Hội nghị về hòa bình Ukraine ở Saudi Arabia, mục đích, toan tính và kết quả

TS. Vũ Đăng Minh
Hội nghị tại Jeddah, Saudi Arabia không phản ánh một bước tiến thực sự hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình có khả năng chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong tương lai gần.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị về hòa bình Ukraine ở Saudi Arabia, mục đích, toan tính và kết quả
Các đại biểu tham dự Hội nghị về hòa bình Ukraine ở Jeddah, Saudi Arabia ngày 6/8. (Nguồn: Reuters)

Trong cái oi bức của mùa Hè, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, diễn ra hàng loạt hội nghị thượng đỉnh, hội nghị quan chức cấp cao đa phương. Các nhà tổ chức dự rằng, với quy mô, tầm cấp như vậy mới đủ sức giải quyết các vấn đề lớn, trong đó có xung đột ở Ukraine. Chủ đề của hội nghị tại Saudi Arabia đầu tháng Tám là tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột ở Ukraine. Nhưng thực sự chủ nhà, diễn giả chính và các đại biểu muốn gì và đi được đến đâu?

Một chủ đề, nhiều mục đích

Hội nghị “vì nền hòa bình công bằng và bền vững” cho Ukraine tổ chức ngày 24-25/6, tại Copenhagen, Đan Mạch. Mục đích nhằm lan tỏa tinh thần của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về xung đột ở Ukraine đến các nước có vai trò lớn ở Nam bán cầu, như Brazil, Ấn Độ, Nam Phi… Trung Quốc không tham dự. Nga kêu gọi tẩy chay. Với đại diện đến từ 15 quốc gia, hội nghị khá kín tiếng và không ra tuyên bố chung.

Mặc dù Mỹ và phương Tây tận dụng lợi thế kinh tế, khả năng chi phối hệ thống tài chính, thương mại quốc tế, nhưng số nước trực tiếp tham gia viện trợ vũ khí, hỗ trợ tài chính, trừng phạt Nga không tăng. Nhiều quốc gia giữ lập trường cân bằng, thiên về hòa giải, đối thoại chấm dứt xung đột. Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) thu hút ngày càng nhiều nước tham gia.

Trước thực trạng đó, Mỹ và phương Tây vừa tiếp tục viện trợ vũ khí, tài chính, vừa chủ trương mở rộng “mặt trận” cô lập Nga. Mỹ và phương Tây vận động tổ chức hội nghị thứ hai ở Saudi Arabia với quy mô lớn hơn, thành phần đa dạng hơn, nhằm thu hút “sự hậu thuẫn đông đảo nhất của cộng đồng quốc tế” cho Ukraine.

Đối tượng nhắm đến trước hết là những quốc gia có vai trò quan trọng ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latin; có quan điểm trung lập, hoặc lập trường chưa dứt khoát… Đại biểu của khoảng 40 quốc gia, ở các khu vực tham dự, như Mỹ, Anh, một số nước châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Ai Cập, Zambia… Đáng chú ý, Trung Quốc cử Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Lý Huy tham dự. Phương Tây hy vọng từ các hạt nhân này sẽ lan tỏa ra cả khu vực.

Đại diện Ukraine là “diễn giả chính” có diễn đàn, có điều kiện, thời gian thuyết trình về kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Zelensky và chiến lược thực thi. Tổng thống Zelensky đã nêu kế hoạch hòa bình tại Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Bali, Indonesia tháng 11/22 và tại nhiều hội nghị, diễn đàn khác.

Hội nghị Saudi Arabia nằm trong bước chiến lược thứ hai, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi, tìm cơ chế thực thi kế hoạch hòa bình 10 điểm. Kết quả ở Saudi Arabia sẽ tạo tiền đề cho bước ba, tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu. Đây có thể xem là “cuộc phản công chiến lược” trên phạm vi toàn cầu, phối hợp với chiến dịch phản công quân sự của Ukraine. Đối với phương Tây, hướng tiến công này sẽ mang lại kết quả mà các lệnh trừng phạt chưa thành công như mong muốn. Quả là một mũi tên nhắm nhiều đích.

Chưa nhiều thành công nhưng thành danh

Tại sao Saudi Arabia đăng cai hội nghị hòa bình về xung đột ở Ukraine là câu hỏi thú vị.

Không chỉ là quốc gia có ảnh hưởng lớn trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Saudi Arabia còn có vai trò quan trọng ở địa bàn chiến lược Trung Đông và thế giới Arab. Riyadh ngày càng nổi lên là một giao điểm cạnh tranh lợi ích chiến lược của các nước lớn và là nhà trung gian hòa giải của khu vực và quốc tế.

Saudi Arabia vừa có quan hệ với Nga, Trung Quốc vừa là đồng minh lâu năm của Mỹ và phương Tây, thể hiện lập trường tương đối cân bằng đối với xung đột ở Ukraine. Saudi Arabia có thể thu hút Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tham dự, nâng cao giá trị của hội nghị. Đồng thời, hội nghị sẽ mang tính trung lập và đại diện hơn so với do một quốc gia phương Tây làm chủ nhà.

Đứng ra tổ chức hội nghị hòa bình về Ukraine, Thái tử Mohammed bin Salman sẽ nâng cao vị thế của Saudi Arabia, tiếp tục duy trì vai trò dẫn dắt thế giới Arab; củng cố hình ảnh “nhà môi giới hòa bình”; đưa đất nước từ một quốc gia tầm trung vươn lên đóng vai trò địa chính trị đối với toàn cầu. Đồng thời, nỗ lực này giúp nâng cao vai trò cá nhân của Thái tử.

