Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

ThS. Nguyễn Thị Nga Phương
Học viện Ngoại giao
Sự quay trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang rất nhiều hàm ý cho nước Mỹ và cả thế giới ở rất nhiều khía cạnh, từ chính trị - an ninh cho tới kinh tế, phát triển. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có tiểu vùng Mekong với vị trí địa - chính trị ngày càng quan trọng, cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lãnh đạo các nước Mekong-Lan Thương tham dự Hội nghị năm 2023
Thủ tướng Trung Quốc và Lãnh đạo các nước Mekong dự Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ 4 theo hình thức trực tuyến, tháng 12/2023. (Nguồn: THX)

Tiểu vùng Mekong gồm 5 nước Đông Nam Á ven sông là Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar với dân số hơn 240 triệu người. Tiểu vùng Mekong mang giá trị địa chính trị, kinh tế và an ninh quan trọng với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, năng động, và là nơi cung cấp nguồn lương thực dồi dào, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các nước tiểu vùng đang phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng về môi trường, năng lượng, nguồn nước, ảnh hưởng tới đời sống, sinh kế của hàng triệu người sinh sống dọc sông Mekong.

Hợp tác Mekong - Mỹ: Từ sáng kiến đến chiến lược

Từ năm 2009, hợp tác giữa Mỹ và tiểu vùng hiện diện rõ nét với sự ra đời của Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) dưới thời Tổng thống Obama, tập trung vào các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, và phát triển bền vững. Tới 2020, chính quyền Tổng thống Trump đã nâng cấp LMI thành khuôn khổ hợp tác Mekong - Mỹ (MUSP), trong đó nhấn mạnh kết nối về kinh tế bên cạnh các vấn đề an ninh nguồn nước và an ninh phi truyền thống. Theo số liệu của USAID, từ 2009 tới 2023, Mỹ đã hỗ trợ tổng cộng 5.8 tỷ USD cho hợp tác tiểu vùng.

Năm 2019, Mỹ và Nhật Bản khởi xướng khuôn khổ “Đối tác năng lượng khu vực Mekong” (JUMPP) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững và hội nhập thị trường điện khu vực tại tiểu vùng sông Mekong. Đây là nỗ lực nhằm tăng cường an ninh năng lượng và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Chính quyền Tổng thống Donald Trump khi đó cũng cung cấp các hình thức hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho Myanmar, giúp nước này cải thiện các điều khoản cho vay cơ sở hạ tầng với Trung Quốc.[1]

Có thể thấy, chính quyền Tổng thống Trump từ nhiệm kỳ trước đã dành sự quan tâm tới vấn đề của tiểu vùng sông Mekong trong tổng thể khuôn khổ của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). Dưới thời Trump, Mỹ có cách tiếp cận quyết đoán hơn, ưu tiên an ninh khu vực và khả năng phục hồi kinh tế. MUSP thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng chất lượng cao, thương mại, đầu tư, giao thông và kinh tế xanh. Tuy vậy, MUSP dường như được phát triển nhằm mục đích cạnh tranh chiến lược hơn là hợp tác thuần túy. Với lập trường chính sách ưu tiên “Nước Mỹ trên hết” nổi bật của chính quyền Tổng thống Trump, sự tham gia của Mỹ vào khu vực hay tiểu vùng đều cần mang lại lợi ích về mặt chiến lược trong cạnh tranh với cường quốc có ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực là Trung Quốc.

Lợi thế chiến lược của Trung Quốc tại tiểu vùng

Trung Quốc có vị trí địa lý giáp ranh, cùng những nét tương đồng về văn hoá, địa lý với các nước tiểu vùng Mekong. Bên cạnh đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, và cũng đóng vai trò quan trọng trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và tài trợ vốn cho các quốc gia hạ nguồn. Nằm ở vị trí thượng nguồn, Trung Quốc chiếm ưu thế trong việc kiểm soát nguồn nước – yếu tố then chốt trong quản lý tài nguyên khu vực.

