Hội nghị Ngoại giao: Lịch sử và ý nghĩa

Đào Mai Anh - Trương Thị Hằng
Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao
Tình hình thế giới và khu vực luôn diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó lường, trong đó thời cơ và thách thức luôn đan xen, ngành Ngoại giao phải thường xuyên theo dõi sát sao, chủ động nắm bắt đúng xu thế và phát triển của tình hình, tạo cơ sở để tham mưu, phản ứng kịp thời, kiến nghị chính sách phù hợp, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị Ngoại giao: Lịch sử và ý nghĩa
Bác Hồ nói chuyện tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ ba tại trụ sở Bộ Ngoại giao (từ 16/12/1963 đến 16/1/1964). (Ảnh tư liệu)

Đối với ngành Ngoại giao, Hội nghị Ngoại giao được tổ chức hai năm một lần với sự tham dự đầy đủ các lực lượng làm công tác đối ngoại ở trong nước và tất cả cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài luôn là sự kiện quan trọng, thu hút sự đóng góp công sức, trí tuệ và quan tâm của đông đảo cán bộ trong và ngoài ngành.

Hội nghị không chỉ là dịp để toàn ngành đánh giá tình hình thế giới, khu vực và công tác xây dựng Ngành mà còn là dịp để tăng cường sự phối hợp giữa ngành Ngoại giao với các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiêp, phụng sự đất nước, nhân dân, nâng cao uy tín, hình ảnh của ngành Ngoại giao, đóng góp vào xây dựng đường lối đối ngoại của kỳ Đại hội Đảng tiếp theo.

Đồng hành cùng đất nước

Từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ nhất năm 1957 đến nay, Bộ Ngoại giao đã tổ chức tổng cộng 31 Hội nghị Ngoại giao, mỗi Hội nghị đều có chủ đề riêng, đều gắn liền với chặng đường cách mạng Việt Nam, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đánh dấu những phát triển mới trong tư duy và đột phá trong hành động của ngành Ngoại giao. Tại mỗi kỳ Hội nghị, các báo cáo tổng quan về thế giới và công tác đối ngoại, xây dựng ngành, chuyên đề của các đơn vị trong nước và các cơ quan đại diện được trình bày và thông qua, sau đó được tập hợp thành Kỷ yếu làm nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo rất có giá trị.

Văn kiện cao nhất được ban hành sau mỗi kỳ Hội nghị chính là Nghị quyết Hội nghị, kèm theo chương trình hành động nêu rõ định hướng triển khai công tác đối ngoại trong vòng 2-3 năm tiếp theo, là cơ sở để Bộ Ngoại giao xây dựng các chương trình hành động hàng năm và các chiến lược, văn bản có liên quan cũng như là kim chỉ nam cho công tác tổng kết, đánh giá năm trong nhiệm kỳ của Hội nghị.

Nhìn lại lịch sử, ngành Ngoại giao có vinh dự lớn được Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành, trực tiếp dự những Hội nghị Ngoại giao đầu tiên và để lại nhiều chỉ đạo sâu sắc, mang tính chiến lược mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Với truyền thống đó, hơn 65 năm qua, Hội nghị Ngoại giao luôn là dịp quan trọng để toàn bộ lực lượng làm đối ngoại của các bộ, ban, ngành và địa phương cả nước quán triệt, thống nhất nhận thức và quyết tâm hành động nhằm triển khai thắng lợi chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong mỗi chặng đường cách mạng của dân tộc.

Trong các kỳ Hội nghị gần đây, Hội nghị vinh dự đón các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước tới dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Ba kỳ Hội nghị gần đây nhất, được tổ chức vào các năm 2016, 2018, 2021 là những sự kiện được quan tâm, theo dõi sát sao bởi những người làm đối ngoại, ngoại giao cả trong và ngoài nước.

Nhiều đóng góp thiết thực

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” được đánh giá là Hội nghị của “quyết tâm hành động”, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tham dự và chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá hoạt động đối ngoại đã chủ động, tích cực triển khai mạnh mẽ và hiệu quả chủ trương lớn về Hội nhập quốc tế do Đại hội XI của Đảng đề ra và được cụ thể hoá trong Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị khoá XI.

