Hợp tác Mekong-Lan Thương: Đứng trước cơ hội bứt phá

An Sinh
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MLC lần thứ chín sẽ diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan (15-16/8), tập trung thảo luận tìm kiếm giải quyết các thách thức mà các nước tiểu vùng sông Mekong đang phải đối mặt, bao gồm phục hồi kinh tế và quản lý tài nguyên nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hợp tác Mekong-Lan Thương: Đứng trước cơ hội bứt phá
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu. (Nguồn: onetouchmedia.vn)

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) chính thức hoạt động năm 2015, với sự tham gia của cả sáu nước ven sông Mekong là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, có mục tiêu bao trùm là thúc đẩy hợp tác toàn diện vì lợi ích chung của tiểu vùng, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên.

Hình mẫu hợp tác đặc trưng

MLC ra đời đúng vào thời điểm vấn đề an ninh nguồn nước trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn bao giờ hết. Năm 2016 đánh dấu kỷ lục đáng buồn về hạn hán ở sông Mekong khi mực nước tại nhiều khu vực xuống thấp kỷ lục chưa từng thấy trong hàng chục, thậm chí cả trăm năm.

Vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước, tăng cường hợp tác trong quản lý dòng sông xuyên biên giới Mekong - Lan Thương là ưu tiên cao nhất của nhiều nước thành viên. Với sự tham gia của Trung Quốc, MLC được kỳ vọng tạo thêm diễn đàn đối thoại giữa các nước cùng chia sẻ và bảo vệ nguồn nước Mekong. Trên thực tế, cơ chế MLC với những lợi thế riêng, đã đem đến xung lực mới cho hợp tác hướng tới phát triển bền vững ở tiểu vùng.

Sau hơn 10 năm triển khai, MLC trở thành hình mẫu hợp tác đặc trưng và liên tục tiếp sức cho sự phát triển của khu vực, thúc đẩy hướng tới mục tiêu chung là củng cố lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, duy trì hòa bình và ổn định; thúc đẩy phát triển bền vững, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu; tăng cường tình hữu nghị và quan hệ láng giềng tốt giữa nhân dân các nước.

Trong bối cảnh lưu vực sông Mekong đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng do xu thế gia tăng hợp tác và phát triển khác nhau của mỗi nước trong khu vực; các siêu cường thế giới liên tục tăng cường ảnh hưởng tại các khu vực địa chính trị quan trọng; khuynh hướng tăng cường khai thác sử dụng nước và hiện tượng biến đổi khí hậu tác động rõ nét trên toàn lưu vực, cơ chế MLC được các bên đánh giá cao và chứng minh bằng chính các bước phát triển quan trọng trong thời gian qua.

Tại Hội nghị cấp cao MLC lần thứ tư (12/2023), các nước đều đánh giá MLC là một cơ chế hợp tác tiểu vùng tiêu biểu, phát triển năng động, thực chất, đạt kết quả tích cực trên nhiều mặt.

Trong đó, cơ chế hợp tác ngày càng hoàn thiện hơn với việc hình thành các nhóm công tác và các trung tâm hợp tác chuyên ngành; Nội dung hợp tác thực chất hơn, với nhiều dự án mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng đường bộ, đường sắt, tạo thuận lợi thương mại qua biên giới, nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường hợp tác về nông nghiệp, quản lý nguồn nước và phòng chống dịch bệnh.

Các nước đánh giá cao Quỹ đặc biệt Mekong-Lan Thương hỗ trợ tài chính triển khai hơn 300 dự án tại sáu nước trong ba năm qua. Không chỉ các lĩnh vực truyền thống, phạm vi hợp tác MLC từng bước mở rộng sang các lĩnh vực mới, như hải quan, kinh tế số, hợp tác thực thi pháp luật, hợp tác hàng không, y học cổ truyền, di sản văn hóa, công tác dân tộc và tôn giáo, công nhận lẫn nhau về đo lường trong các lĩnh vực như y tế, năng lượng tái tạo, an toàn thực phẩm...

