Học giả Đức đánh giá cao vai trò của Việt Nam và ASEAN

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), TS. Gehard Will, chuyên gia về Đông Nam Á, và TS. Thomas Engelbert thuộc Viện Á - Phi, Đại học Hamburg (Đức),  đã có buổi chia sẻ về vai trò của ASEAN, cũng như vai trò và đóng góp của Việt Nam đối với hiệp hội này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoc gia nha nghien cuu duc danh gia cao vai tro cua viet nam va asean Việt Nam đóng góp chủ động, tích cực, trách nhiệm trong ASEAN
hoc gia nha nghien cuu duc danh gia cao vai tro cua viet nam va asean Nhật Bản, Hàn Quốc ủng hộ các sáng kiến của Việt Nam tại APEC 2017

Đánh giá về vai trò của ASEAN trong 50 năm qua, cả TS. Gehard Will và TS. Thomas Engelbert đều cho rằng, ASEAN đã đạt được nhiều thành công trên phương diện chính trị, kinh tế và an ninh.

TS. Will nhận xét ASEAN là một khu vực phát triển kinh tế chung với những triển vọng cũng như đã thành công về mặt chính trị. Tuy nhiên, ông cho rằng ASEAN vẫn chưa thực sự thành công trong việc thiết lập một chính sách an ninh ổn định và hiệu quả để khắc phục và giải quyết triệt để các mâu thuẫn. 

hoc gia nha nghien cuu duc danh gia cao vai tro cua viet nam va asean
TS. Gehard Will - chuyên gia về Đông Nam Á tại Đức.

Trong khi đó, TS. Engelbert cho rằng, đại đa số học giả, các nhà phê bình và các nhà chính trị đều đánh giá rất cao vai trò của ASEAN - một tổ chức khu vực gồm 10 nước có trình độ phát triển khác nhau nhưng lại tập hợp thành một khối, cùng phát triển về chính trị, kinh tế, an ninh.

Ông Engelbert nhấn mạnh, một yếu tố rất quan trọng đó là, so với khu vực Nam Á và châu Phi, trong khối ASEAN không tồn tại các xung đột quân sự.

Về vai trò và đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN, TS. Will cho rằng, Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng ASEAN. Tuy chỉ mới là thành viên của ASEAN từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước nhưng Việt Nam đã nỗ lực đóng góp để tăng cường sức mạnh cộng đồng này.

hoc gia nha nghien cuu duc danh gia cao vai tro cua viet nam va asean
TS. Thomas Engelbert, Viện Á - Phi thuộc Đại học Hamburg, Đức.

Dưới góc quan sát của mình, TS. Engelbert cho rằng, Việt Nam tham gia rất tích cực vào ASEAN, thể hiện qua 2 giai đoạn: Ở giai đoạn thứ nhất, Việt Nam thoát khỏi thế bị cô lập và hòa nhập vào khu vực Đông Nam Á cũng như khu vực Đông Á nói chung, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, các nước đầu tư vào Việt Nam như Nhật Bản và Hàn Quốc; Trong giai đoạn thứ hai, Việt Nam thực hiện một chính sách tích cực hơn, tham gia sâu rộng vào hoạt động của ASEAN.

Dư luận đánh giá cao việc Việt Nam đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế cũng như đa dạng hóa nền kinh tế trong những năm gầy đây.

Bàn về tương lai của ASEAN, TS. Gehard Will cho biết, vào năm 2002, ASEAN đã thực hiện nghiêm túc những cải cách có tính tham vọng, từ đây, mô hình 3 trụ cột được phát triển gồm trụ cột về an ninh - chính trị, trụ cột về kinh tế và trụ cột văn hóa - xã hội. Khó khăn ở đây thực chất chỉ nằm ở khu vực kinh tế, các tiến bộ về kinh tế sẽ quyết định sự phát triển của cộng đồng.

Theo TS. Gehard Will, cải cách của ASEAN về bản chất không phải là tìm ra một điều gì mới mẻ mà thực ra là tiếp tục thực hiện từng bước những gì đã được thông qua trước đó. Thực tế, ASEAN chỉ cần phát huy những thế mạnh vốn có là một cộng đồng có sự thống nhất về chính trị và chính sách an ninh. Đây là điều mà ASEAN vẫn phải tiếp tục giải quyết.

Trong khi đó, TS. Thomas Engelbert lại có sự so sánh giữa ASEAN và Cộng đồng châu Âu, khi 10 nước có chế độ chính trị và trình độ phát triển khác nhau, quan hệ đối ngoại khác nhau thì phối hợp với nhau khác hơn, phức tạp hơn so với Cộng đồng châu Âu, cho nên quá trình phát triển sẽ lâu hơn.

Tuy nhiên, theo TS. Thomas Engelbert, "áp lực từ bên ngoài cũng như bên trong sẽ khiến ASEAN phát triển một chiến lược chung".

hoc gia nha nghien cuu duc danh gia cao vai tro cua viet nam va asean 50 năm ASEAN: Vượt qua thách thức, tăng cường đoàn kết

ASEAN từ một khu vực có xung đột, chia rẽ đã trở thành một cộng đồng thống nhất và đoàn kết. Trong đó, Việt Nam ...

hoc gia nha nghien cuu duc danh gia cao vai tro cua viet nam va asean Vì một ASEAN vững mạnh, lấy con người làm trung tâm

Năm nay, ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập. Kể từ khi Cộng đồng ASEAN, trong đó bao gồm Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ...

hoc gia nha nghien cuu duc danh gia cao vai tro cua viet nam va asean Quan hệ Ấn Độ-ASEAN: Sự hội tụ ngày càng mạnh mẽ

Trong bài diễn văn đánh dấu 25 năm quan hệ Ấn Độ - ASEAN vừa qua tại Singapore, Quốc vụ khanh phụ trách Đối ngoại Ấn ...

(theo vietnamplus.vn)

Bài viết cùng chủ đề

50 năm thành lập ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án

Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Thượng đỉnh G20: Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Thượng đỉnh G20: Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil đã khép lại ngày 19/11 với những cam kết dù khiêm tốn nhưng dấy lên hy vọng...
Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Việt Nam vào trận chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Việt Nam vào trận chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Với lợi thế có quãng nghỉ phục hồi thể lực, đội tuyển futsal nữ Thái Lan tỏ ra rất sung sức trong trận đấu với đội tuyển futsal nữ Việt ...
Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, quản lý vùng biển, tổ chức huấn luyện, diễn tập đúng kế ...
Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động