Trung Quốc đã thiết lập quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng từ sớm thông qua khuôn khổ Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), bao gồm 5 nước tiểu vùng cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. GMS tập trung vào cơ sở hạ tầng, năng lượng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, và thương mại xuyên quốc gia. Trong đó, việc phát triển hành lang kinh tế là một thành tố quan trọng. Các hành lang kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây là mô hình kiểu mẫu cho hợp tác của GMS, kết nối kinh tế liên quốc gia, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư khu vực, gắn kết vùng sâu vùng xa với cảng biển, sân bay và các trung tâm kinh tế lớn. Chỉ riêng từ 2021 đến 2024, GMS đã huy động được gần 133 tỷ USD để triển khai hơn 500 dự án phát triển tại tiểu vùng.[2]

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong - Mỹ (MUSP) lần thứ hai. (Ảnh: Tuấn Anh)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong - Mỹ (MUSP) lần thứ hai theo hình thức trực tuyến, tháng 8/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bên cạnh đó, mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với LMI của Mỹ, hợp tác Mekong – Lan Thương (MLC) của Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư cho các nước hạ nguồn. Ngày 23/3/2016, tại cuộc họp cấp cao Mekong – Lan Thương lần đầu tiên, Trung Quốc đã cam kết cung cấp 10 tỷ nhân dân tệ tiền vay ưu đãi và 10 tỷ đô la Mỹ tín dụng cho năm quốc gia sông Mekong để phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án công nghiệp. Trung Quốc cũng cam kết 200 triệu đô la Mỹ viện trợ nhằm xóa đói giảm nghèo ở các nước tiểu vùng, và cung cấp thêm 300 triệu đô tài trợ cho các dự án hợp tác vừa và nhỏ trong năm năm sau đó.[3]

Lợi thế lớn nhất của Trung Quốc so với Mỹ là vị trí ở thượng nguồn sông Mekong, với khả năng kiểm soát dòng chảy của dòng sông. Việc sử dụng nguồn nước, cũng như quản lý và xây dựng các đập thuỷ điện của Trung Quốc tác động trực tiếp và to lớn tới lượng nước ở các nước hạ nguồn. Trong khi đó, sự khác biệt về lợi ích trong việc xây dựng các đập thuỷ điện, sử dụng nguồn nước của các nước ở thượng nguồn như Trung Quốc và Myanmar so với các nước hạ nguồn ngày càng gia tăng.[4] Hiện nay, Trung Quốc vẫn chỉ tham gia với tư cách là nước đối thoại với cơ chế MRC, một sáng kiến quan trọng trong việc quản lý nguồn nước ở tiểu vùng.

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng
Mỹ đã thiết lập khuôn khổ hợp tác Mekong - Mỹ (MUSP), trong đó nhấn mạnh kết nối về kinh tế bên cạnh các vấn đề an ninh nguồn nước và an ninh phi truyền thống.

Triển vọng hợp tác Mekong-Mỹ

Nhìn chung, mặc dù Mỹ đã có những nỗ lực hợp tác và đổi mới kể từ nhiệm kỳ trước của chính quyền Tổng thống Trump, nguồn lực của Mỹ dành cho tiểu vùng không thực sự nhiều. Hợp tác của Mỹ với tiểu vùng chỉ được triển khai thông qua các cuộc họp cấp Bộ trưởng và các cuộc đối thoại chính sách mà chưa có hội nghị ở cấp cao. Trong nhiệm kỳ mới, nguồn lực và hỗ trợ của chính quyền Trump cho hợp tác tiểu vùng có thể vẫn sẽ giữ nguyên chứ không tăng thêm.

Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc dự báo vẫn sẽ tiếp diễn phức tạp trong thời gian tới. Tiểu vùng Mekong cũng không nằm ngoài vòng xoáy cạnh tranh này. Với vai trò “thượng phong” của Trung Quốc, Mỹ vẫn sẽ duy trì hiện diện của mình tại tiểu vùng trong tổng thể nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh Mỹ-Trung diễn biến gay gắt hơn tại các điểm nóng khu vực như Biển Đông, eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên, khiến cho vấn đề Mekong vẫn sẽ đứng sau những ưu tiên chiến lược hàng đầu của Mỹ.

Mặc dù vậy, không loại trừ khả năng tiểu vùng có thể trở thành dư địa cho hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong trong các lĩnh vực như môi trường, an ninh nguồn nước, chuyển đổi năng lượng hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Mặc dù Tổng thống đắc cử Donald Trump có quan điểm về biến đổi khí hậu khác biệt với các chính quyền tiền nhiệm, các hợp tác ở cấp địa phương, trao đổi kinh nghiệm, đối thoại chính sách vẫn được coi trọng và duy trì. Mỹ cũng có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác ba bên, kết hợp nguồn lực với một đồng minh khác, tương tự như khuôn khổ JUMPP, về các vấn đề môi trường, sinh kế, năng lượng, nguồn nước,....

Điều quan trọng là các nước tiểu vùng cần tận dụng tốt cơ hội từ mọi cơ chế và hình thức hợp tác, củng cố và thúc đẩy quan hệ chặt chẽ với cả Mỹ và Trung Quốc. Cần gắn các vấn đề của tiểu vùng với các mục tiêu SDGs, đồng thời chủ động lồng ghép trong chương trình nghị sự của ASEAN, gắn lợi ích của các nước lục địa với các quốc gia hải đảo.