Hợp tác Mekong-Lan Thương: Đứng trước cơ hội bứt phá
Lưu vực Mekong - Lan Thương là nơi cung cấp sinh kế của khoảng 75 triệu người. (Nguồn: iiasa.ac.at)

Triển vọng tương lai

Mekong-Lan Thương là một trong những lưu vực lớn nhất thế giới. Nền kinh tế của các quốc gia ven sông phụ thuộc vào các hệ sinh thái rừng, nông nghiệp, nước ngọt… theo nhiều cách khác nhau biển và vùng ven biển đang là nơi cung cấp sinh kế của khoảng 75 triệu người.

Một nghiên cứu mới của Viện Phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế (IIASA) nhấn mạnh, hợp tác trong mở rộng và vận hành cơ sở hạ tầng ở lưu vực Mekong-Lan Thương có thể mang lại lợi ích kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển cơ sở hạ tầng rộng lớn, lưu vực đang phải đối mặt với những thách thức lớn, đó là tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, va chạm lợi ích xuyên biên giới và cả sự đánh đổi giữa các mục tiêu kinh tế và lợi ích sinh thái.

Các nhà nghiên cứu IIASA rút ra một số kết luận quan trọng, trong đó nhấn mạnh “Hợp tác toàn diện giữa các quốc gia Mekong-Lan Thương, cùng giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, có thể giúp vượt qua thách thức, đạt được nhiều lợi ích gia tăng hơn, ổn định hơn”.

Năm 2024, đánh dấu sự khởi đầu việc thực hiện Kế hoạch hành động năm năm lần thứ hai về LMC. Hợp tác kinh tế được các bên đánh giá có nhiều điều kiện mới để bứt tốc trong những năm tiếp theo.

Trên thực tế, tăng trưởng trong hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên kể từ năm 2016 tương đối ấn tượng và các nước trong khuôn khổ MLC đều nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng khá cao trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, đó chưa phải là giới hạn của các quốc gia bên dòng Mekong-Lan Thương. Có nhiều yếu tố quan trọng có thể đẩy cao hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên, bao gồm sự bùng nổ được báo trước của kinh tế kỹ thuật số, hợp tác tài chính bỏ qua khâu trung gian và quá trình đầu tư kết nối hệ thống cơ sở hạ tầng.

Trong bối cảnh đó, hợp tác chính trị, an ninh trong khuôn khổ MLC đang cho thấy một xu hướng phát triển tích cực và sâu sắc hơn. Trong thời gian tới, cùng với tiềm năng hợp tác kinh tế đạt được những bước tiến lớn và thực chất, sẽ không có lý do gì để các nước thành viên bỏ qua lợi ích lớn đang nằm trong tầm tay.

Hợp tác Mekong-Lan Thương: Đứng trước cơ hội bứt phá
Chuyến tàu chở nông sản Trung Quốc-Việt Nam-Lào tại Cảng Đường sắt quốc tế Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. (Nguồn: Tân Hoa xã)

“Cùng phát triển, cùng thắng”

Việt Nam đã tham gia tích cực vào MLC ngay từ quá trình thành lập và có nhiều đóng góp về nội dung, lĩnh vực hợp tác.

Việt Nam chủ động tham gia xây dựng các văn kiện quan trọng, mang tính định hướng hợp tác và đặc biệt là đưa được hợp tác nguồn nước trở thành một lĩnh vực ưu tiên của MLC. Các Bộ, ngành cơ bản đã tham gia vào hoạt động của các Nhóm công tác, đóng góp ý kiến xây dựng các tài liệu kế hoạch, định hướng hoạt động của từng Nhóm công tác.

Đến nay có 23 dự án của các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam được Quỹ đặc biệt Mekong-Lan Thương phê duyệt, trong đó hai dự án đã hoàn thành, các dự án còn lại đang trong quá trình triển khai.

Đánh giá MLC còn nhiều điều kiện để bứt phá và việc tận dụng các cơ hội phát triển từ cơ chế hợp tác này là điều cần thiết, phát biểu tại Hội nghị cấp cao MLC lần thứ tư với chủ đề “Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai và hiện đại hoá giữa các nước Mekong-Lan Thương” theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: “Trước những chuyển đổi nhanh chóng và sâu sắc của kinh tế thế giới, để sáu nước Mekong-Lan Thương vươn lên mạnh mẽ, cần tư duy mới toàn diện hơn, cùng cách tiếp cận toàn dân, toàn khu vực, toàn cầu và giải pháp mới, quyết liệt, sáng tạo, đột phá”...