Hội nhập quốc tế được triển khai trên tất cả các kênh, gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại của Quốc hội, đối ngoại nhân dân, diễn ra trên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù tình hình chính trị - kinh tế thế giới diễn biến không thuận song hoạt động đối ngoại đã có nhiều đóng góp thiết thực vào việc tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác đối ngoại vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có mặt chưa thật chủ động và hiệu quả chưa cao; chưa có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để hạn chế các tác động tiêu cực trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế; trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn có lúc chưa theo kịp những chuyển biến mau lẹ, phức tạp của tình hình; sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành, các địa phương còn thiếu chặt chẽ; công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình chưa được như mong muốn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” đã nêu bật những điểm sáng về công tác đối ngoại. Mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến phức tạp song công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước, phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp phát triển, nâng tầm ngoại giao đa phương, đưa vị thế Việt Nam lên một tầm cao mới… Hội nghị xác định những nhiệm vụ trọng tâm của ngành là nghiên cứu, xây dựng đường lối đối ngoại trong tình hình mới; đặt phát triển ở vị trí trung tâm, đẩy mạnh ngoại giao phục vụ phát triển, gắn hơn với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các địa phương.

Hội nghị Ngoại giao 31 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”, diễn ra ngay sau Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây là Hội nghị có sự khác biệt lớn, một cột mốc mới, đánh dấu sự trưởng thành của Ngoại giao Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, đất nước ta có vị thế, tiềm lực, uy tín quốc tế thuận lợi mới, đứng trước yêu cầu và mục tiêu phát triển mới đến năm 2025, 2030 và đến giữa thế kỷ này. Do đó, yêu cầu mới đặt ra cho đối ngoại và hội nhập quốc tế cao hơn về chất lượng hiệu quả, sâu rộng hơn về lĩnh vực và lực lượng tham gia, đồng bộ chặt chẽ hơn về phối hợp, chủ động tích cực hơn trong triển khai.

Hội nghị đưa ra các phương hướng triển khai các quan điểm mới về đối ngoại mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra với sáu nhiệm vụ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao cho các cơ quan làm đối ngoại trong cả nước. Đó là quan điểm mới về “triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”. Đó là quan điểm mới về phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong “tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”, “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại” với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Phụng sự đất nước

Trong vài ngày tới, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII, xây dựng nền ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, phụng sự đất nước và nhân dân trong thời kỳ chiến lược mới” được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19-23/12. Đây là Hội nghị Ngoại giao tổ chức giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và sau 37 năm tiến hành công cuộc Đổi mới.

Đất nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới về chất, có ý nghĩa chiến lược và đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới từ tư duy đến cách làm. Đây là dịp để ngành Ngoại giao cùng nhìn lại thành công, hạn chế của nhiệm kỳ trước, tạo thống nhất trong nhận thức và hành động thông qua đánh giá tổng thể cục diện, tình hình, cơ hội, thách thức đặt ra trong môi trường đối ngoại, từ đó tìm ra phương hướng, biện pháp, cách thức xử lý các vấn đề đối ngoại lớn, đổi mới sáng tạo hoạt động của ngành theo hướng tiên phong, toàn diện, hiện đại.

Ngoài ra, các vấn đề về tổ chức, đội ngũ, bộ máy, chế độ, chính sách cũng được xem xét, thảo luận nhằm tạo dựng môi trường và điều kiện tốt nhất cho cán bộ làm việc, phấn đấu, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng ngành, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những mốc son đối ngoại và hội nhập nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII

Những mốc son đối ngoại và hội nhập nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII

Những thành tựu ấn tượng của Đối ngoại và Ngoại giao Việt Nam nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng ...

Ngoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới

Ngoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới

Thành tựu những năm qua tạo cho Việt Nam tiềm lực, vị thế, uy tín cao trên trường quốc tế, đưa đất nước hình chữ ...

Tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư về nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam

Tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư về nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam

Lần đầu tiên ra sách về chủ đề đối ngoại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết những bài học kinh nghiệm giá ...

Ngoại giao ‘cây tre Việt Nam’ trong mắt bạn bè quốc tế

Ngoại giao ‘cây tre Việt Nam’ trong mắt bạn bè quốc tế

Các quan chức ngoại giao và học giả quốc tế đã có nhiều nhận định tích cực về đường lối “ngoại giao cây tre” của ...

Hình ảnh Bác Hồ, 'cây tre Việt Nam' truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình tại Brazil

Hình ảnh Bác Hồ, 'cây tre Việt Nam' truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình tại Brazil

Từ nửa bên kia bán cầu, hình ảnh Bác Hồ, cây tre Việt Nam đã mang đến nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những người ...

