Từ trái sang phải: Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan gặp nhau tại Bỉ hồi tháng 5/2022. (Nguồn: EU) |
Theo các nguồn thạo tin, ông Michel sẽ chủ trì cuộc gặp giữa Thủ tướng Pashinyan và Tổng thống Aliyev. Đây là lần gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ cuộc gặp tại Munich (Đức) hồi tháng 2.
Ngoài đối thoại 3 bên, hai nhà lãnh đạo Armenia, Azerbiajan cũng sẽ thảo luận cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz bên lề Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC) tại Chisinau (Moldova) vào ngày 1/6.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Armenia và Tổng thống Azerbaijan cũng đã đồng ý tiếp tục gặp gỡ ba bên tại Bỉ thường xuyên khi cần thiết.
Chủ tịch Michel đã giữ liên lạc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo của Armenia và Azerbaijan để thúc đẩy các nỗ lực của khối này về ổn định ở Nam Kavkaz và bình thường hóa giữa hai nước.
Theo thông cáo của Liên minh châu Âu (EU) hôm 8/5, ông Michel cũng bày tỏ ý định mời các nhà lãnh đạo của Armenia, Azerbaijan, Pháp và Đức gặp nhau lần thứ hai bên lề Hội nghị thượng đỉnh EPC tiếp theo tại Granada (miền Nam Tây Ban Nha) vào tháng 10 tới.
Nhận định về cuộc đối thoại sắp tới, một quan chức của Ủy ban châu Âu nhận định, đây là một phần trong nỗ lực nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan và là diễn biến mới nhất sau các cuộc đàm phán hòa bình quan trọng, tích cực diễn ra tại Washington (Mỹ) hôm 4/5.
Khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, các cuộc đàm phán giữa Armenia và Azerbaijan tại Washington đã đạt được "tiến bộ rõ rệt" và có thể tiến tới một thỏa thuận nhằm giải quyết căng thẳng.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Azerbaijan ra thông báo xác nhận, nước này và Armenia đã đạt được hiểu biết về một số điểm của thoả thuận hòa bình song phương trong tương lai sau các cuộc đàm phán ở Mỹ.
Tuy nhiên, hai bên chưa đạt được bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt tình trạng xung đột kéo dài hàng thập niên.
Quan hệ giữa Baku và Yerevan căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorno-Karabakh - khu vực nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này.
Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.
Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tiến hành hàng chục cuộc gặp cấp cao, nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp đối với các vấn đề, trong đó có việc phân định biên giới và trao đổi tù nhân.
Quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng sau khi Baku ngày 23/4 vừa qua thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối Armenia với khu vực Nagorno-Karabakh.
| Tin thế giới 8/5: Báo động không kích vang khắp Ukraine, lộ chỉ thị mới của Tổng thống Nga; Trung Quốc dọa cứng rắn với EU Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Syria trở lại với khối Arab, tình hình Sudan, quan hệ Liên minh châu Âu (EU)-Trung quốc... là một số ... |
| Canada trục xuất một nhà ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh cảnh báo Ottawa 'tránh khỏi bờ vực' Ngày 8/5, chính phủ Canada quyết định trục xuất nhà ngoại giao Trung Quốc Triệu Vỹ vì lý do can thiệp vào chính trị của ... |
| Đóng cửa không phận với Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ thêm các biện pháp trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 4/5, đã đóng không phận với Armenia để phản đối Yerevan dựng tượng đài kỷ niệm vụ ám sát một số ... |
| Mỹ lạc quan về hòa đàm Armenia-Azerbaijan Ngoại trưởng Antony Blinken cho rằng các cuộc trao đổi giữa đại diện hai nước tại Washington D.C. đã đạt ‘tiến bộ rõ rệt’ và ... |
| Điểm tin thế giới sáng 9/5: Trung Quốc cảnh báo đáp trả EU, Đối thoại 2+2 Nhật Bản-Pháp, Bộ Tài chính Mỹ 'bó tay' trước nguy cơ vỡ nợ? Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 9/5. |