Hội nghị Bắc Đới Hà: “Hộp đen” của chính trường Trung Quốc

Trong một bài bình luận năm 2012, tạp chí Economist từng ví Bắc Đới Hà như “hộp đen” của chính trường Trung Quốc, nơi ghi lại những biến động quan trọng nhất của nước này mà không ai bên ngoài biết được.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoi nghi bac doi ha hop den cua chinh truong trung quoc Trung Quốc thay người đảm nhiệm nhiệm vụ cải thiện hình ảnh quốc gia
hoi nghi bac doi ha hop den cua chinh truong trung quoc Chĩa "mũi dùi" vào Trung Quốc - Sự chuyển hướng mạo hiểm của ông Trump

Bắc Đới Hà là địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Hà Bắc, nằm cạnh biển Bột Hải và cách thủ đô Bắc Kinh 280 km về phía Đông. Với bờ biển dài 22,5 km và bãi biển cát trắng dài 10 km, Bắc Đới Hà là nơi nghỉ mát ưa thích của những người phương Tây tại Trung Quốc thời nhà Thanh.

Thời nay, không chỉ là địa điểm nghỉ dưỡng, Bắc Đới Hà mùa hè còn được coi là “trung tâm chính trị” hay “Trại David” của Trung Quốc.

Nghỉ hè hay đi họp?

Có rất nhiều cách gọi về cuộc họp hay hội nghị bí ẩn này. Cuộc họp kín hay hội nghị đóng này không có lễ khai mạc hay bế mạc, cụ thể, và cũng không công bố chương trình nghị sự chính thức. Cách gọi sự kiện này thậm chí không được thống nhất là “cuộc họp” hay “kỳ nghỉ” của lãnh đạo.

hoi nghi bac doi ha hop den cua chinh truong trung quoc
Các chuyên gia Trung Quốc tham dự Hội nghị Bắc Đới Hà.

 Tương truyền, hội nghị này được cho là bắt nguồn từ thói quen của Mao Chủ tịch tới bơi lội ở vùng biển này vào mùa hè, nên các nhà lãnh đạo đảng, chính phủ và quân đội đã tập họp tại đây. Bởi vì địa điểm diễn ra cuộc họp là tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà, nên đơn giản gọi đây là hội nghị Bắc Đới Hà.

Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc thường không đưa tin các nhà lãnh đạo đi “nghỉ hè”. Tờ SCMP giải thích rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không muốn công khai kỳ nghỉ bởi làm như vậy có thể ảnh hưởng đến uy tín chính trị và gây tổn hại đến hình ảnh tận tâm vì dân, vì nước.

Do những cuộc họp kín ở Bắc Đới Hà là nơi các lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bàn thảo về phương hướng chính sách, thay đổi nhân sự cấp cao và đưa ra những quyết định lịch sử, nên nó còn được phương Tây gọi là “Hội nghị Thượng đỉnh Mùa hè”.

Điều đặc biệt là, Trung Quốc chưa bao giờ công bố thời điểm chính thức diễn ra hội nghị mùa hè dù cuộc họp này được coi là nơi quyết định vận mệnh Trung Quốc. Tất cả đều kín và không có trong chương trình nghị sự chính thức. Cách duy nhất mà báo chí và người quan tâm có thể nhận biết thời điểm hội nghị diễn ra là sự vắng mặt đồng loạt của giới lãnh đạo cấp cao trên các bản tin truyền hình buổi tối và tình hình kiểm tra an ninh chặt chẽ hơn bình thường ở Bắc Đới Hà.

hoi nghi bac doi ha hop den cua chinh truong trung quoc
Các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc chụp ảnh cùng các chuyên gia trong một cuộc họp tại Bắc Đới Hà. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

“Kỳ nghỉ hè” chi phối chính trường

Có thể nói, sự bí ẩn của kỳ nghỉ Bắc Đới Hà đã khiến nó trở thành đề tài gây tò mò đối với nhiều hãng truyền thông nước ngoài và cả với người Trung Quốc.

Tờ SCMP nhận định, trong hơn 6 thập niên qua, những điều diễn ra tại Bắc Đới Hà dường như là tấm gương phản chiếu sự chuyển dịch trong chính trường Trung Quốc.

Thông thường vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 hàng năm, truyền thông Trung Quốc và quốc tế lại xôn xao khi các thành viên Bộ Chính trị “mất tích”, báo hiệu hội nghị Bắc Đới Hà sắp mở màn.

