TIN LIÊN QUAN | |
Israel-UAE: Hận thù đã đủ hay chưa? | |
Dù bình thường hóa quan hệ với Israel, UAE vẫn khẳng định cam kết về một nhà nước Palestine |
Chuyến bay lịch sử từ Tel Aviv tới Abu Dhabi ngày 31/8. (Nguồn: AP) |
Ngày 2/9, Saudi Arabia chính thức công bố cho phép máy bay từ “mọi quốc gia” đi qua không phận quốc gia đến hoặc từ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Theo đó, các chuyến bay của Israel sẽ được phép bay qua bầu trời Saudi Arabia và UAE, giảm thiểu thời gian bay và tiết kiệm hàng triệu USD nhiên liệu bay mỗi năm. Sau chuyến bay hai chiều lịch sử Tel Aviv - Abu Dhabi qua không phận Riyadh ngày 31/8 và 1/9, tuyên bố trên là không quá bất ngờ.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhận định đây là một “đột phá lớn”, đóng góp tích cực cho nền kinh tế Israel và giảm chi phí cho ngành hàng không. Đáng chú ý, ngay trước chuyến bay, ông cũng hé lộ về cái gọi là chính sách “hướng Đông”, khi các quan chức Israel đã bí mật đàm phán về bình thường hóa quan hệ với đại diện các nước Arab và Hồi giáo, bên cạnh một số cuộc thảo luận công khai giữa ông và lãnh đạo của Sudan, Chad và Oman: “Những đột phá ngày hôm nay sẽ trở thành điều thông thường của ngày mai”.
Cố vấn Tổng thống Mỹ Jared Kushner, trong chuyến bay lịch sử Tel Aviv - Abu Dhabi, khẳng định Mỹ sẽ thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước Arab. Ngay sau đó, ông Kushner đã tiếp tục chuyến công du, gặp Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa và Thái tử Mohammad bin Salman để thảo luận về thực trạng, nhu cầu cấp thiết nối lại đàm phán Israel - Palestine, hướng tới xây dựng hòa bình dài lâu.
Liệu những bước tiến dồn dập đến từ Mỹ và Israel có khiến triển vọng về hòa bình Trung Đông lạc quan hơn thời gian tới? Câu trả lời sẽ phụ thuộc đáng kể vào thái độ của Saudi Arabia và tình hình của khu vực Trung Đông.
Thứ nhất, viết trên Twitter sau khi Riyadh mở cửa không phận với Israel, Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan khẳng định điều này không tác động tới “lập trường kiên định và vững chắc của Saudi Arabia đối với lý tưởng và cuộc chiến của nhân dân Palestine”. Song, ông cũng khẳng định Riyadh “đánh giá cao mọi nỗ lực nhằm đạt được hòa bình công bằng và kéo dài, trong khuôn khổ của Kế hoạch Hòa bình Arab” năm 1967, kế hoạch xây dựng tầm nhìn về bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa Israel và thế giới Arab, đổi lại Israel tuân thủ ranh giới lãnh thổ vạch ra năm 1967 và sự thành lập của nhà nước Palestine.
Có thể thấy Saudi Arabia vừa muốn duy trì vị thế dẫn dắt các nước khối Arab trong ủng hộ lý tưởng và cuộc chiến của nhân dân Palestine, song không từ bỏ hợp tác nhiều lợi ích với Israel.
Thứ hai, mọi chuyện có thể thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Israel nếu tình hình khu vực Trung Đông, đặc biệt là câu chuyện Iran ngày một nóng. Tehran là mối lo chung của cả Tel Aviv và Riyadh. Không ít lần các quốc gia Arab đã cân nhắc hợp tác với Israel để giải quyết quan tâm chung này. Theo WikiLeaks, năm 2006, Quốc vương Hamad của Bahrain từng cho rằng các nước Arab cần sớm tìm kiếm “hòa bình thực sự” với Israel để “chúng ta đều có thể đối mặt với Iran”.
Bình thường hóa quan hệ với Abu Dhabi là khởi đầu tốt, song Tel Aviv muốn nhiều hơn thế và khi ấy, Saudi Arabia sẽ là nhân tố then chốt trong chính sách "hướng Đông" của Israel nhằm cải thiện quan hệ với khối Arab và Hồi giáo.
Đối với Saudi Arabia, hợp tác chính trị, thậm chí là quốc phòng với Israel sẽ giúp nước này an tâm hơn trước những mối đe dọa như vụ tấn công vào hai nhà máy lọc dầu của Aramco năm 2019 do phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn. Trong bối cảnh đó, Saudi Arabia và các quốc gia Arab tại Trung Đông có thể sẽ cố gắng tìm kiếm một thỏa thuận để vừa gặt hái lợi ích chính trị - kinh tế - quân sự trong hợp tác với Israel, vừa duy trì tính chính danh trong ủng hộ lý tưởng và cuộc chiến đấu vì chủ quyền của nhân dân Palestine.
| Đại diện Mỹ, Israel 'đưa nhau' đến Abu Dhabi hy vọng hoàn tất thỏa thuận bình thường hóa với UAE TGVN. Trong ngày 31/8, các trợ lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tới Các Tiểu vương quốc ... |
| Hội đồng Bảo an thảo luận về Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine TGVN. Sáng ngày 25/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến thảo luận về tình hình Trung Đông, bao ... |
| Biên giới Israel-Lebanon có 'biến', phong tỏa nhiều khu vực, cấm tất cả hoạt động TGVN. Ngày 26/8, quân đội Israel thông báo đã xảy ra một "sự cố an ninh" dọc biên giới bất ổn giữa nước này và ... |