Hồi giáo ở Nepal: Bước ra khỏi bóng tối

Sau nhiều thế kỷ dường như bị lãng quên, những người Hồi giáo ở Nepal đang hy vọng một tương lai tươi sáng hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nằm ở góc nhà thờ Hồi giáo Jame Masjid ở Thủ đô Kathmandu là ngôi mộ của Begum Hazrat Mahal. Sự lẻ loi của ngôi mộ trái ngược hẳn với quá khứ huy hoàng cách đây gần hai thế kỷ.

Mahal (1820-1879), Nữ hoàng của Awadh - một bang tráng lệ ở vùng biên giới Ấn Độ (nay là một phần của bang Uttar Pradesh), là gương mặt nổi bật trong phong trào nổi dậy chống thực dân Anh năm 1857. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, bà rời khỏi thành phố Lucknow và được nhà lãnh đạo sau này của Nepal Jung Bahadur Rana trao quy chế tị nạn.

hoi giao o nepal buoc ra khoi bong toi
Nhà thờ Hồi giáo ở Jame Masjid ở Thủ đô Kathmandu. (Nguồn: Prabhat R Jha/Al Jazeera)

Làm việc ở Jame Masjid trong nhiều năm qua, ông M Hussain cho biết, nhiều người ủng hộ Mahal đã theo bà đến Nepal. Tuy nhiên, trên thực tế, Hồi giáo đã được truyền bá đến Nepal từ trước đó rất lâu.

Không còn… lặng lẽ

Những nhà buôn Kashmir lần đầu tiên dừng chân ở Kathmandu vào thế kỷ XV trên đường đến Lhasa, thủ đô của Tây Tạng lúc bấy giờ. Nhiều người trong số đó đã định cư ở Kantipur (chính là Kathmandu, Bhaktapur và Lalitpur dưới thời vua Ratna Malla). Nhà thờ Kashmir Takiya 500 năm tuổi, nằm cách cung điện ở Kathmandu vài trăm mét là một minh chứng của lịch sử này.

“Những người Hồi giáo đã sống như một cộng đồng thiểu số lặng lẽ trong hàng thế kỷ với sự thiện chí của chính quyền Nepal”, ông Hussain giải thích. Trong những năm gần đây, được truyền cảm hứng từ cuộc nổi dậy kéo dài một thập niên (1996-2006) của những người theo chủ nghĩa Mao (Maoism), những người Hồi giáo đã tăng cường sự hiện diện của mình và ngày càng có tiếng nói hơn trong xã hội.

hoi giao o nepal buoc ra khoi bong toi
Những người Hồi giáo cầu nguyện ở nhà thờ Kashmiri Takiya ở Kathmandu. (Nguồn: Reuters)

Theo ông Hussain, họ đã quan tâm đến việc đòi hỏi các quyền lợi chính trị và văn hóa cho mình. Lần đầu tiên, các lễ hội Hồi giáo được công bố là ngày nghỉ lễ của công chúng vào năm 2008 - năm chính thức chấm dứt chế độ quân chủ lập hiến kéo dài 239 năm và chính phủ do những người theo chủ nghĩa Mao lên nắm quyền…

Lễ hội của người Hồi giáo mừng sinh nhật nhà tiên tri Muhammad đã được tổ chức rầm rộ ở huyện Banka, giáp biên giới Ấn Độ. Những lá cờ màu xanh lá cây với câu thơ Quranic tô điểm cho các ngôi nhà Hồi giáo là sự phản chiếu các quyền tôn giáo và văn hóa mới được công nhận của các nhóm bản địa và dân tộc thiểu số của Nepal.

Quan tâm về giáo dục

Cách Kathmandu 500km, Banke nằm ở vùng đồng bằng phía Nam (khu vực Madhes), quê hương của 95% người Hồi giáo ở Nepal. Không giống như người Hồi giáo ở thung lũng Kathmandu, cộng đồng ở đây phần lớn là người nghèo và chịu thiệt thòi hơn cả là những phụ nữ Hồi giáo.

Chỉ có 26% phụ nữ Hồi giáo ở quốc gia Himalaya biết chữ (con số trung bình cả nước là 55%) trong khi chỉ khoảng 12% phụ nữ hoàn thành bậc trung học.

Ông Abdul Rahman, cựu Chủ tịch của Jame Masjid ở Nepalgunj (Banke), giải thích nguyên nhân một phần là sự không tương thích về nhận thức giữa một số giá trị Hồi giáo và hệ thống trường công lập. "Phụ nữ Hồi giáo theo truyền thống purdah (đeo khăn trùm đầu hay che mặt) bị xem như thể là người ngoài hành tinh. Đó là một sự tra tấn tinh thần", ông nói.