[1] Lindsey W. Ford, "The Trump Administration and the 'Free and Open Indo-Pacific,'" Brookings Institution, May 2020, https://www.brookings.edu/articles/the-trump-administration-and-the-free-and-open-indo-pacific/.

[2] Tiến Dũng, "Thủ tướng đề xuất phát triển hành lang kinh tế thế hệ mới tại tiểu vùng Mekong mở rộng," VnEconomy, November 7, 2024, https://vneconomy.vn/thu-tuong-de-xuat-phat-trien-hanh-lang-kinh-te-the-he-moi-tai-tieu-vung-mekong-mo-rong.htm

[3] Liu Zhen, "China Pledges Billions to Mekong River Countries in Bid to Boost Influence and Repair Reputation Amid Tensions in South China Sea," South China Morning Post, March 24, 2016, https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/1929881/china-pledges-billions-mekong-river-countries-bid-boost

[4] Võ Thị Minh Lệ và Nguyễn Thị Hồng Nga, “An ninh nguồn nước ở các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng: Những thách thức đặt ra”, 15/10/2020, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/819821/view_content#

Cho một tương lai bền vững hơn ở Tiểu vùng sông Mekong

Cho một tương lai bền vững hơn ở Tiểu vùng sông Mekong

Sáng nay 24/11, Diễn đàn quốc tế Mekong với chủ đề 'Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác tiểu vùng ...

Hài hoà lợi ích, gia tăng hợp tác ở tiểu vùng sông Mekong

Hài hoà lợi ích, gia tăng hợp tác ở tiểu vùng sông Mekong

Với tiềm năng phong phú và vị trí địa chiến lược quan trọng, tiểu vùng Mekong đã và đang thu hút sự quan tâm, can ...

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Đối mặt với sự gia tăng của thách thức khí hậu toàn cầu, 6 nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng nỗ lực hợp ...

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong và các đối tác

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong và các đối tác

Đây là lần đầu tiên các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Nhật Bản và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác ...

Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong đòi hỏi một cơ chế hợp tác hiệu quả

Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong đòi hỏi một cơ chế hợp tác hiệu quả

Bên lề Diễn đàn quốc tế Mekong (Mekong International Forum) lần thứ tư, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã chia ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
EU lùi 1 năm áp dụng quy định về nạn phá rừng

EU lùi 1 năm áp dụng quy định về nạn phá rừng

Nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng và suy thoái rừng toàn cầu là việc mở rộng đất nông nghiệp để sản xuất các hàng hóa như cà phê, ...
Vượt qua Trung Quốc, OECD đánh giá Hàn Quốc có hạ tầng 5G tốt nhất thế giới

Vượt qua Trung Quốc, OECD đánh giá Hàn Quốc có hạ tầng 5G tốt nhất thế giới

Theo OECD, Hàn Quốc vừa sở hữu hạ tầng 5G tốt nhất thế giới, vừa xếp thứ 2 về số lượng người dùng.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc ...
Bài tarot hôm nay 22/11: Thất bại lớn nhất của cuộc đời bạn là gì?

Bài tarot hôm nay 22/11: Thất bại lớn nhất của cuộc đời bạn là gì?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp về thất bại lớn nhất trong cuộc đời mình. Hãy chọn ngay một lá bài để giải mã ...
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm

Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm

Tình hình giải quyết xung đột Gaza vẫn bế tắc khi Mỹ phủ quyết một dự thảo nghị quyết về lệnh ngừng bắn trong cuộc họp của HĐBA LHQ.
Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng

Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng

IAEA cho biết, Iran đã bắt đầu thực hiện các bước để ngừng tăng thêm cấp độ làm giàu uranium, giữ ở mức không vượt quá 60%.
Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD

Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD

Các quan chức Mỹ của chính quyền Biden đang tìm cách làm những gì có thể trước khi rời nhiệm sở để hỗ trợ Ukraine trong xung đột với Nga.
Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác

Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác

Trung Quốc và Brazil vừa nâng cấp quan hệ trở thành một Cộng đồng chia sẻ tương lai vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.
Ông Trump có hành động đầu tiên với NATO, hứa hẹn sẽ lật ngược chính sách của Tổng thống Biden

Ông Trump có hành động đầu tiên với NATO, hứa hẹn sẽ lật ngược chính sách của Tổng thống Biden

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chọn luật sư Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động