Hội nghị Chủ nghĩa đa phương Mekong và Hội nghị Cấp cao đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN

Hiền Thu
Sông Mekong là một phần trong chiến lược chung Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Do vậy, Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy hợp tác với ASEAN về các vấn đề Mekong.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nỗ lực thúc đẩy hợp tác đa phương giữa ASEAN và Mỹ
Sông Mekong là một phần trong chiến lược chung Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. (Nguồn: US mission to ASEAN)

Một hội nghị trực tuyến giữa các chuyên gia Hoa Kỳ và các quốc gia liên quan đến khu vực sông Mekong vừa được tổ chức vào ngày 10/5, ngay trước thềm Hội nghị cấp cao đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN nhằm thúc đẩy mối quan tâm và sự tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa của các quốc gia khi các vấn đề về Mekong đang ngày càng ảnh hưởng đến an ninh và thịnh vượng trong khu vực.

Hội nghị trực tuyến này mang tên “Chủ nghĩa đa phương Mekong và Hội nghị Cấp cao đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN” do Trung tâm Stimson, có trụ sở tại Washington, tổ chức với sự tham dự của Đại biện phái bộ Hoa Kỳ tại ASEAN Kate Rebholz, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Bilahari Kausikan và các chuyên gia nghiên cứu cấp cao về châu Á của Thái Lan, Việt Nam, Lào và Trung tâm Stimson.

Theo Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, nội dung của hội nghị không chỉ bàn thảo các vấn đề trên sông Mekong, mà quan trọng hơn là đưa ra cái nhìn toàn cảnh thu hút sự chú ý và đề xuất các cách thức mà ASEAN, với tư cách là một thể chế, có thể tương tác tốt hơn với khu vực, và cách thức mà Hoa Kỳ có thể tham gia hiệu quả hơn thông qua ASEAN nhằm cải thiện kết quả hợp tác trong khu vực giữa các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.

Đại diện Mỹ tại ASEAN, bà Kate Rebholtz khẳng định sông Mekong là một phần trong chiến lược chung Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hiện nay, Hoa Kỳ rất chú trọng tới Biển Đông trước những tuyên bố phi pháp và những hành vi hung hăng từ Trung Quốc. Mỹ có một chiến lược về lâu dài, trong đó nước sông Mekong là nguồn tài nguyên chiến lược.

Bà Kate Rebholtz cho biết thêm rằng qua hợp tác trực tiếp với ASEAN, bà nhận thấy tác động trực tiếp của sông Mekong đối với khu vực rộng lớn, cũng như cách mà ASEAN đóng góp vào an ninh thịnh vượng thống nhất ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Cũng vì vai trò rất quan trọng của tiểu vùng sông Mekong đối với hòa bình và ổn định của ASEAN, nên Mỹ đã cam kết tăng cường khả năng phục hồi bền bỉ của khu vực này thông qua sông Mekong, để từ đó tăng cường năng lực và khả năng phục hồi bền bỉ của ASEAN.

Thời gian qua, Mỹ đã có các chương trình hành động thể hiện cam kết này thông qua Chương trình Đối tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP) để giải quyết những thách thức chính ở Đông Nam Á, trong đó bao gồm cứu trợ thiên tai, quản lý và điều hành nguồn nước, các vấn đề về sức khỏe và ứng phó đại dịch, vận chuyển năng lượng, vấn đề khí hậu, môi trường, bình đẳng giới…

Đến nay, đã có hơn 1.700 nhân viên chính phủ của ASEAN được đào tạo về các nghiệp vụ từ quản lý nước cho đến kinh tế kỹ thuật số. Ngoài ra, Mỹ còn có Chương trình Mekong Connections cung cấp các khoản tài trợ nhỏ cho các tổ chức cộng đồng ở Campuchia, Thái Lan và Việt Nam nhằm khám phá các giải pháp sáng tạo cho những thách thức xuyên quốc gia.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Bilahari Kausikan nhận định, các vấn đề sông Mekong trước nay thường chỉ được thảo luận ở cấp tiểu vùng. Ông Bilahari Kausikan cho rằng: "Tôi nghĩ khó có thể đạt tiến bộ trong việc xem xét chiến lược của Hoa Kỳ hoặc bất kỳ nước đối thoại nào cho đến khi cả khối ASEAN cùng hành động chung với nhau. ASEAN cần đặt mình vào vị trí chiến lược thích hợp để luôn có sự quan tâm đặc biệt của thế giới”.

Ông Satu Lamaye thuộc Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) nhận định rằng, sông Mekong có bản chất của một vấn đề đa phương: nguồn nước suy giảm, sự xâm nhập mặn tại đồng bằng đòi hỏi nhiều giải pháp tức thời và cần có sự hợp tác giữa các nước.

Dư luận quốc tế lạc quan về Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ

Dư luận quốc tế lạc quan về Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ

Hoa Kỳ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và cho rằng ASEAN là thành tố quan trọng cho sự thành công trong chính ...

Chuyên gia: Hội nghị Cấp cao đặc biệt sẽ thảo luận về vai trò của ASEAN tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chuyên gia: Hội nghị Cấp cao đặc biệt sẽ thảo luận về vai trò của ASEAN tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam, Giáo sư Chintamani Mahapatra thuộc Đại học JNU (Ấn Độ) nhận định về một số ...

(theo Reuters)

Đọc thêm

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. VTV đã thực hiện và phát sóng nhiều chương trình đặc biệt trên các kênh và nền tảng số về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Ba mẫu xe Dolphin, Seal và Atto 3 dự kiến sẽ được hãng xe Trung Quốc BYD ra mắt tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động