Sau một thập kỷ, ‘lòng tin chiến lược’ vẫn vẹn nguyên giá trị

Vũ Lê Thái Hoàng - Ngô Di Lân
Học viện Ngoại giao Việt Nam
Trong bối cảnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như sân khấu chính của cạnh tranh địa chiến lược, sự thiếu vắng lòng tin chiến lược không chỉ là mối quan tâm của giới học giả, mà đang trở thành vấn đề cấp thiết, mang tính sống còn với khu vực hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(10.13) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu chính tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 ngày 31/5 tại Khách sạn Shangri-La, Singapore. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, ngày 31/5/2013 tại Singapore. (Nguồn: TTXVN)

Năm 2013, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 ở Singapore, Thủ tướng Việt Nam khi đó Nguyễn Tấn Dũng đã tha thiết kêu gọi các quốc gia xây dựng lòng tin chiến lược, nhấn mạnh rằng: “Mất lòng tin là mất tất cả”. Nhiều ý kiến khẳng định bài phát biểu chủ chốt này đã thu hút được sự chú ý đặc biệt, khi đề cập trực tiếp những vấn đề cấp thiết nhất đối với mọi quốc gia trong khu vực.

Một thập kỷ sau, tình hình Biển Đông đang ngày một phức tạp. Cạnh tranh siêu cường trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, bất chấp nỗ lực đơn lẻ để giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát. Giữa cảnh báo về khả năng các nước rơi vào “bẫy Thucydides”, có ý kiến lo ngại rằng xung đột sắp tới có thể nổ ra tại eo biển Đài Loan, sớm nhất là năm 2025. Kịch bản này được nhiều người coi là thảm họa, bởi gần như chắc chắn các quốc gia hạt nhân sẽ góp mặt. Ngoài ra, phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn là mối đe dọa tiềm tàng khi thế giới tiếp tục chạy đua vũ trang.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giải quyết những thách thức toàn cầu lớn nhất hiện nay, từ chống biến đổi khí hậu tới quản lý các công nghệ mới nổi, đòi hỏi hợp tác thực chất từ các nước lớn. Ngoài ra, Mỹ, Trung Quốc và Nga đều hiểu rằng những “đối thủ” địa chính trị của mình sẽ tiếp tục tồn tại, cho dù họ có muốn hay không.

Thực tế này cũng lý giải tại sao lòng tin chiến lược lại quan trọng tới vậy. Các hành vi răn đe là cần thiết, song không thể mang đến ổn định thực sự trong dài hạn. Thông qua lòng tin chiến lược, các quốc gia mới có thể sống sót qua chuyển biến phức tạp của địa chính trị hiện đại và tránh khỏi những cuộc chiến tranh thảm khốc.

Tin liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có lòng tin, sự chân thành và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu mới có thể vượt qua được những thách thức Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có lòng tin, sự chân thành và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu mới có thể vượt qua được những thách thức

Chiến lược sống còn

Chủ nghĩa hiện thực, mô hình thống trị trong quan hệ quốc tế, thường phủ nhận tầm quan trọng của lòng tin chiến lược. Theo đó, trong đời sống chính trị quốc tế, lòng tin là một thứ gì đó xa xỉ. Lợi ích vị kỷ mới là thứ được đặt lên cao nhất. Quốc gia phải nắm chắc những quân bài trong tay, tránh để các quốc gia khác lợi dụng.

Dù góc nhìn này có một số giá trị nhất định, song thường bỏ qua thực tế rằng tự thân lòng tin chiến lược cũng là một chiến lược sinh tồn.

Trong một thời đại xuất hiện các mối đe dọa xuyên biên giới như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và phổ biến vũ khí hạt nhân, các quốc gia càng nhận ra rằng chỉ răn đe và cân bằng quyền lực là chưa đủ. Bối cảnh hiện nay đòi hỏi các nước cần có năng lực xây dựng mối quan hệ ổn định, có thể đoán định được với phần còn lại của thế giới.

