Pháp chống biến đổi khí hậu thế nào?

Khi nói tới biến đổi khí hậu, người ta hay nghĩ đến băng tan ở Bắc Cực hay mực nước biển đang dâng cao có nguy cơ nhấn chìm quần đảo Maldive. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia trên thế giới và Pháp cũng đang chịu những hậu quả của vấn đề này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phap chong bien doi khi hau the nao Hàng trăm nhà khoa học Mỹ muốn sang Pháp làm việc
phap chong bien doi khi hau the nao G20: Tuyên bố chung nhấn mạnh nội dung thương mại và biến đổi khí hậu
phap chong bien doi khi hau the nao
Tháp Eiffel – biểu tượng của nước Pháp – với khẩu hiêu "For the planet" (Vì hành tinh) trong dịp diễn ra Hội nghị COP 21, tại Paris tháng 12/2015. (Nguồn: MIT)

Ba cấp độ, năm ưu tiên

Từ đầu những năm 1990, Chính phủ Pháp đã coi biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề trọng tâm cần giải quyết. Vì thế, từ lâu, nước này đã thực hiện chính sách chống lại biến đổi khí hậu ở ba cấp độ: quốc gia, khu vực và quốc tế.

Ở cấp quốc gia, Pháp đặc biệt chú ý đến năng lượng ít khí thải carbon và khuyến khích các ngành sản xuất nỗ lực cải tiến công nghệ để xanh, sạch hơn. Ở cấp khu vực, Pháp luôn đi đầu trong việc xây dựng chính sách của Liên minh châu Âu nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và giảm khí thải. Ở mức độ quốc tế, Pháp là một trong các quốc gia nỗ lực trợ giúp và khuyến khích các nước khác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển năng lượng xanh, bền vững. Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc COP21, tổ chức tại Pháp hồi cuối năm 2015, với việc ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu, đã thể hiện rõ vai trò của "đất nước hình lục lăng" trong cuộc chiến toàn cầu chống lại hiện tượng này.

Trên thực tế, hàng năm, quốc gia chiếm 4% tổng GDP thế giới chỉ thải ra 1% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Do đó, Pháp được coi là một trong những nước công nghiệp phát triển với lượng khí thải hàng năm trên đầu người ít nhất thế giới. Đây là kết quả của chính sách tập trung vào năng lượng nguyên tử và cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính đã được thực hiện từ lâu ở Pháp.

Theo các nhà khoa học Pháp, nhiệt độ tại đây đã tăng lên 1°C so với một thế kỷ trước. Điều này gây tác hại đến môi trường tự nhiên như sự suy thoái của các rừng thông, mực nước biển dâng, hiện tượng bão tố xảy ra thường xuyên hơn... Không chỉ thế, biến đổi khí hậu có tác động xấu đến cả ngành công nghiệp sản xuất rượu vang vốn nổi tiếng của Pháp, vì nhiệt độ tăng làm lượng đường trong nho cao hơn, dẫn đến nồng độ cồn trong rượu tăng.

Chính vì thế, nước Pháp không ngừng nỗ lực đẩy mạnh hiệu quả của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị COP 21, Pháp đã cam kết đưa phát triển bền vững vào mọi chính sách phát triển quốc gia, với năm ưu tiên gồm: phát triển nền kinh tế tuần hoàn với khả năng tái tạo rác thải cao; chuyển giao nghề nghiệp; chính sách liên quan đến môi trường nước; chính sách đa dạng sinh vật biển và đại dương; giáo dục về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Quyết định táo bạo

Từ khi ông Emmanuel Macron lên nắm quyền Tổng thống, nước Pháp đã có thêm những động thái rất quan trọng và ý nghĩa trong cuộc chiến toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu.

phap chong bien doi khi hau the nao
Chính phủ Pháp luôn coi biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề trọng tâm cần giải quyết. (Nguồn: Francetravelguide)

Trước hết, vị Tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Pháp đã tuyên bố rộng rãi trên truyền thông rằng Paris luôn mở cửa đón nhận các nhà khoa học trên khắp thế giới, đặc biệt là những người làm công tác nghiên cứu khí hậu. Tổng thống Macron đưa ra lời mời trên sau khi người đồng cấp Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu. “Giờ đây, Pháp là đất nước của các bạn”, ông Macron đã đăng tải thông điệp này trên mạng xã hội Facebook, cùng với từ khóa “ScienceMarche” (khoa học luôn vận động). Theo ông Macron, nếu không chống lại biến đổi khí hậu thì sẽ có nhiều nguy cơ dẫn đến di dân diện rộng, chiến tranh, đói kém, mất mùa... – một thế giới đầy nguy hiểm.