Theo ông Abdul, Chính phủ nên đưa ra một "gói đặc biệt (học bổng hoặc hỗ trợ tài chính) cho người Hồi giáo học tập hoặc cho chúng tôi tự do giáo dục con em mình theo những giá trị Hồi giáo".

hoi giao o nepal buoc ra khoi bong toi
Học sinh tại Aisha Banaat Madrasa ở Nepalgunj, nơi có dân số Hồi giáo đông nhất trong các thành phố Nepal. (Nguồn: Prabhat R Jha/Al Jazeera)

Theo thống kê dân số Nepal năm 2011, có chưa đầy 5.000 sinh viên Hồi giáo tốt nghiệp Đại học và sau Đại học. Các chính phủ dân chủ sau cách mạng đã thừa nhận các mối quan tâm của cộng đồng Hồi giáo và xác định madrasa (trường học Hồi giáo) như một công cụ hữu ích cho việc cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục của người Hồi giáo.

Ủy ban Madrasa được thành lập vào năm 2007 và lần đầu tiên, các khóa học cũng đã được triển khai bằng tiếng Urdu – ngôn ngữ của nhiều người Hồi giáo Nepal. Chính quyền hứa hẹn hỗ trợ tài chính để các madrasa được đăng ký với điều kiện là dạy các môn khoa học, toán học, tiếng Anh và tiếng Nepal.

Ngôn ngữ của các nhóm dân tộc khác như Magars và Tamangs cũng đã được công nhận. Điều này hoàn toàn trái ngược với chế độ quân chủ - vốn chỉ thúc đẩy tiếng Nepal.

Tuy nhiên, gần một thập kỷ sau khi chính sách này được công bố, hơn một nửa trong số 2.000 madrasa ở Nepal vẫn chưa được đăng ký và những trường này thường xuyên phàn nàn về sự hỗ trợ không thỏa đáng từ phía chính quyền.

Tương lai tươi sáng hơn

Các nhà lãnh đạo cộng đồng tin rằng, những người Hồi giáo chiếm 5% trong tổng dân số gần 30 triệu của Nepal là một nhóm riêng biệt.

"Những người Hồi giáo sống ở Madhes vẫn có văn hóa khác biệt với các nhóm khác", ông Athar Hussain Faruqi, một nhà lãnh đạo địa phương của Đảng Cộng sản thống nhất Nepal (Maoist) nói. Theo ông, bản sắc khác biệt dựa trên cơ sở văn hóa, ngôn ngữ và hoạt động kinh tế.

Theo Hiến pháp mới có hiệu lực vào năm 2015, lần đầu tiên người Hồi giáo được vào danh sách các nhóm bị thiệt thòi. Hiến pháp cũng bảo đảm một hạn ngạch công việc cho những người Hồi giáo, hiện chiếm chưa đến 1% công việc dân sự.

hoi giao o nepal buoc ra khoi bong toi
Một cặp vợ chồng Hồi giáo trên đường phố Nepalgunj. (Nguồn: Prabhat R Jha/Al Jazeera)

Nhiều người Hồi giáo đang cảm thấy lạc quan về tương lai của mình và cộng đồng. Nepalgunj, nơi có dân số Hồi giáo đông nhất trong các thành phố Nepal, tự hào có một đài phát thanh cộng đồng Hồi giáo, trường học và các tổ chức từ thiện đều do cộng đồng quản lý.

Bản thân ông Faruqi cũng lạc quan về triển vọng của người Hồi giáo ở Nepal. "Eid (lễ hiến sinh của người Hồi giáo) đã được tuyên bố là ngày nghỉ lễ, Ủy ban Hồi giáo và ủy ban madrasa đã được thành lập”, ông nói. Đảng của ông, một phần trong chính phủ liên minh cầm quyền, sẽ tiếp tục đấu tranh vì các quyền lợi tốt đẹp hơn cho những người Hồi giáo Nepal.

Hạnh Diễm (theo Al Jazeera)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Inter vs Como 1907...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay ...
Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Khi công nghệ đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, việc ra mắt mạng xã hội Xintel mang lại sự tiện lợi trong trải nghiệm du lịch văn hóa ...
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ một lần nữa khẳng định đẳng cấp thời trang của mình khi xuất hiện tại sự kiện Ngôi sao của năm với bộ trang sức kim cương.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động