Với Việt Nam, lòng tin chiến lược không chỉ là câu nói hay cam kết suông. Đó là khuôn khổ được thiết kế với nhiều tầng lớp, yêu cầu sự minh bạch, chân thành và những hành động thực chất. Nó bao hàm nhiều nỗ lực để khiến hành vi của các quốc gia trở nên dễ hiểu và dễ đoán định hơn, qua đó giảm thiểu rủi ro cũng như hiểu lầm.

Đồng thời, lòng tin chiến lược cung cấp một giải pháp thay thế khi thế giới thiếu vắng một quyền lực trung tâm. Điều này cũng góp phần kiềm chế bản chất tiêu cực của chính trị cường quyền, khiến hành vi của các quốc gia dễ đoán hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro dẫn đến tính toán, sai lầm thảm khốc.

Trong đó, vai trò của lòng tin chiến lược được thể hiện rõ nét hơn cả trên bình diện khu vực, với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là ví dụ tiêu biểu. “Phương thức ASEAN”, nguyên tắc về tham vấn và đồng thuận, từng bị chỉ trích vì thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, chính sự tồn tại của nó là minh chứng rõ nét cho khả năng thiết lập các quy chuẩn của ASEAN. Tổ chức này đã khéo léo thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia, giữa Indonesia, xứ vạn đảo với hơn 270 triệu dân và Brunei, nơi chỉ có chưa đầy nửa triệu người.

Với Việt Nam, lòng tin chiến lược không chỉ là câu nói, cam kết suông. Đó là khuôn khổ được thiết kế với nhiều tầng lớp, yêu cầu sự minh bạch, chân thành và những hành động thực chất. Nó bao hàm nhiều nỗ lực để khiến hành vi của các quốc gia trở nên dễ hiểu và dễ đoán định hơn, qua đó giảm thiểu rủi ro cũng như hiểu lầm.

Ngoài ra, với việc đặt luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương lên hàng đầu, ASEAN tiếp tục kiên định với mục tiêu xây dựng diễn đàn đối thoại khu vực và giải quyết xung đột. Điều này đã biến Đông Nam Á, từ một trận địa thời Chiến tranh Lạnh, thành khu vực hòa bình với tốc độ hội nhập nhanh chóng.

Gần đây, tầm quan trọng của lòng tin chiến lược một lần nữa được thể hiện rõ nét thông qua chuyển biến trong quan hệ Việt-Mỹ. Từng bị phủ bóng bởi đối đầu và xung đột, vượt qua mọi rào càn, mối quan hệ ấy đã vươn mình thành đối tác chiến lược toàn diện.

Sự thay đổi ấy là kết tinh của quá trình tỉ mỉ, dày công nhằm xây dựng lòng tin chiến lược, trên cơ sở những nguyên tắc then chốt mà cả hai nước cùng tôn trọng. Đó là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hệ thống chính trị của nhau, cũng như cam kết chung trong việc khắc phậu hậu quả chiến tranh.

Quan trọng hơn, các nguyên tắc này không phải là lời “hứa suông”; chúng đã được cụ thể hóa thông qua hàng loạt biện pháp thực chất của hai bên: tăng cường các thỏa thuận thương mại, giao lưu văn hóa ở nhiều cấp độ cũng như phối hợp về quốc phòng. Vì thế, quan hệ Việt-Mỹ có thể được coi là một “kiểu mẫu” về cách lòng tin chiến lược có thể biến đối thủ tiềm tàng thành đối tác tiềm năng.

Do đó, lòng tin chiến lược không phải là suy nghĩ viển vông, mà là một “liều thuốc” cần thiết cho sự phức tạp, phụ thuộc lẫn nhau trong thế giới hiện đại. Nó không loại trừ lợi ích vị kỷ mà góp phần bù trừ, giúp các quốc gia có thể dần biến những kịch bản có-tổng-bằng-không thành trò chơi đôi bên cùng thắng.