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 4/7: Từ giờ đến cuối năm, tình hình tài chính của bạn có chuyển biến tốt hơn không?

Bài tarot hôm nay 4/7: Từ giờ đến cuối năm, tình hình tài chính của bạn có chuyển biến tốt hơn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây theo trực giác để khám phá liệu từ giờ đến cuối năm, tình hình tài chính của bạn có chuyển biến ...
IBP: Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

IBP: Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Kết quả xếp hạng minh bạch ngân sách cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cường công khai minh bạch...
Mức lương tối thiểu vùng 1 với người lao động từ ngày 1/7/2024

Mức lương tối thiểu vùng 1 với người lao động từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu tháng của vùng 1 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ là 4.960.000 đồng/tháng.
Từ ngày 1/7/2024, làm thẻ căn cước mới ở đâu?

Từ ngày 1/7/2024, làm thẻ căn cước mới ở đâu?

Từ ngày 1/7, công an cả nước sẽ tiến hành cấp thẻ căn cước cho công dân Việt Nam. Vậy làm thẻ căn cước mới ở đâu?
Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 7/2024

Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 7/2024

Bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 7/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết bên dưới đây.
Chỉnh màu trên iPad Pro giúp cá nhân hóa máy tính bảng

Chỉnh màu trên iPad Pro giúp cá nhân hóa máy tính bảng

Bạn muốn tạo màu sắc của các ứng dụng theo sở thích riêng? Hãy cùng khám phá cách thay đổi màu sắc ứng dụng trên Redmi iPad Pro trong phần ...
Bất ổn ở Tây Phi: Quân đội quản lý Burkina Faso thêm 5 năm, tấn công vũ trang ở miền Trung Mali, Niger-Benin hạ nhiệt căng thẳng

Bất ổn ở Tây Phi: Quân đội quản lý Burkina Faso thêm 5 năm, tấn công vũ trang ở miền Trung Mali, Niger-Benin hạ nhiệt căng thẳng

Đại úy Ibrahim Traoré, giành quyền lãnh đạo Burkina Faso từ ngày 30/9/2022, đã bắt đầu quản lý đất nước Tây Phi này thêm 5 năm.
Ukraine 'khoe' tích hợp thành công hệ thống tác chiến vào mạng lưới của NATO, cùng Mỹ thảo luận 'cây cầu' dẫn đến liên minh

Ukraine 'khoe' tích hợp thành công hệ thống tác chiến vào mạng lưới của NATO, cùng Mỹ thảo luận 'cây cầu' dẫn đến liên minh

Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra tại Washington trong tuần tới sẽ 'giúp xây cầu' dẫn đến việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự.
Canada tái khẳng định cam kết với an ninh và ổn định khu vực châu Âu-Đại Tây Dương

Canada tái khẳng định cam kết với an ninh và ổn định khu vực châu Âu-Đại Tây Dương

Thủ tướng Canada Justin Trudeau xác nhận ông sẽ tới Washington (Mỹ) dự Hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 8-11/7.
Thái Lan và Ấn Độ tổ chức tập trận thường niên Maitree

Thái Lan và Ấn Độ tổ chức tập trận thường niên Maitree

Lục quân Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung với Thái Lan (Maitree) lần thứ 13 kéo dài từ ngày 1-15/7 tại Pháo đài Vachiraprakan.
Nội các Ai Cập có 17 bộ trưởng mới, tập trung giải quyết ngay lập tức thách thức, thúc đẩy cải cách kinh tế

Nội các Ai Cập có 17 bộ trưởng mới, tập trung giải quyết ngay lập tức thách thức, thúc đẩy cải cách kinh tế

Nội các mới của Ai Cập sẽ không chỉ có các gương mặt mới, mà còn chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ.
Biểu tình bạo lực ở Thổ Nhĩ Kỳ: Gần 500 người bị bắt giữ, dân Syria nổi giận, Ankara hành động

Biểu tình bạo lực ở Thổ Nhĩ Kỳ: Gần 500 người bị bắt giữ, dân Syria nổi giận, Ankara hành động

Thổ Nhĩ Kỳ đóng các cửa khẩu biên giới chính giáp với Tây Bắc Syria sau các cuộc biểu tình phản đối lẫn nhau của người dân hai bên.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Phiên bản di động