Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua báo cáo của Việt Nam

Ngày 20/6 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Geneva (Thụy Sỹ), sau phiên thảo luận dưới hình thức đối thoại, Hội đồng Nhân quyền đã nhất trí thông qua bản Báo cáo kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) Chu kỳ II về quyền con người tại Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bạn bè quốc tế chúc mừng Trưởng đoàn Việt Nam sau khi HĐNQ thông qua UPR của Việt Nam.

Bản Báo cáo này do Nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền về UPR soạn thảo, trên cơ sở các phát biểu của Đoàn đại biểu Việt Nam và tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá, khuyến nghị của các nước tại Phiên đối thoại ngày 05/2 vừa qua. Báo cáo kết quả rà soát UPR chu kỳ II về quyền con người tại Việt Nam có nội dung tích cực, phản ánh khá đầy đủ chính sách, pháp luật, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người cũng như sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ I từ năm 2009 đến nay.

UPR là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền, được thành lập năm 2008, để tiến hành rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ, không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo. Các phiên họp rà soát đối với mỗi nước được tiến hành định kỳ bốn năm rưỡi một lần, trên nguyên tắc bình đẳng, đối thoại xây dựng, khách quan, đề cập toàn diện tất cả các vấn đề về quyền con người, nhằm mục tiêu thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết quốc tế về quyền con người; đồng thời tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này. Việt Nam đã tiến hành phiên đối thoại UPR chu kỳ I năm 2009. Phiên đối thoại chu kỳ II ngày 5/2 vừa qua và tại phiên họp này, đoàn Việt Nam đã nhận được 227 khuyến nghị.

Việt Nam chấp nhận hơn 80% khuyến nghị

Một trong những nội dung quan trọng tại phiên họp Hội đồng Nhân quyền chiều 20/6, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng đoàn Việt Nam đã tuyên bố Chính phủ Việt Nam quyết định chấp thuận 182 khuyến nghị trên tổng số 227 khuyến nghị nhận được tại Nhóm làm việc về UPR tháng 02/2014, chiếm 80,17%. Đây là một tỷ lệ chấp nhận rất cao (đa số các nước đã tiến hành rà soát theo cơ chế UPR chỉ chấp thuận từ 60-70% các khuyến nghị).

Đại sứ Nguyễn Trung Thành cũng thông báo với Hội đồng Nhân quyền về kế hoạch triển khai thực hiện 182 khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận trong thời gian tới. Điều này đã thể hiện thái độ nghiêm túc, cởi mở của Chính phủ Việt Nam trước các quan tâm, đóng góp của cộng đồng quốc tế cũng như cam kết và quyết tâm trong bảo đảm các quyền con người tại Việt Nam tốt hơn.

Tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Trung Thành cũng nêu bật những tiến triển mới về quyền con người tại Việt Nam từ tháng 2/2014 đến nay, đặc biệt về công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản luật, cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân theo các chuẩn mực quốc tế; việc tăng cường nguồn lực cho các chương trình quốc gia về bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt cho người nghèo và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương; nhấn mạnh Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để phê chuẩn Công ước chống tra tấn và Công ước về quyền của người khuyết tật trong năm 2014…

Cách tiếp cận của Việt Nam được đánh giá cao

Cách tiếp cận toàn diện, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về quyền con người cùng những cam kết nghiêm túc, rõ ràng đối với cơ chế UPR đã được Hội nghị đánh giá cao. Các nước bày tỏ mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ thực hiện thành công các khuyến nghị UPR, góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người. Nhiều nước hoan nghênh tinh thần đối thoại và hợp tác của Việt Nam, nhấn mạnh tỷ lệ khuyến nghị UPR mà Việt Nam chấp thuận là rất cao.

Các nước ASEAN ghi nhận và mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều và thiết thực hơn nữa vào nỗ lực chung của ASEAN về quyền con người. Các nước đang phát triển ca ngợi các thành tựu "đáng khâm phục" của Việt Nam về phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và khả năng ổn định vĩ mô, đề nghị Việt Nam tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm quý báu này với quốc tế, nhất là với các nước đang phát triển.