Việt Nam-Hoa Kỳ : Xác lập quan hệ ở tầm cao mới là Đối tác Chiến lược Toàn diện
Tầm quan trọng của lòng tin chiến lược một lần nữa được thể hiện rõ nét qua việc Việt-Mỹ nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đầu tháng 9 vừa qua. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Khi lòng tin chiến lược suy giảm

Sự suy giảm của lòng tin chiến lược trong thập kỷ qua vừa là nguyên nhân, vừa là hiện tượng của môi trường quốc tế rối loạn. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của điều đó là khi một số cường quốc rút khỏi các thỏa thuận, cơ chế quốc tế then chốt. Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu không đơn thuần là câu chuyện về cơ chế ngoại giao, bởi nó đã gây xói mòn lòng tin, nền tảng quan trọng để duy trì hợp tác quốc tế.

Đáng ngại hơn, đây không phải những sự việc đơn lẻ: Việc Thỏa thuận Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Mỹ và Nga sụp đổ trong năm 2019 chẳng khác gì dấu chấm hết cho sự tin tưởng lẫn nhau. Những hành động này đại diện cho một xu hướng rộng, đáng ngại hơn - sự hoài nghi ngày lớn rằng liệu các cam kết quốc tế có thực sự là khuôn khổ đáng tin cậy cho thúc đẩy hợp tác hay không.

Trên khía cạnh kinh tế, cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung là một ví dụ nổi bật về tác động đa tầng từ sự suy giảm lòng tin chiến lược. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các khoản thuế đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ không chỉ có ý nghĩa chiến thuật, mà còn biểu hiện cho sự thiếu tin tưởng đã “bén rễ” từ lâu. Biểu hiện đó tác động tới quan hệ song phương, đồng thời đã và đang ảnh hưởng lớn tới ổn định kinh tế toàn cầu.

Việc Thỏa thuận Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Mỹ và Nga sụp đổ trong năm 2019 chẳng khác gì “đóng đinh vào quan tài” của sự tin tưởng lẫn nhau. Những hành động này đại diện cho một xu hướng rộng, đáng ngại hơn - sự hoài nghi ngày lớn rằng liệu các cam kết quốc tế có thực sự là khuôn khổ đáng tin cậy cho thúc đẩy hợp tác hay không.

Trong bối cảnh đó, lòng tin trở thành một “nạn nhân” thầm lặng, khi hành động của một bên được bên còn lại coi là cố ý hướng tới trò chơi có-tổng-bằng-không. Cuộc đối đầu về kinh tế đã trở thành phương tiện để hai bên thể hiện sự thiếu tin tưởng về địa chính trị với nhau, qua đó khiến nỗ lực hợp tác nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu cấp thiết như biến đổi khí hậu hay y tế công cộng trở nên phức tạp hơn.

Trong khuôn khổ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, lòng tin chiến lược suy giảm đã phủ bóng đen lên sự ổn định của khu vực. Các hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông và nỗ lực của Trung Quốc cho thấy các bên ngày càng hoài nghi về cam kết giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Tương tự, sau thời gian đầu im ắng, Bộ tứ (Quad) đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn trước động thái của Trung Quốc tại khu vực. Ngoài ra, một số sự kiện cụ thể như đụng độ biên giới Trung-Ấn năm 2020 khiến sự suy giảm lòng tin đã đạt đến một cấp độ mới, ngay cả khi hai bên có các cơ chế ngoại giao tồn tại để ngăn ngừa những vụ việc như vậy.

Vượt ngoài những ví dụ cụ thể đó, bằng chứng về lòng tin chiến lược suy giảm đang ngày gia tăng. Đó là Sáng kiến An ninh toàn cầu (GSI) của Trung Quốc nhằm vượt khỏi khuôn khổ, cơ chế toàn cầu hiện nay; nỗ lực của Saudi Arabia nhằm thúc đẩy một thỏa thuận an ninh với Mỹ hay sự bùng phát của xung đột tại Ukraine hồi đầu năm ngoái.

