Nhỏ Bình thường Lớn

Học viện Ngoại giao - Nơi "thuộc về" và mãi mãi

TGVN. Tình cờ tôi đọc được những chia sẻ của Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn trong không khí kỷ niệm 60 năm Học viện Ngoại giao, mới thấy, có những người thực sự thuộc về Học viện nhiều đến thế!
TIN LIÊN QUAN
hoc vien ngoai giao noi thuoc ve va mai mai 60 năm Học viện Ngoại giao qua những bức ảnh
hoc vien ngoai giao noi thuoc ve va mai mai 60 năm Học viện Ngoại giao Việt Nam: Sứ mệnh đặc biệt của một nhà trường
hoc vien ngoai giao noi thuoc ve va mai mai
TS. Hoàng Anh Tuấn (thứ 3 từ trái), khi còn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Ngoại giao, cùng các đồng nghiệp tại Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Viện, tháng 9/2013.

Ai đến với Học viện Ngoại giao đều coi đó là cái duyên trong cuộc đời. Học viện là chốn bình yên để lại tuổi trẻ và hoài bão của biết bao thế hệ sinh viên đã và đang trưởng thành từ mái trường này. Học viên có thể là nốt nhạc vui trong cuộc đời của ai đó, có thể là nơi nâng bước chân ai đến với đỉnh cao của sự nghiệp, và… Học viện giản đơn là nơi ai đó gặp được nửa thứ hai của cuộc đời mình hay ngôi nhà thứ hai để trở về, đôi khi là trở về trong… tâm trí.

Tình cờ tôi đọc được những chia sẻ của Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn trong không khí kỷ niệm 60 năm Học viện Ngoại giao, mới thấy, có những người thực sự thuộc về Học viện nhiều đến thế! Xin trích lại những chia sẻ của ông trong những ngày đặc biệt với DAV và những người đã đang và sẽ “thuộc về” Học viện:

“Tính về thâm niên trong số những cán bộ hiện đang còn công tác và trong quân số của DAV, mình hiện là một trong những người công tác lâu năm nhất tại Học viện, với suýt soát 30 năm. Kể chuyện ở Học viện thì khối chuyện vui và ngồi cả ngày cũng không hết chuyện.

"Nằm viện"

Hồi đang còn ở trong nước, thỉnh thoảng gặp bạn bè, đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao, câu mọi người thường hỏi là dạo này công việc ra sao. Còn mình thì thủng thẳng trả lời rằng vẫn thế, và đang "nằm" viện. Bạn bè và đồng nghiệp nhìn tỏ vẻ ái ngại, hỏi "nằm" lâu chưa, sao không có thông tin.

Mình nói cũng mới thôi, hơn 20 năm rồi. Mãi vẫn cứ "nằm" ở Học viện Ngoại giao.

"Trời ạ!"

Đồng nghiệp

Trong các đồng nghiệp ở Học viện Ngoại giao, người để lại dấu ấn mạnh mẽ và khó quên nhất đối với mình là nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, nhà ngôn ngữ, nhà văn hóa Lưu Đoàn Huynh.

Cụ không chỉ là người thầy, mà còn là đồng nghiệp, người bạn tâm giao.

Khởi điểm của cụ Huynh khi bắt đầu ở trong ngành ngoại giao cách đây trên 60 năm chỉ là một cán bộ thường, làm các công việc văn thư, lưu trữ, đánh máy. Không tự ti, mặc cảm, cụ lao vào tự học như thiêu thân với một kế hoạch phù hợp và khoa học. Vào đỉnh cao của sự nghiệp, Cụ sử dụng thành thạo đến mức thượng thừa 2 ngôn ngữ Anh, Pháp như một nhà ngoại giao quý tộc. Đây là câu chuyện rất khó lặp lại vì mức độ cạnh tranh về nghiệp vụ trong ngoại giao rất cao bất kể thời nào, và số người đạt được đẳng cấp mà cả người trong lẫn ngoài ngành thực sự kính nể chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Mình có may mắn được làm việc cùng cụ trong một thời gian khá dài, và được cụ khá "ưu ái" (cùng với hai anh khác, hiện là cán bộ cao cấp của Bộ Ngoại giao) ngay từ khi bắt đầu bước chân vào ngành là giao việc nhiều, việc khó, và cụ tự cầm tay chỉ việc.

Nhớ buồn cười, trước đây khi đi công tác nước ngoài cụ không nhận bất cứ quà gì, chỉ gửi cho một danh sách các cuốn sách cần mua. Nghĩ bụng: "Cụ lại làm khổ mình rồi". Vì thực ra ở nước ngoài, mua quà thì dễ, còn sách thì nặng và... đắt.

Cách đây 10 năm, khi đang công tác ở Washington DC, buổi sáng sớm vừa ngủ dậy nhận được tin báo từ anh Nguyễn Vũ Tùng (hiện là Giám đốc Học viện) Cụ Huynh đã ra đi mãi mãi.

"Sáu... cùng"

Mình có cô bạn cùng lớp, thân từ ngày ấy khi học cùng trường Đại học Ngoại giao, tiền thân của Học viện Ngoại giao bây giờ. Hiện đôi bạn này thỉnh thoảng gặp nhau, thậm chí thân hơn xưa và có tới "sáu cùng": Cùng lớp; Cùng là Vụ trưởng; Cùng là Đại sứ; Cùng có bằng Tiến sĩ (học ở nước ngoài); Cùng khổ (tất nhiên cả cùng... sướng, vì cùng nhà) và cùng chuẩn bị về hưu!”

hoc vien ngoai giao noi thuoc ve va mai mai

Học viện Ngoại giao 60 năm: Câu chuyện của “người lái đò”

TGVN. Trong những ngày hướng tới Lễ kỷ niệm 60 năm Học viện Ngoại giao, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, phóng viên TG&VN có ...

hoc vien ngoai giao noi thuoc ve va mai mai

K10 Đại học Ngoại giao - Chặng đường 40 năm cống hiến

TGVN. K10 là khóa sinh viên đầu tiên của Trường Đại học Ngoại giao ngay sau Chiến thắng lịch sử 30/4 và Giải phóng miền Nam.

hoc vien ngoai giao noi thuoc ve va mai mai

Khoa tiếng Anh - Học viện Ngoại giao kỷ niệm 60 năm truyền thống

TGVN. Ngày 18/5, Khoa tiếng Anh - Học viện Ngoại giao đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm truyền thống (1959-2019), hướng ...

Hằng Phạm