Đáng chú ý là Hiến pháp 2013 và việc Việt Nam đang khẩn trương triển khai thực hiện các quy định Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân được quan tâm cao. Nhiều nước hoan nghênh nội dung và hàm lượng về quyền con người đã được ghi nhận đầy đủ trong Hiến pháp 2013; ghi nhận quá trình soạn thảo, tham vấn ý kiến người dân đã được tiến hành hết sức kỹ lưỡng, công phu, rộng khắp trước khi được Quốc hội xem xét và thông qua. Các thành tựu về đảm bảo quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật… cũng như kế hoạch tham gia thêm nhiều công ước quốc tế về quyền con người cũng là các nội dung được một số nước ca ngợi tại phiên họp.

Nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động tại LHQ đã tham gia phát biểu và đưa ra nhiều đánh giá, nhận xét khách quan và tích cực về tình hình bảo đảm quyền con người tại Việt Nam, như Hội đồng Hòa bình thế giới, Hội Luật gia dân chủ quốc tế... Một số tổ chức nêu các khó khăn, thách thức hiện nay của Việt Nam, qua đó nêu bật tầm quan trọng của thành tựu và đóng góp của Việt Nam trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

Nhiều tổ chức hoạt động trực tiếp tại cơ sở ở Việt Nam (như Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam…) đã cung cấp các minh chứng sinh động về thành tựu bảo đảm quyền con người trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp, gặp nhiều thiên tai, hậu quả chiến tranh kéo dài. Hầu hết các phát biểu từ các tổ chức phi chính phủ đều kêu gọi cộng đồng quốc tế cần tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam để góp phần thúc đẩy hơn nữa việc thụ hưởng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Tuy nhiên, do thông tin không đầy đủ hoặc chưa hiểu hết tình hình tại Việt Nam hoặc do còn định kiến, một số tổ chức phi chính phủ có những nhận xét sai lệnh, chưa khách quan về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trưởng đoàn Việt Nam cũng đã trả lời đối với các thông tin không chính xác nêu trên.

Cần có kế hoạch thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị

Báo cáo về quyền con người tại Việt Nam theo Cơ chế UPR chu kỳ II đã được thông qua với nhiều nội dung tích cực, tiếp nối thành công đã đạt được tại UPR chu kỳ I năm 2009.

Thành công này xuất phát từ chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người; sự quyết tâm, nghiêm túc của ta trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người, đặc biệt trong việc triển khai 96 khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã chấp nhận năm 2009. Thực hiện tốt các khuyến nghị này cũng chính là hiện thực hóa trên thực tế các chủ trương, chính sách, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về quyền con người, được cộng đồng quốc tế và các nước ghi nhận, thể hiện rõ nét nhất qua việc Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu rất cao.

Trong thời gian tới, để nhất quán với chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và phát huy các quyền con người, quyền công dân, các Bộ ngành liên quan cần có kế hoạch và lộ trình thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị UPR đã chấp thuận theo hướng: (i) tăng cường các biện pháp, chính sách và nguồn lực nhằm đảm bảo ngày càng tốt các quyền con người về kinh tế, văn hóa, xã hội và dân sự và chính trị; (ii) phấn đấu đạt và vượt các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ - MDG (hiện Việt Nam được đánh giá đã đạt và vượt 6/8 Mục tiêu MDG); nâng cao giáo dục về quyền con người, quyền công dân; (iii) tiếp tục cải tiến và hoàn thiện hệ thống luật pháp, tư pháp và các cơ chế quốc gia về quyền con người theo tinh thần Hiến pháp 2013; (iv) bảo đảm tốt hơn quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, nhất là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số; (v) tăng cường quy chế dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định, triển khai các chính sách cũng như sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội trong lĩnh vực quyền con người; (vi) tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền con người và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật trong khuôn khổ Nhà nước pháp quyền; (vii) tham gia thêm một số công ước quốc tế về quyền con người và tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên lĩnh vực này…

Đây cũng chính là các cam kết quốc tế của Việt Nam khi ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Vũ Anh Quang
Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Campuchia thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao ...
Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh ...
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo ...
Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động