Tất cả những ví dụ này đều cho thấy rằng hệ thống quốc tế đang trục trặc vì thiếu vắng lòng tin. Do đó, sự suy giảm lòng tin chiến lược không chỉ là mối quan tâm của giới học giả; nó để lại những hệ lụy thực chất và nguy hiểm. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo tìm cách để xây dựng lại cảm giác về lòng tin chiến lược quan trọng này.

Lực lượng cứu hộ làm việc tại địa điểm xảy ra cuộc tấn công ở làng Hroza, vùng Kharkov, Ukraine, ngày 5/10. (Nguồn: Reuters)
Xung đột Nga-Ukraine là một bằng chứng rõ nét về sự suy giảm lòng tin chiến lược trong cộng đồng quốc tế hiện nay - Ảnh: Lực lượng cứu hộ làm việc tại địa điểm xảy ra cuộc tấn công ở làng Hroza, vùng Kharkov, Ukraine, ngày 5/10. (Nguồn: Reuters)

Chậm mà chắc

May mắn là lòng tin chiến lược không phải giá trị cố định và có thể được khôi phục qua thời gian với nỗ lực phù hợp.

Bước đầu tiên trong xây dựng lại lòng tin chiến lược nằm ở sự tôn trọng, tuân thủ các giá trị phổ quát, cũng như nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Thượng tôn luật pháp, dù trên khía cạnh thương mại hay an ninh, không phải là câu chuyện cao xa mà là yêu cầu vô cùng thực tế.

Thứ hai, cần tái khẳng định cam kết trở lại với các cơ chế, thiết chế đa phương như Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN. Những thiết chế và thỏa thuận này không đơn thuần là nơi để các quốc gia “tán gẫu”. Nếu được tận dụng hiệu quả, chúng có thể góp phần thúc đẩy lòng tin chiến lược, đơn cử như ASEAN tại Đông Nam Á. Tổ chức này là ví dụ tiêu biểu về những gì các nước có thể đạt được thông qua duy trì đối thoại, hợp tác với một tầm nhìn chung về tương lai.

Quyết định kết nạp Việt Nam vào năm 1995 chắc chắn không phải chuyện thường tình. Thật vậy, đó có thể được coi là khoảnh khắc then chốt với ASEAN, tổ chức vốn hoài nghi về hệ tư tưởng và liên kết địa chính trị của Việt Nam. Vì thế, quyết định này cho là lời khẳng định mạnh mẽ về lòng tin chiến lược khu vực. Nó là dấu hiệu cho thấy ASEAN đã sẵn sàng vượt lên rào cản lịch sử và khác biệt về ý thức hệ để xây dựng cộng đồng Đông Nam Á hội nhập hơn.

Một khía cạnh then chốt khác là tinh thần trách nhiệm. Lòng tin được thiết lập trên giả định rằng các quốc gia sẽ thực hiện cam kết, đồng thời chấp nhận trách nhiệm đi kèm với vị thế, tầm ảnh hưởng của mình. Các nước lớn nên đi đầu trong thực hiện hành vi có trách nhiệm, thông qua hành động phù hợp với các chuẩn mực chung và cung cấp giá trị chung như nâng cao quy chuẩn, luật pháp quốc tế then chốt trong duy trì sự ổn định của hệ thống quốc tế. Hành động này sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, khuyến khích các quốc gia nhỏ hơn đặt lòng tin của mình không chỉ vào những nước lớn nói riêng, mà còn vào hệ thống quốc tế nói chung.