Theo trang tin Đa chiều, hội nghị Bắc Đới Hà không phải là một cuộc họp công tác chính thức của Trung ương, tuy nhiên các thành viên tham dự đều là những lãnh đạo cấp cao, thường bao gồm các Ủy viên thường trực Bộ Chính trị, các nguyên lão về hưu, lãnh đạo cấp tỉnh…

Tại hội nghị Bắc Đới Hà, những người tham dự sẽ đưa ra quyết sách đối với đường lối chính sách và kể cả điều động nhân sự. Trong lịch sử, Hội nghị Bắc Đới Hà 1958 từng đưa ra quyết sách về chiến lược Đại nhảy vọt, thống nhất xây dựng mô hình công xã ở khắp các vùng thôn quê trên cả nước. Cũng trong mùa hè năm đó, ông Mao Trạch Đông ra lệnh dội pháo vào đảo Kim Môn do chính quyền Tưởng Giới Thạch kiểm soát…

Thực chất, Hội nghị Bắc Đới Hà có một tên gọi chính thống hơn, đó là “Chế độ nghỉ mát & làm việc của Trung ương”. Mùa thu năm 1953, Trung ương ĐCSTQ quyết định mùa hè sẽ công tác tại Bắc Đới Hà. Đến 1954, Quốc vụ viện ra quy định về phương châm sử dụng khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà là “phục vụ Trung ương công tác trong mùa hè”, từ đó Bắc Đới Hà được nhắc đến với cái tên “Hạ đô” (thủ đô mùa hè).

Họp mặt tại Bắc Đới Hà bị “đóng băng” trong gần hai thập niên từ khi Cách mạng Văn hóa nổ ra vào năm 1966. Sau cái chết của Chủ tịch Mao Trạch Đông, ông Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh đạo quyền lực nhất đất nước và cho tái khôi phục lại chế độ nghỉ mát tại Bắc Đới Hà sau 18 năm gián đoạn năm 1984.

Mùa hè năm 1987, chính sự kiện không chính thức ở Bắc Đới Hà đã quyết định về thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc trước thềm đại hội toàn quốc vào cuối năm đó. Thông qua mô hình này, ông Đặng có thể kiểm soát quyền lực trên chính trường Trung Quốc trong một thời gian dài, mặc dù ông  chỉ nắm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Năm 1997, sau khi ông Đặng qua đời, ông Giang Trạch Dân tiếp tục duy trì những luật lệ bất thành văn này. Tất cả thay đổi then chốt trong Bộ Chính trị cũng như báo cáo kế hoạch 5 năm đều được ông Giang trình bày với các cựu lãnh đạo ĐCSTQ trước khi tiến hành những thay đổi trong kỳ đại hội toàn quốc vào cuối năm 1997.

Trong năm đầu tiên khi ông Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền (2003), truyền thống này từng bị phá vỡ do vướng dịch SARS. Tuy nhiên, sau đó các hội nghị kiểu này đã được khôi phục. Từ năm 2013, khi ông Tập Cận Bình cầm quyền, kỳ nghỉ mang tính “nghi thức” tiếp tục được duy trì.

Từ đó đến nay, hàng năm các quan chức cấp cao nhất của ĐCSTQ đều đến Bắc Đới Hà để nghỉ dưỡng và họp hội nghị cơ mật mặc dù vai trò và quy mô của hội nghị thường niên không chính thức tại Bắc Đới Hà đã thay đổi theo các đời lãnh đạo khác nhau của Trung Quốc.

Wang Zhengxu, chuyên gia về chính trị cấp cao Trung Quốc tại Đại học Nottingham, cho rằng từ thập niên 1980, cuộc gặp Bắc Đới Hà là một kênh quan trọng để các cựu lãnh đạo thể hiện ảnh hưởng còn lại của mình.

Chiến tranh thương mại che phủ Bắc Đới Hà 2018?

Năm nay, Hội nghị Bắc Đới Hà được cho là đã diễn ra từ đầu tháng 8. Theo Reuters, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Đại hội 19 của ĐCSTQ và kỳ họp Quốc hội hồi tháng 3 đã quyết bãi bỏ quy định Chủ tịch nước chỉ được đảm nhiệm hai nhiệm kỳ liên tiếp. Ở Trung Quốc hiện tại, người đúng đầu Nhà nước giữ 3 vị trí quan trọng nhất là Tổng bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy trung ương.

Thời điểm này trong nước cũng xảy ra vụ bê bối sản xuất vắc-xin rởm của công ty Trường Sinh bị phanh phui.

Tuy nhiên, giới thạo tin cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc sẽ tập trung bàn thảo đối sách cho những thách thức từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Theo SCMP, nhiều chuyên gia nhận định tình hình căng thẳng hiện nay có thể tác động tiêu cực đến chính trị và chiến lược dài hạn của Trung Quốc.

Đặng Duật Văn, cựu biên tập báo Study Times thuộc Trường Đảng Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, cho rằng bản thân chiến tranh thương mại sẽ không là trọng tâm của cuộc họp ở Bắc Đới Hà vì Bắc Kinh đã nêu rất rõ lập trường thời gian qua, mà chính là các hệ lụy từ chiến tranh thương mại đối với chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại và cách điều hành đất nước. Ông Đặng nhận định, sức ép từ căng thẳng thương mại với Mỹ buộc các lãnh đạo Trung Quốc phải suy nghĩ lại về những chiến lược chủ đạo, quan hệ song phương và cách ứng xử với Mỹ.

