận, hiệp định, bao gồm Hiệp định Đối tác tự nguyện về Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) có hiệu lực tháng 6/2019. Hiệp định khung về hợp tác quốc phòng - an ninh (FPA) tháng 10/2019… Các khuôn khổ hợp tác này đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia châu Á có quan hệ toàn diện, sâu rộng nhất với EU, là nước ASEAN duy nhất có tất cả các trụ cột hợp tác với EU.

Về kinh tế - thương mại, việc đưa vào thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) từ tháng 8/2020 đã góp phần đưa EU thành đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn thứ năm của Việt Nam. Hiện Nghị viện các nước EU đang trong quá trình hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA). Trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển, EU là nhà cung cấp viện trợ phát triển ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.

Có thể nói, EU đồng hành cùng Việt Nam trong suốt thời kỳ bắt đầu hội nhập quốc tế đầy khó khăn với những hoạt động hỗ trợ quan trọng, hiệu quả. Thành tựu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế xã hội mà Việt Nam đạt được hôm nay có những đóng góp không nhỏ từ sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của EU.

Trong buổi tiếp Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ ngày 6/7, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam rất coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với EU - một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao vai trò của EU trong thúc đẩy thiết lập khuôn khổ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế (JETP), đồng thời tiếp tục thúc đẩy Nghị viện các nước thành viên sớm phê chuẩn để đưa vào thực thi Hiệp định EVIPA, góp phần tạo đột phá mới trong hợp tác kinh tế hai bên.

Nga khẳng định việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus không vi phạm Hiệp ước NPT, cáo buộc Mỹ có tham vọng riêng

Nga khẳng định việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus không vi phạm Hiệp ước NPT, cáo buộc Mỹ có tham vọng riêng

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 1/7 tuyên bố việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ ...

Tổng thống Biden thăm châu Âu, dự Thượng đỉnh NATO: Thông điệp có trong mỗi điểm dừng chân, đặt lên 'bàn cân' những bài toán khó giải

Tổng thống Biden thăm châu Âu, dự Thượng đỉnh NATO: Thông điệp có trong mỗi điểm dừng chân, đặt lên 'bàn cân' những bài toán khó giải

Trong chuyến công du châu Âu và dự Thượng đỉnh NATO lần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden sốt sắng sớm đưa Thụy Điển vào ...

Hiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982

Hiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982

Hiệp định về Biển cả tiếp tục củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982 trong việc quản ...

Xung đột về lợi ích, Ukraine chính thức ‘ra tay’ với các đồng minh châu Âu, đòi thỏa hiệp?

Xung đột về lợi ích, Ukraine chính thức ‘ra tay’ với các đồng minh châu Âu, đòi thỏa hiệp?

"Thẳng tay" đưa một số doanh nghiệp Đức vào danh sách các nhà tài trợ xung đột quân sự Nga-Ukraine. Đệ đơn kiện Ba Lan, ...

Tình hình Ukraine: Đức cung cấp gói quân sự mới, một nước châu Âu khác lên kế hoạch giúp Kiev bảo vệ cơ sở hạ tầng

Tình hình Ukraine: Đức cung cấp gói quân sự mới, một nước châu Âu khác lên kế hoạch giúp Kiev bảo vệ cơ sở hạ tầng

Chính phủ Đức đã chuyển gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép chở quân, hệ thống radar giám sát ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Man City; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain.
Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Chính phủ Indonesia thúc đẩy cải thiện du lịch Halal như một phần trong nỗ lực trở thành điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu với người Hồi giáo.
Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Trên trang cá nhân, diễn viên Phan Minh Huyền thường xuyên cập nhật hình ảnh mới, lúc gợi cảm, quyến rũ; khi thì năng động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác ...
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động