Tuy nhiều người cho rằng Pháp không chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học bằng Mỹ nên không có nhiều hấp dẫn đối với các nhà khoa học ở xứ cờ hoa, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Tạp chí Nature (Anh) cho biết dù Pháp cắt giảm ngân sách cho nghiên cứu, không thiếu các nhà khoa học đặc biệt quan tâm tới chương trình hành động chống biến đổi khí hậu của ông Macron và có rất nhiều người xin làm việc tại Pháp. Theo Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), đến nay đã có khoảng 1.000 nhà khoa học đến từ 97 quốc gia, trong đó có một nửa là người Mỹ,​ đáp lại lời mời của ông Macron.  CNRS cho biết đã có 154 nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí đặc thù cần thiết và được mời nộp hồ sơ ứng viên. Giữa tháng Sáu vừa qua, Chính phủ Pháp cũng thông báo chi 30 triệu Euro cho chương trình "Make our planet great again" (Làm cho hành tinh chúng ta vĩ đại trở lại). 

Một điều đáng chú ý nữa là trong tháng Bảy, Bộ trưởng Môi trường Pháp Nicolas Hulot – một nhà hành động vì môi trường nổi tiếng - đã đưa ra chương trình bảo vệ môi trường của Chính phủ mới. Điều đặc biệt trong chương trình là Pháp, nước của các nhãn hiệu ô tô hàng đầu thế giới như Citroën DS, Renault Escape hay Peugeot 205 GTi, sẽ ngưng bán các loại xe chạy bằng xăng hoặc dầu diesel từ năm 2040. Quyết định táo bạo này khiến nhiều người kinh ngạc vì ngành sản xuất ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Pháp. Rõ ràng là cam kết đầu tư phát triển các loại ô tô chạy bằng điện của nước Pháp có ý nghĩa to lớn, thúc đẩy và khuyến khích các quốc gia khác có động thái mạnh mẽ hơn để chống lại biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Đáng chú ý, thời điểm nước Pháp đưa ra tuyên bố trên cũng rất phù hợp. Đầu tháng Bảy, hãng sản xuất ô tô Thụy Điển Volvo đã thông báo ý định tập trung sản xuất các loại xe chạy điện hoặc xe hybrid từ năm 2019.

Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi đặt ra đối với quyết định giảm xe chạy bằng xăng và dầu diesel của nước Pháp. Sau năm 2040, việc bán một chiếc xe truyền thống như thế này ở Pháp có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? Nhập khẩu xe loại này có bị coi là buôn lậu? Và xe hybrid sẽ được quy định trong luật thế nào, trong khi loại xe này vẫn có thể chạy bằng xăng hoặc dầu? Nhiều chuyên gia đánh giá khi chính sách mới được thực hiện, nước Pháp có thể sẽ nới lỏng lệnh cấm hơn. Một số người khác lại cho rằng, ngành sản xuất ô tô sẽ phản ứng dữ dội với quyết định trên. Song thực tế, tuyên bố của Chính phủ Pháp lại không gây ra phản ứng bất bình ở các nhà sản xuất ô tô của nước này. Các công ty hoặc coi lệnh cấm còn quá mù mờ và chung chung hoặc họ tin tưởng hoàn toàn có thể vượt qua thử thách này để vươn lên hàng đầu trong việc sản xuất ô tô “sạch”.

Có thể thấy, nước Pháp có chính sách thông suốt, nhất quán trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và chống lại biến đổi khí hậu nói riêng. Nhờ đó, Pháp đang vươn lên dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Sự thành công của nước Pháp chắc chắn sẽ là động lực lớn thúc đẩy các quốc gia khác hành động tích cực hơn để bảo vệ Trái đất.

Hiện nay, Trung Quốc là nước thải ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới. Tại Hội nghị COP 21, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết đến năm 2030, Bắc Kinh sẽ giảm lượng khí thải khoảng 60% so với năm 2005. Cam kết này đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu. Đây là sự thay đổi lớn trong chiến lược của Trung Quốc, vì nước này từng bị coi là nguyên nhân khiến hiệp ước chống biến đổi khí hậu không được ký kết sau các cuộc đàm phán tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 2009.
phap chong bien doi khi hau the nao Biến đổi khí hậu đe dọa thịnh vượng của châu Á-Thái Bình Dương

Báo cáo công bố ngày 14/7 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ...

phap chong bien doi khi hau the nao Tổng thống Mỹ có thể thay đổi quan điểm về Hiệp định Paris?

Ngày 13/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để ngỏ khả năng đảo ngược quyết định của mình liên quan đến Hiệp định Paris về ...

phap chong bien doi khi hau the nao Thúc đẩy triển khai chương trình hợp tác về biến đổi khí hậu

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức làm việc tại Hà Lan, chiều ngày 11/7 (theo giờ địa phương), tại thủ đô La Hay của ...

Lê Thị Thiên Hương Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE)

Đọc thêm

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3 - Kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. SXMT 30/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. xổ số miền ...
XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3 - kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. trực tiếp xổ số miền Nam 30/3/2024. xổ số miền Nam thứ 7. xo so mien nam. SXMN 30/3/2024. ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã tham khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động