Như những lý do đã nêu ở trên, Hội nghị Bắc Đới Hà 2018 không có bất cứ thông tin chính thức nào từ phía chính quyền.

Tuy nhiên, kênh truyền thông thuộc Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ hôm 9/8/2018 dẫn lời của người tham gia “kỳ nghỉ” tiết lộ: “So với trước đây, không khí của 'kỳ nghỉ' năm nay có phần khác biệt”, “căng thẳng” và “cấp bách”.

Thông qua phỏng vấn nhân vật, bài báo của truyền thông nhà nước đã phần nào xác nhận chiến tranh thương mại Trung - Mỹ trở thành chủ đề thảo luận trong thời gian diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà và gây áp lực rất lớn cho tầng lớp đưa ra quyết sách của ĐCSTQ. Giới quan sát cho rằng, đây cũng là dịp để ban lãnh đạo Trung quốc đánh giá lại và cân nhắc điều chỉnh một số chính sách.

Chỉ cần nhìn vào những dấu hiệu về tăng cường kiểm soát giao thông và an ninh ở địa phương, người ngoài cuộc cũng có thể phỏng đoán về một hội nghị quan trọng sắp diễn ra. Trước thềm Hội nghị Bắc Đới Hà, khu vực lân cận bắt đầu tăng cường an ninh.

Từ 14/7-19/8, Bắc Đới Hà thực hiện biện pháp hạn chế giao thông ngày chẵn và lẻ theo số đuôi xe chẵn và lẻ, ngoài ra hạn chế xe bên ngoài. Hội nghị năm nay được tăng cường mức độ kiểm soát an ninh, với việc chính quyền cho lắp đặt hệ thống nhận diện khuôn mặt, cửa an ninh, máy X-quang tại khu ra vào bãi tắm cầu Bình Thủy, cho đóng cửa và phân vùng quản lý các nhà hàng, cửa hàng lưu niệm…

hoi nghi bac doi ha hop den cua chinh truong trung quoc Nhiều đồn đoán về những thay đổi nếu Chủ tịch Trung Quốc thăm Bình Nhưỡng

Những thông tin liên quan kế hoạch của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Bình Nhưỡng đang làm dấy lên nhiều triển vọng ...

hoi nghi bac doi ha hop den cua chinh truong trung quoc Trung Quốc công bố xe tự hành thám hiểm vùng tối của Mặt trăng

Ngày 15/8, Trung Quốc đã công bố các hình ảnh về tàu đổ bộ và xe tự hành phục vụ dự án Hằng Nga-4 - ...

hoi nghi bac doi ha hop den cua chinh truong trung quoc Chiến tranh thương mại: Suy ngẫm để thích ứng

Gần một tháng qua, kể từ khi Tổng thống Mỹ D. Trump tuyên bố tăng thuế nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc vào Mỹ từ ...

Hoàng Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội nước này.
Phát huy truyền thống, xây dựng Quân đội vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Phát huy truyền thống, xây dựng Quân đội vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Bài viết của Đại tướng, Tiến sĩ Phan Văn Giang Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Kuwait sau 43 năm và chắc chắn sẽ tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024, giá vàng nhẫn tăng mạnh mẽ, vượt qua vàng miếng, thị trường thế giới xanh sàn. Dự báo thị trường 2025.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và ...
Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội nước này.
Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ Frank McCourt sẽ thay đổi mô hình quảng cáo của công ty trên Tik Tok để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn ...
Nga tố khoản vay của G7 cho Ukraine từ tài sản phong tỏa của Moscow là hành vi gian lận

Nga tố khoản vay của G7 cho Ukraine từ tài sản phong tỏa của Moscow là hành vi gian lận

Ngày 21/12, Đại sứ quán Nga tại Anh chỉ trích kế hoạch chuyển hơn 2 tỷ bảng Anh (2,5 tỷ USD) cho Ukraine của Anh là 'âm mưu gian lận'.
Nga tấn công cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine, Kiev hoàn tất thử nghiệm UAV cảm tử điều khiển bằng cáp quang

Nga tấn công cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine, Kiev hoàn tất thử nghiệm UAV cảm tử điều khiển bằng cáp quang

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã phá hủy cơ sở năng lượng hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine và cơ sở hạ tầng các sân bay quân sự.
Tấn công tại đồn biên phòng Pakistan khiến 16 binh sĩ thiệt mạng

Tấn công tại đồn biên phòng Pakistan khiến 16 binh sĩ thiệt mạng

Phiến quân đã thực hiện một cuộc tấn công táo bạo vào đồn biên phòng của Pakistan gần biên giới Afghanistan khiến 16 binh sĩ thiệt mạng.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động