TIN LIÊN QUAN | |
Các cơ quan vũ trụ quốc tế đề xuất thiết lập trạm quan sát khí hậu | |
Tổng thống Pháp: Châu Âu sẽ thay Mỹ thực hiện Hiệp định Paris |
Các mục tiêu này được nhấn mạnh trong các bài phát biểu tại phiên họp toàn thể chiều 12/12 của ba đồng Chủ tịch, gồm Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Hội nghị "Một hành tinh", ngày 12/12, tại Paris. (Nguồn: AP) |
Theo tin từ Pháp, Hội nghị thượng đỉnh mang tên "Một hành tinh", diễn ra đúng hai năm sau thắng lợi lịch sử của Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) khi tất cả 195 quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Hội nghị thượng đỉnh "Một hành tinh" - được tổ chức với sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Pháp và Ngân hàng Thế giới - quy tụ hàng trăm nhà lãnh đạo quốc tế trong mọi lĩnh vực, quyết tâm thể hiện sức mạnh của tập thể khi phải đối mặt với một vấn đề toàn cầu như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Hội nghị lần này nhằm thúc đẩy nhanh việc huy động tài chính công và tư cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cũng như tìm kiếm những cách thức tài trợ mới để đẩy mạnh hơn nữa việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tổng thư ký Antonio Guterres trong bài phát biểu tại hội nghị đã nhấn mạnh cần phải làm tất cả để các nước giàu tôn trọng cam kết của họ là tài trợ 100 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2020 cho các nước đang phát triển trong cuộc chiến toàn cầu này.
Trong khuôn khổ hội nghị, 12 dự án tài trợ đã được công bố, tập trung vào những ưu tiên tiến tới chuyển đổi và phát triển thải ra khí có carbon (như CO2, CO) thấp; tăng cường thích ứng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; đoàn kết và nâng cao năng lực của các quốc gia, nhất là các quốc gia dễ bị tổn thương nhất vì biến đổi khí hậu.
Trước đó, sáng cùng ngày, hơn 50 diễn giả thuộc nhiều tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, các nhà đầu tư, thành viên chính phủ, nhà hoạt động địa phương, chuyên gia khoa học đã tham gia chia sẻ những kế hoạch hành động tại bốn diễn đàn lớn.
Tại diễn đàn thứ nhất, với chủ đề "Thay đổi quy mô tài chính cho các hoạt động chống biến đổi khí hậu", các diễn giả đã tập trung làm rõ phương thức huy động vốn cho những dự án phát triển thải ra khí CO2 và CO thấp và thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo các diễn giả, với các khoản đầu tư cần có là nhiều tỷ USD, tài chính công tuy đóng vai trò trung tâm nhưng cũng sẽ không thể thúc đẩy phát triển bền vững nếu không có tài chính tư nhân.
Diễn đàn thứ hai tập trung vào minh bạch tài chính vì một nền kinh tế bền vững. Theo các diễn giả, để chuyển đổi sang một nền kinh tế phi carbon, việc huy động các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính là rất quan trọng. Tất cả các bên tham gia, các tổ chức tài chính công cũng như tư nhân phải tiếp tục đổi mới theo hướng này.
Diễn đàn thứ ba diễn ra với chủ đề về những cách thức để các thành phố và lãnh thổ có thể đẩy mạnh hành động về khí hậu và tích cực đóng góp vào việc thực hiện Thỏa thuận Paris 2015. Các diễn giả đã đề xuất những giải pháp thúc đẩy sự hợp tác rộng rãi giữa khu vực nhà nước và tư nhân, cũng như giữa quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương.
Diễn đàn cuối cùng liên quan đến các chính sách công cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Tại đây, các diễn giả đã khẳng định chính phủ các nước phải đóng vai trò đảm bảo cho việc thực hiện những mục tiêu của Hiệp định Paris 2015 về chống biến đổi khí hậu.
Nicaragua ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu Ngày 23/10, Nicaragua đã ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, khiến chỉ còn Mỹ và Syria là hai quốc gia nằm ... |
Mỹ khẳng định vẫn sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu Ngày 16/9, Nhà Trắng khẳng định Mỹ không thay đổi lập trường về việc rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. |
Pháp chống biến đổi khí hậu thế nào? Khi nói tới biến đổi khí hậu, người ta hay nghĩ đến băng tan ở Bắc Cực hay mực nước biển đang dâng cao có ... |