TIN LIÊN QUAN | |
Nghiên cứu biển Đông thu hút sự tham gia của nhiều bạn trẻ | |
Chia sẻ sáng kiến thúc đẩy hợp tác nghề cá tại Biển Đông |
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Đối với chuyên ngành Quan hệ quốc tế:
+ Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao hoặc đại học cùng nhóm ngành đào tạo với Học viện Ngoại giao đạt loại trung bình khá trở lên, được thi ngay sau khi tốt nghiệp; nếu tốt nghiệp loại trung bình cần ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trở lên (tính từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự thi);
+ Tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Quan hệ quốc tế hoặc các ngành khác phải có chứng chỉ Bổ túc kiến thức ngành Quan hệ quốc tế do Học viện Ngoại giao cấp.
- Đối với chuyên ngành Luật quốc tế:
+ Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật quốc tế tại Học viện Ngoại giao hoặc đại học cùng nhóm ngành đào tạo với Học viện Ngoại giao đạt loại trung bình khá trở lên được thi ngay sau khi tốt nghiệp; nếu tốt nghiệp loại trung bình cần ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trở lên (tính từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự thi);
+ Tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Luật quốc tế hoặc các ngành khác phải có chứng chỉ Bổ túc kiến thức ngành Luật quốc tế do Học viện Ngoại giao cấp.
- Đối với chuyên ngành Kinh tế quốc tế:
+ Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại Học viện Ngoại giao hoặc đại học cùng nhóm ngành đào tạo với Học viện Ngoại giao đạt loại trung bình khá trở lên được thi ngay sau khi tốt nghiệp; nếu tốt nghiệp loại trung bình cần ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trở lên (tính từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự thi);
+ Tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Kinh tế quốc tế hoặc các ngành khác phải có chứng chỉ Bổ túc kiến thức ngành Kinh tế quốc tế do Học viện Ngoại giao cấp.
2. Hình thức và thời gian đào tạo:
- Tập trung, 2 năm
3. Môn thi:
- Môn cơ bản:
+ Triết học (đối với chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế);
+ Toán Kinh tế (đối với chuyên ngành Kinh tế quốc tế);
- Môn cơ sở:
+ Chính trị quốc tế (đối với chuyên ngành QHQT);
+ Công pháp Quốc tế (đối với chuyên ngành LQT);
+ Kinh tế học (đối với chuyên ngành KTQT);
- Ngoại ngữ: một trong ba ngoại ngữ (Anh, Pháp, Trung).
4. Kế hoạch tuyển sinh:
- Thời gian đăng ký dự thi: 08/02/2018 đến 11/05/2018
- Lịch ôn tập: từ 05/04/2018
- Ngày thi: dự kiến 25, 26, 27/05/2018
5. Lệ phí thi tuyển sinh:
- Lệ phí đăng ký dự thi: 60.000đồng/hồ sơ;
- Lệ phí thi tuyển sinh: 360.000đồng/thí sinh.
6. Địa chỉ liên hệ:
Phòng Đào tạo sau Đại học, P. 302, nhà A, Học viện Ngoại giao, số 69 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04. 38344540 (máy lẻ: 2302); website: http://dav.edu.vn./.
Ảnh minh họa. |
Bồi dưỡng về Đối ngoại đa phương cho cán bộ cấp Vụ các Bộ, ngành trong giai đoạn hội nhập Từ 14 đến 16/3/2018, tại Học viện Ngoại giao, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ Ngoại giao (FOSET) tổ chức khóa bồi dưỡng “Đối ngoại ... |
Học viện Ngoại giao tổ chức Lễ ra mắt Diễn đàn Đại sứ 2018 Sáng 23/1, tại Học viện Ngoại giao đã diễn ra Lễ ra mắt Diễn đàn Đại sứ 2018. Đây là một sáng kiến của Học viện ... |
Đối thoại bàn tròn về phát triển hợp tác Việt Nam - Indonesia Sáng ngày 19/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam kết hợp với Học viện Ngoại giao tổ chức đối thoại bàn ... |