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh MLC đã trở thành cơ chế quan trọng gắn kết các nước Mekong và Trung Quốc, là hình mẫu hợp tác cùng phát triển và cùng thắng. Qua quá trình hình thành và phát triển, MLC đã đạt được những thành tựu nổi bật với ba nét lớn là: cơ chế hợp tác ngày càng hoàn thiện; nội dung ngày càng thực chất; tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước ngày càng sâu sắc.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng và sẽ tiếp tục cùng Trung Quốc và các nước Mekong thúc đẩy hợp tác Mekong-Lan Thương ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững. Với quan điểm như vậy, Thủ tướng đã đề xuất ba nội dung ưu tiên của MLC trong giai đoạn tới gồm:

Thứ nhất, xây dựng khu vực Mekong-Lan Thương hiện đại và phát triển, với phương châm là khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của từng nước cũng như của cả sáu quốc gia; coi nội lực là cơ bản, chiến lược và ngoại lực là quan trọng, đột phá.

Thứ hai, xây dựng khu vực Mekong - Lan Thương xanh, bền vững và bao trùm, bảo đảm sự hài hoà giữa hiện tại và tương lai, giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực và mục tiêu phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Cuối cùng, nhằm xây dựng khu vực Mekong-Lan Thương hoà bình và hợp tác, các nước thành viên cần không ngừng củng cố sự tin cậy, chân thành, đoàn kết đồng lòng, thúc đẩy lợi ích chung và đề cao chủ nghĩa đa phương; tăng cường tính bổ trợ giữa hợp tác Mekong-Lan Thương với ASEAN và các cơ chế hợp tác khu vực, tiểu vùng khác để sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tạo cộng hưởng và lan toả lợi ích.

Theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MLC lần thứ chín, dự kiến thông qua bốn văn bản, bao gồm: Dự thảo Thông cáo báo chí chung của Hội nghị; Dự thảo Sáng kiến về tăng cường hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương; Dự thảo Tuyên bố chung về Sáng kiến không khí sạch Mekong-Lan Thương và Dự thảo Tuyên bố chung về Tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm xuyên biên giới theo Khung hợp tác Mekong-Lan Thương.
'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

Năm 2021, một dự án thí điểm nguồn nước do Trung Quốc khởi xướng đã được triển khai tại làng Hatkeep ở tỉnh Luang Prabang, ...

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, ...

Tổng cục Hải quan thông tin về việc triển khai Chiến dịch Con rồng Mekong 6

Tổng cục Hải quan thông tin về việc triển khai Chiến dịch Con rồng Mekong 6

Chuỗi chiến dịch Con rồng Mekong do các lực lượng Hải quan Việt Nam, Trung Quốc đồng sáng kiến, khởi động từ năm 2018.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong và các đối tác

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong và các đối tác

Đây là lần đầu tiên các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Nhật Bản và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác ...

Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ

Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ

Ngày 27/7, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các Hội nghị liên quan tại Vientiane, Lào, đã diễn ra Hội ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 17/8: 'Quay xe', giảm gần 2%

Giá xăng dầu hôm nay 17/8: 'Quay xe', giảm gần 2%

Giá xăng dầu hôm nay 17/8, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (16/8), giá dầu giảm gần 2%, đẩy dầu Brent xuống dưới mức 80 USD/thùng.
Top 4 xe sedan cỡ D bán chạy nhất tháng 7/2024: Toyota Camry tiếp tục dẫn đầu

Top 4 xe sedan cỡ D bán chạy nhất tháng 7/2024: Toyota Camry tiếp tục dẫn đầu

Bảng xếp hạng top 4 xe sedan cỡ D bán chạy nhất tháng 7/2024, Toyota Camry tiếp tục dẫn đầu phân khúc với doanh số 129 chiếc, xếp thứ 2 ...
Nhận định, soi kèo Ipswich Town vs Liverpool, 18h30 ngày 17/8 - Vòng 1 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Ipswich Town vs Liverpool, 18h30 ngày 17/8 - Vòng 1 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Ipswich Town vs Liverpool tại vòng 1 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 18h30 ngày 17/8.
Một mốc son mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Một mốc son mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 18/8/2024, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 8 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 18/8/2024, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 8 năm 2024

