Hội nghị CICA khẳng định nguyện vọng của các nước thành viên về xây dựng một châu Á hoà bình, ổn định, an toàn, hợp tác và thịnh vượng

Ngày 21/5/2014, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã trả lời phỏng vấn nhân dịp đoàn Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (gọi tắt là CICA) vừa diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc,
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc.


Xin Thứ trưởng cho biết đôi nét về Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (gọi tắt là CICA) và kết quả chính của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư vừa diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 21/5/2014.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Hội nghị Phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á, gọi tắt là CICA, ra đời năm 1992 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên về an ninh, kinh tế, môi trường, nhân đạo… Sau hơn 20 năm phát triển và 3 kỳ Hội nghị Thượng đỉnh, đến nay CICA gồm 26 nước thành viên, trong đó có cả Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, Trung Đông và gần 10 nước và tổ chức quốc tế là quan sát viên, trong đó có Liên hợp quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trung Quốc là Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư này.

Trong bối cảnh tình hình châu Á diễn biến phức tạp cả về chính trị, an ninh và kinh tế, đặc biệt có những điểm nóng, thậm chí căng thẳng, làm xói mòn lòng tin, Hội nghị đã đạt 3 kết quả quan trọng sau:

Thứ nhất, Hội nghị khẳng định nguyện vọng của các nước thành viên về xây dựng một châu Á hoà bình, ổn định, an toàn, hợp tác và thịnh vượng.

Thứ hai, Hội nghị đã nhấn mạnh những nguyên tắc cốt lõi của CICA, đó là: Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của nước khác.

Thứ ba, các nước nhấn mạnh phải thực hiện một cách nghiêm túc và nhất quán trên thực tế các nguyên tắc, tuyên bố và cam kết đã đưa ra.

Xin Thứ trưởng cho biết những đóng góp của đoàn Việt Nam vào các kết quả quan trọng đó của Hội nghị.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đi dự Hội nghị lần này vào lúc tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp, đe doạ hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Hơn lúc nào hết, sự tham gia Hội nghị của Phó Chủ tịch nước ta là hết sức cần thiết nhằm thực hiện ba nhiệm vụ:

Thứ nhất, với tư cách là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của CICA, đáp ứng sự trông đợi của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đóng góp vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển ở châu Á.

Thứ hai, chúng ta làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ lập trường, quan điểm xây dựng, có trách nhiệm và thiện chí của Việt Nam.

Nhiệm vụ thứ ba cũng hết sức quan trọng là, trong khi kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước, chúng ta cũng nỗ lực góp phần giảm căng thẳng, giảm nguy cơ đối đầu, thúc đẩy đối thoại, qua đó duy trì hoà bình, khôi phục lại ổn định ở khu vực nóng bỏng sát sườn với ta, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nguyên tắc không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.

Với thái độ xây dựng, có trách nhiệm và kiên trì giữ vững nguyên tắc, Đoàn ta đã góp phần khẳng định những nguyên tắc căn bản của CICA, là nền tảng rất quan trọng của việc bảo đảm hoà bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng; đồng thời thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đó trên thực tế.

Xin Thứ trưởng cho biết Hội nghị có bàn về vấn đề Biển Đông hay không?

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Tôi xin trả lời ngay là có, vì ba lý do:

Thứ nhất, CICA quan niệm an ninh châu Á có tính toàn diện và thống nhất, không thể chia tách. An ninh và ổn định của mỗi nơi ảnh hưởng đến an ninh chung của toàn khu vực. Một nước không thể vì an ninh của riêng mình mà đe doạ an ninh của nước khác. Hoà bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông đang bị đe doạ nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là nền hoà bình, an ninh và ổn định chung của châu Á cũng đang bị đe doạ.

Thứ hai, tình hình Biển Đông vừa qua căng lên, do Trung Quốc đặt giàn khoan trái luật pháp quốc tế, sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Điều đó khiến dư luận quốc tế, nhất là khu vực châu Á, hết sức lo ngại. Đây là một thực tế khách quan. Vì thế, các nước thành viên có trách nhiệm của CICA không thể làm ngơ và đều đã lên tiếng tại Hội nghị.

Thứ ba, vấn đề Biển Đông đã, đang và sẽ là một trong những thách thức lớn nhất về an ninh đối với CICA. Liệu các nguyên tắc căn bản, cốt lõi của CICA là tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia, hoà bình giải quyết các tranh chấp, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực đã được toàn thể các nước thành viên CICA nêu trong Tuyên bố của Hội nghị có được thực hiện trên thực tế ở Biển Đông hay không, điều này sẽ quyết định uy tín, vị thế và vai trò của cơ chế này ở châu Á./.

(TG&VN)

Đọc thêm

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
ASEAN trong mắt các bạn trẻ

ASEAN trong mắt các bạn trẻ

Trong tiến trình hướng tới tương lai khu vực, thanh niên là động lực then chốt thúc đẩy hiện thự́c hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025...
Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác để chia sẻ về việc nắm bắt thời cơ trong thời đại số.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Ngày 23/4, Kubi nhà Khánh Thi - Phan Hiển và bạn nhảy Linh San lần thứ hai vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship 2024.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động