Hội nghị Thượng đỉnh EU: Món quà ngày sinh nhật của Thủ tướng Đức Angela Merkel?

TGVN. Trong ngày sinh nhật của mình (17/7) cũng là Hội nghị Thượng đỉnh EU, Thủ tướng Angela Merkel sẽ phải trải qua một ngày đầy áp lực cùng với 26 đồng nghiệp của mình trong EU.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Lý do Nhật Bản vẫn "dè chừng" EU
Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Cuối cùng EU đã thách thức Trung Quốc?
1538 merlin 174353283 69a4eb8c 8abf 4283 a809 60713fdaac53 superjumbo
Bà Angela Merkel đã hứa với Thủ tướng Italy "một điều đặc biệt, một điều mạnh mẽ" nhưng với những gì đang diễn ra, liệu bà có thể giữ lời hứa của mình? (Nguồn: AP)

Đề nghị thỏa hiệp vì lợi ích chung

Ngày 17/7, các nhà lãnh đạo của 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU) gặp nhau trực tiếp tại Brussels để thảo luận về gói tài chính trị giá 1,8 nghìn tỷ Euro cho kế hoạch phục hồi sau Covid-19 và một ngân sách dài hạn mới của khối.

Trong ngày sinh nhật của mình (17/7), Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ phải trải qua một ngày đầy áp lực cùng với 26 đồng nghiệp trong EU. Tranh cãi căng thẳng về số lượng và phương thức giải ngân của Quỹ tái thiết sau đại dịch Covid-19. Các nhà lãnh đạo EU cũng đồng thời phải đàm phán về gói ngân sách dài hạn mới của khối trị giá gần 1,1 nghìn tỷ Euro. Sự kết hợp này càng khiến vấn đề thêm phức tạp.

Sau nhiều hội nghị trực tuyến thì đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo EU thảo luận trực tiếp với nhau, bởi vì để đi đến được một quan điểm thống nhất, cần có nhiều cuộc đàm phán giữa hai hoặc ba bên bên lề Hội nghị thượng đỉnh.

Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng EU trong nhiệm kỳ từ nay đến cuối năm 2020, Thủ tướng Angela Merkel phải cố gắng thông qua các cuộc đàm phán cá nhân để đưa quan điểm và mong muốn của các nước EU đến một mẫu số chung.

Trong thư mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch EU Charles Michel đã nghiêm túc nhấn mạnh: "Một sự thỏa hiệp là cần thiết, vì lợi ích chung cho người dân của chúng ta". Vị Chủ tịch người Bỉ này cũng hứa hẹn sẽ "làm việc hết sức" cho mục đích trên. Để có thể kết nối các quan điểm trái ngược nhau, ông đã đưa ra một đề nghị thỏa hiệp vào tuần trước. Trong thuật ngữ của EU, đây được gọi là "hộp đàm phán", vì nó chứa các điều khoản linh động để các nước dễ chấp nhận.

Trong "hộp đàm phán" của Chủ tịch Charles Michel có đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về Quỹ tái thiết trị giá 750 tỷ Euro, cao hơn 1/3 so với kế hoạch do Pháp và Đức đưa ra hồi tháng 5 vừa qua. 2/3 số tiền này sẽ là các khoản tài trợ, phần còn lại là khoản cho vay.

Lần đầu tiên trong lịch sử liên minh, EC sẽ được ủy nhiệm để đi vay tới 750 tỷ Euro trên thị trường tài chính. Khoản vay này sẽ được hoàn trả từ ngân sách của khối và các quỹ riêng mới dựa trên việc xác định các nguồn lực của khối. Các khoản tiền này phải được dành cho các dự án trong tương lai như thay đổi hệ sinh thái và môi trường kỹ thuật số trong EU. Chúng không nên lẫn lộn với ngân sách quốc gia của các nước thành viên. Sự tranh cãi về trị giá của Quỹ tái thiết cũng như về điều kiện giải ngân và phân phối các khoản tiền liên tục nổ ra.

Cần nhìn xa hơn và hợp tác nhiều hơn

Thủ tướng Hà Lan đóng vai trò như người phát ngôn của 4 nước phản đối (Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển). Ban đầu ông chống lại các khoản nợ chung. Sau đó ông yêu cầu chỉ giải ngân các khoản tiền dưới dạng cho vay.