Lịch âm 18/8. Lịch âm hôm nay 18/8/2024? Âm lịch hôm nay 18/8. Lịch vạn niên 18/8/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 18/8/2024: Tuổi Dậu tình cảm tránh nóng giận

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 18/8/2024: Tuổi Dậu tình cảm tránh nóng giận

Xem tử vi 18/8 - tử vi 12 con giáp hôm nay 18/8/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

Chuyến công du của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đến Australia còn cho thấy tham vọng vươn tầm ảnh hưởng của Wellington trong khu vực.
Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia đang có bước chuyển sâu sắc sau Hội nghị tham vấn bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao lần thứ 34 vừa diễn ra tại Washington D.C.
Dấu ấn sâu đậm, ý nghĩa đặc biệt chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hai nước và khu vực, thế giới

Dấu ấn sâu đậm, ý nghĩa đặc biệt chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hai nước và khu vực, thế giới

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ấn Độ đặc biệt cả về nội dung, hình thức, có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt với nhân dân hai nước và thế giới.
Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực

Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực

Hai vụ sát hại thủ lĩnh Hamas và Hezbollah dập tắt hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza và có thể đẩy Trung Đông vào cuộc xung đột quy mô lớn hơn...
BRICS vươn tầm ảnh hưởng

BRICS vươn tầm ảnh hưởng

Việc Malaysia nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) cho thấy tầm ảnh hưởng của nhóm này đã không còn chỉ là những dự đoán.
Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra

Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra

Bất chấp xung đột leo thang ở Ukraine, Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du nước ngoài dài nhất, đến châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ - Nga chạy đua tên lửa: Châu Âu lo lắng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, chuyên gia cảnh báo 'vết nứt nghiêm trọng'

Mỹ - Nga chạy đua tên lửa: Châu Âu lo lắng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, chuyên gia cảnh báo 'vết nứt nghiêm trọng'

Những lo ngại về chiến tranh hạt nhân gia tăng sau khi Mỹ triển khai tên lửa tầm xa ở Đức, có khả năng tấn công Nga và Moscow tuyên bố sẽ đáp trả tương ...
Thủ tướng Ấn Độ thăm Ukraine - Nước đi chiến lược trên vũ đài địa chính trị

Thủ tướng Ấn Độ thăm Ukraine - Nước đi chiến lược trên vũ đài địa chính trị

Ngoại giao Ấn Độ sẽ giành chiến thắng địa chính trị nếu có thể định vị chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Ukraine như một sáng kiến vì hoà bình.
Đối thoại với tỷ phú Elon Musk, ông Trump cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ

Đối thoại với tỷ phú Elon Musk, ông Trump cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ

Hôm 12/8, ông Donald Trump đã cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt mặt Mỹ trong thời gian gần.
Việt Nam-Ấn Độ: Xứng tầm chiến lược toàn diện

Việt Nam-Ấn Độ: Xứng tầm chiến lược toàn diện

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, vốn được mong đợi từ lâu, diễn ra từ ngày 30/7-1/8 với nhiều ý nghĩa quan trọng.
Toan tính nâng cao hợp tác quốc phòng, Trung Quốc gặp khó vì Indonesia thiếu 'mặn mà'

Toan tính nâng cao hợp tác quốc phòng, Trung Quốc gặp khó vì Indonesia thiếu 'mặn mà'

Giới quan sát nhận định Trung Quốc đang tìm cách củng cố mối quan hệ quốc phòng chưa phát triển đúng tiềm năng với Indonesia thông qua đề nghị mua tàu ngầm.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Dù ai làm Tổng thống, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc sẽ khó bề lay chuyển

Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Dù ai làm Tổng thống, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc sẽ khó bề lay chuyển

Theo nhà hoạch định kinh tế hàng đầu Trung Quốc, sẽ không có sự thay đổi mạnh mẽ trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc hai bên thời gian tới.
Phiên bản di động