Các nước lớn nên đi đầu trong thực hiện hành vi có trách nhiệm, thông qua hành động phù hợp với các chuẩn mực chung và cung cấp giá trị chung như nâng cao quy chuẩn, luật pháp quốc tế then chốt trong duy trì sự ổn định của hệ thống quốc tế. Hành động này sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, khuyến khích các quốc gia nhỏ hơn đặt lòng tin của mình không chỉ vào những nước lớn nói riêng, mà còn vào hệ thống quốc tế nói chung.

Ngoài ra, để duy trì lòng tin chiến lược một cách bền vững, cần có sự minh bạch trong các cam kết và hoạt động quân sự. Thông thường, lĩnh vực quân sự thường bị phủ bóng bởi bí mật, điều có thể dẫn đến giả định và đánh giá sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tin. Sự minh bạch về ý định, cởi mở trong các vấn đề quân sự không hề đi ngược lại, mà góp phần bổ trợ an ninh quốc gia.

Đơn cử, các hoạt động nhằm xây dựng lòng tin như thiết lập khu vực giải trừ quân bị chung, đưa ra cảnh báo sớm về hoạt động quân sự hay duy trì kênh thông tin, liên lạc xuyên suốt giữa lãnh đạo lực lượng vũ trang có thể đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu căng thẳng và ẩn số. Sự minh bạch của một quốc gia sẽ xác nhận rằng các động thái quân sự là tương đồng với chính sách công khai của quốc gia này, củng cố sự tín nhiệm và độ tin cậy với tư cách đối tác chiến lược.

Trong bối cảnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như sân khấu chính của cạnh tranh địa chiến lược, sự thiếu vắng lòng tin chiến lược không chỉ là mối quan tâm của giới học giả, mà đang trở thành vấn đề cấp thiết, sống còn hiện nay. Trong một mạng lưới phức tạp, đan xen giữa lợi ích quốc gia, vướng mắc về mặt lịch sử và phức tạp về quốc phòng, thất bại trong việc xây dựng lòng tin chiến lược có thể châm ngòi cho chuỗi sự kiện tiêu cực, dẫn đến leo thang không mong muốn, với hệ quả thậm chí mang tính thảm họa. Giữa một thế giới chứa đầy những bất định, lòng tin chiến lược không còn là lý tưởng xa vời, mà đang trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Bởi lẽ, xét cho cùng, mất lòng tin chiến lược là mất tất cả.


TS. Vũ Lê Thái Hoàng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược ngoại giao & Trưởng khoa Chính trị và Ngoại giao quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam.

TS. Ngô Di Lân là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Liều thuốc kích thích mới cho Kiev

Liều thuốc kích thích mới cho Kiev

Với sự có mặt đông đảo của Ngoại trưởng các nước thành viên tại Kiev trong "cuộc họp đặc biệt, không báo trước" ngày 2/10, ...

Những bài học từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel

Những bài học từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel

Vụ tấn công của Hamas vào lãnh thổ Israel hôm 7/10 khiến hàng trăm người thiệt mạng cho thấy chính sách mà Tel Aviv theo ...

Bước ngoặt lịch sử của nước Pháp

Bước ngoặt lịch sử của nước Pháp

Sự thay đổi về cách tiếp cận địa chính trị của Pháp đối với NATO cũng như sự mở rộng của EU có thể định ...

Xung đột Israel-Hamas: Chấn động khi ‘ngày đen tối’ đến

Xung đột Israel-Hamas: Chấn động khi ‘ngày đen tối’ đến

Chiến dịch tấn công bất ngờ, với quy mô chưa từng có của Hamas từ dải Gaza, cùng sự đáp trả quyết liệt của Israel ...

Philippines-Australia xem xét mở rộng hợp tác hàng hải, có thể bao gồm tuần tra chung ở Biển Đông

Philippines-Australia xem xét mở rộng hợp tác hàng hải, có thể bao gồm tuần tra chung ở Biển Đông

Việc mở rộng hợp tác hàng hải giữa Philippines và Australia sẽ bao gồm lập kế hoạch chính sách, thực hành hợp tác và các ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động