Italy thì phản đối mạnh mẽ đề xuất này và không muốn tăng thêm khoản nợ quốc gia đã lên tới 130% GDP của nước này. Nếu giải ngân Quỹ tái thiết theo hình thức các khoản trợ cấp, Thủ tướng Hà Lan yêu cầu mọi dự án từ Quỹ tái thiết này phải được sự phê duyệt từ tất cả chính phủ các nước EU.

Quốc hội Hungary đã quyết định sẽ không đồng ý với gói tài chính của EU nếu vụ kiện chống lại Hungary vi phạm luật pháp EU chưa kết thúc. Các nhà phê bình coi đây là "một sự tống tiền trần trụi". Thủ tướng Hungary cũng tuyên bố sẽ phủ quyết trong trường hợp các khoản giải ngân của EU trong tương lai đi kèm với việc áp đặt các điều kiện pháp lý đối với nước này.

Quỹ tái thiết của EU được xây dựng để giúp đỡ các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 là Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Một cuộc đấu tranh mạnh mẽ đã nổ ra, đặc biệt là tại Thủ đô Rome của Italy. Trong cuộc họp với Thủ tướng Đức, Thủ tướng Italy đã cảnh báo, không được phép phân tách nền kinh tế của EU, điều đó sẽ "gây nguy hiểm cho thị trường nội khối". Bà Angela Merkel đã hứa với Thủ tướng Italy "một điều đặc biệt, một điều mạnh mẽ" nhưng với những gì đang diễn ra, liệu bà có thể giữ lời hứa của mình?

Quá trình đàm phán "sẽ rất khó khăn", ông Susi Dennison thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu cho biết, vì theo ông, một số khác biệt lịch sử giữa những nước cung cấp tiền và những nước nhận tiền trong EU đã quay trở lại. Nhưng người dân châu Âu sẽ cần đến sự hợp tác nhiều hơn. Những nhà lãnh đạo châu Âu nên nhìn xa hơn, bởi vì bất kỳ sai lầm và sự ích kỷ nào cũng sẽ làm hỏng EU và tương lai EU.

Thủ tướng Angela Merkel là người có kinh nghiệm đàm phán nhiều nhất trong số 27 lãnh đạo của EU và bà chính là người mang đến hy vọng. Bà đã khẳng định rằng "vẫn còn một chặng đường dài phía trước". Ở Brussels, có tin rằng, Hội nghị thượng đỉnh này sẽ còn phải kéo dài và thậm chí còn phải trải qua nhiều hội nghị nữa mới có thể thành công.

EU và Liên đoàn Arab đối mặt với một số bất đồng

EU và Liên đoàn Arab đối mặt với một số bất đồng

Ngày 24/2, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Federica Mogherini cho ...

​Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh EU - Liên đoàn Arab với chủ đề “Đầu tư vào sự ổn định”

​Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh EU - Liên đoàn Arab với chủ đề “Đầu tư vào sự ổn định”

Ngày 24/2, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu – Liên đoàn Arab (EU - AL) với chủ đề “Đầu tư vào sự ổn ...

Thượng đỉnh EU và Arab

Thượng đỉnh EU và Arab "nóng bỏng" vấn đề nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu

Trong hai ngày nhóm họp, dự kiến các nhà lãnh đạo sẽ bàn về hợp tác giữa các bên trong việc giải quyết vấn đề ...

Thu Hiền (theo Dw.de)

Đọc thêm

Thủ tướng New Zealand thăm Philippines: Biển Đông, hợp tác quốc phòng và nâng cấp quan hệ

Thủ tướng New Zealand thăm Philippines: Biển Đông, hợp tác quốc phòng và nâng cấp quan hệ

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon tới Manila vào hôm nay, 18/4.
5 đồ uống giúp tăng huyết sắc tố tự nhiên

5 đồ uống giúp tăng huyết sắc tố tự nhiên

Huyết sắc tố hay Hemoglobin là một loại protein có trong tế bào hồng cầu, hãy bổ sung những loại nước ép dưới đây để tăng huyết sắc tố.
Vietlott 19/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 19/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 19/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 19/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 19/4 - xổ số Vietlott Mega 19/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 19/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 19/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 19/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 19/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 19/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 19/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 19/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 19/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 19/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động