Hiệu ứng nhà kính & những tác động lạ

Hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ tăng, băng tan chảy, mực nước biển dâng… ảnh hưởng đến hàng loạt công trình từ thiên tạo đến nhân tạo, từ con người đến động vật. Ít ai nghĩ rằng những hiện tượng như đường ray xe lửa bị bẻ cong, những chiếc hồ khô cạn và chứng hắt hơi sổ mũi của con người đều có nguồn gốc từ… hiệu ứng nhà kính.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Biến dạng các công trình

Tình trạng Trái đất nóng lên không chỉ làm băng ở địa cực bị tan chảy, mà ngay cả lớp băng vĩnh cửu bên dưới bề mặt Trái đất cũng bị ảnh hưởng.  Hiện tượng này làm cho hoạt động co rút của lớp vỏ Trái đất xảy ra thường xuyên hơn, tạo ra nhiều vết nứt, làm biến dạng nhiều công trình hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa. Đây cũng là nguyên nhân gây sạt lở đất, đá.

Hủy diệt kỳ quan thế giới

Những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hoại với tốc độ nhanh khủng khiếp các công trình cổ kính nhân tạo cũng như các kỳ quan thiên nhiên. Chẳng hạn như Sukhothai, một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của Vương quốc Thái Lan, đã bị phá hủy bởi các trận lũ.

Vệ tinh quay nhanh hơn

Các phân tử của khí carbon dioxide, nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, đã dần tách khỏi bề mặt Trái đất để vươn lên không trung, tạo ra các lực cản khiến các vệ tinh nhân tạo giảm tốc độ, các kỹ sư phải thường xuyên tác động để đưa chúng về đúng quỹ đạo. Tuy nhiên, khi lượng carbon dioxide ở tầng ngoài cùng của khí quyển tăng lên, khiến không khí trở nên lạnh và ổn định hơn, lực cản chúng tạo ra sẽ giảm đi, khiến cho các vệ tinh quay nhanh hơn.

Thay đổi nhịp sinh học của động vật

Hiệu ứng nhà kính khiến mùa Xuân bắt đầu sớm hơn, gây ra những chuỗi tác động lên động vật: do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ, theo nhịp sinh học đã hình thành từ 3 thế hệ, sẽ không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn phong phú. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau.

Sự di cư của động vật lên vùng cao

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều loài động vật, tiêu biểu là chuột và sóc, đã di chuyển lên những vị trí cao hơn để sinh sống do những thay đổi khí hậu ở môi trường. Những động vật ở vùng cực, chẳng hạn như chim cánh cụt hay gấu Bắc Cực, cũng phải đối diện với tình trạng nguy hiểm khi khối băng, vốn là môi trường sống tự nhiên của chúng đang tan dần.

Núi “lớn lên"

Dãy Alps và nhiều dãy núi khác đã cao dần lên trong suốt một thập kỷ qua nhờ sự tan chảy của những lớp băng trên đỉnh. Trước kia, sức nặng của nhưng lớp băng này tác động tới bề mặt Trái đất, khiến các dãy núi thấp xuống. Khi băng tan, sức nặng đó được dỡ bỏ, vùng đất bên dưới nhô lên khiến các dãy núi vươn lên với tốc độ nhanh hơn.

Chứng hắt hơi gia tăng

Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên trong những thập kỷ qua. Ngoài những thay đổi trong lối sống và tình trạng ô nhiễm môi trường là những điều kiện khiến con người dễ tổn thương hơn trước những tác nhân gây dị ứng, thì lượng carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu.

Bùng nổ thực vật ở Bắc cực

Tại Bắc cực, thực vật thường bị vùi dưới băng trong phần lớn thời gian của năm. Giờ đây, dãy băng chảy sớm hơn vào mùa Xuân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của chúng. Các nhà khoa học cho biết, nồng độ của sắc tố chlorophyll (được tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật) ở Bắc Cực ngày nay cao hơn nhiều so với trước. Điều này cho thấy số lượng thực vật ở đây ngày càng tăng lên.

Sự biến mất của các hồ

Hiệu ứng nhà kính tác động tới hai địa cực một cách mạnh mẽ: 125 hồ ở Bắc Cực đã biến mất trong vài thập kỷ qua. Lý do tầng băng vĩnh cửu dưới đáy hồ, vốn đã tồn tại từ hàng triệu năm, đã tan chảy, khiến nước thấm qua đất và hồ cạn đi. Khi các hồ biến mất, các hệ sinh thái phụ thuộc vào chúng biến mất theo.

Cháy rừng nhiều hơn

Hiệu ứng nhà kính khiến tuyết tan sớm, tình trạng khô hanh ở những khu rừng trầm trọng hơn, khiến hoả hoạn dễ phát sinh và lây lan. Trên thực tế, số vụ cháy rừng tăng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Các nhà khoa học cho rằng sự tăng lên của nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra các khu rừng.

Quang Thắng (Theo Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Phiêu du show: Mang màu sắc âm nhạc đương đại qua từng sự kiện giàu cảm xúc

Phiêu du show: Mang màu sắc âm nhạc đương đại qua từng sự kiện giàu cảm xúc

Phiêu du show với một con đường âm nhạc mang màu sắc đương đại, bay bổng rất riêng đã dần khẳng định mình trong lòng khán giả nghe nhạc tại ...
Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 14/11/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 14/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 14/11/2024.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng.
Sudan 'mắc kẹt trong cơn ác mộng' tồi tệ nhất suốt 18 tháng qua

Sudan 'mắc kẹt trong cơn ác mộng' tồi tệ nhất suốt 18 tháng qua

Liên hợp quốc cảnh báo cuộc nội chiến ở Sudan đang tiếp tục gây ra "tình trạng bạo lực nghiêm trọng và đau khổ" cho hàng triệu dân thường.
Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã lập đỉnh mới, khi các nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách của ông Trump.
Miss International 2024 Thanh Thủy chụp ảnh cùng mẹ sau đăng quang

Miss International 2024 Thanh Thủy chụp ảnh cùng mẹ sau đăng quang

Miss International 2024 (Hoa hậu Quốc tế 2024) Thanh Thủy xúc động ôm mẹ sau khi giành vương miện danh giá.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Phiên bản di động