Các cường quốc sẽ coi trọng Saudi Arabia hơn trong các vấn đề toàn cầu. Moscow muốn giữ quan hệ với Riyadh, nhất là trong các quyết định của OPEC+ liên quan đến sản lượng khai thác và giá dầu, nên sẽ không phản đối chủ nhà, dù không được mời.

Toan tính của Thái tử Mohammed bin Salman xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc và có sự gặp nhau trong toan tính của nhiều cường quốc. Có điều, kết cục và tác động của hội nghị hòa bình về xung đột ở Ukraine theo chiều hướng nào lại không hoàn toàn do Mỹ và phương Tây đạo diễn.

Tin liên quan
Giải pháp cho xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán hay tập hợp lực lượng? Giải pháp cho xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán hay tập hợp lực lượng?

Kết quả và ý nghĩa hội nghị từ các góc nhìn

Mỹ, phương Tây và Ukraine cho rằng hội nghị Saudi Arabia đạt được mục đích, thống nhất được một số nguyên tắc về giải quyết xung đột ở Ukraine. Tranh thủ sự ủng hộ đối với kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Zelensky và hy vọng tìm kiếm sự ủng hộ tài chính, chính trị, ngoại giao cho Ukraine.

Theo Mỹ và phương Tây, thu hút được khoảng 40 quốc gia ở các khu vực tham dự là một thành công. Từ đó, xây dựng một nền tảng thể hiện sự tham gia mang tính xây dựng hơn giữa phương Tây với các quốc gia nam bán cầu. Đồng thời, hội nghị sẽ tạo dư luận, áp lực quốc tế lớn hơn, buộc Nga chấm dứt xung đột theo điều kiện có lợi cho Ukraine.

Tuy nhiên, với thành phần gồm các cố vấn an ninh, đặc phái viên, quan chức cấp cao, thì ý nghĩa của hội nghị cũng có mức độ, không thể đưa ra các quyết định quan trọng như hội nghị thượng đỉnh. Thực tế, hội nghị kết thúc mà không đưa ra tuyên bố chung.

Chủ đề thảo luận giải quyết xung đột ở Ukraine là lý do chủ yếu thu hút khoảng 40 quốc gia tham dự. Điều đó cho thấy mối quan ngại của cộng đồng quốc tế và tìm kiếm giải pháp hòa bình chấm dứt xung đột là xu hướng, là vấn đề luôn được quan tâm.

Nga quan tâm theo dõi và hoan nghênh mọi đề xuất hòa bình. Nhưng theo Ngoại trưởng Sergei Lavrov, “phương Tây cố gắng kêu gọi các quốc gia ủng hộ công thức hòa bình của ông Zelensky". Mỹ và đồng minh nỗ lực áp đặt công thức Zelensky lên Global South (nhóm các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh và các khu vực đang phát triển của châu Á).

Kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Zelensky đặt ra những điều kiện không thể chấp nhận được đối với Nga. Có thể nói rằng, vào thời điểm này, hòa bình vẫn đang ở rất xa.

Đặc phái viên Trung Quốc Lý Huy bày tỏ lạc quan về khả năng có thêm một hội nghị tương tự. Ông Celso Amorim, trưởng đoàn Brazil kêu gọi tiến hành cuộc đàm phán thực chất với sự tham gia của tất cả các bên, trong đó có Nga. Đây cũng là quan điểm của Tổng thống Mexico trước hội nghị và nhiều đại diện khác.

Do đó, có cơ sở khi cho rằng hội nghị thiên về tập hợp lực lượng hơn là tìm kiếm giải pháp hòa bình, chấm dứt xung đột ở Ukraine. Sự thay đổi về lượng (tăng gần gấp ba lần hội nghị đầu tiên), chưa cho thấy sự biến đổi về chất.

Nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đánh giá hội nghị không phản ánh một bước tiến thực sự hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình có khả năng chấm dứt xung đột trong tương lai gần. Nó cũng không phản ánh sự thay đổi, xích lại gần hơn giữa các quốc gia trung lập ở các khu vực với phương Tây trong vấn đề Ukraine.

***

Mục đích, góc nhìn không hoàn toàn đồng nhất, nên đánh giá kết quả và ý nghĩa của hội nghị Saudi Arabia về hòa bình ở Ukraine cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, có thể đồng tình với sự lạc quan chừng mực của Ngoại trưởng Đức Annalena Beabock.

Bà cho rằng một bước tiến dù nhỏ đều mang lại một chút hy vọng về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine. Vấn đề quan tâm nhất hiện nay của đa số các quốc gia là cùng nhau tìm kiếm giải pháp hòa bình. Họ sẽ hành động theo hướng đó, vì lợi ích chung của thế giới, khu vực; tránh bị lôi kéo ngả hẳn về một bên, không để ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Điểm tin thế giới sáng 8/8: Ngoại trưởng Nga-Trung Quốc điện đàm, Thủ tướng Ai Cập thăm Jordan, Đức sẽ cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine?

Điểm tin thế giới sáng 8/8: Ngoại trưởng Nga-Trung Quốc điện đàm, Thủ tướng Ai Cập thăm Jordan, Đức sẽ cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine?

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/8.

Hội nghị hòa bình ở Saudi Arabia: Ukraine ngợi ca, Nga chỉ trích, đâu là 'phần thưởng ngoại giao'?

Hội nghị hòa bình ở Saudi Arabia: Ukraine ngợi ca, Nga chỉ trích, đâu là 'phần thưởng ngoại giao'?

Trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên tiếng ca ngợi hội nghị hòa bình tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia thì Nga 'chê' ...

Điểm tin thế giới sáng 7/8: Ấn Độ sắm thêm 100 UAV, Ba Lan phát hiện rò rỉ đường ống dẫn dầu từ Nga, tàu ngầm hạt nhân Mỹ tới Australia

Điểm tin thế giới sáng 7/8: Ấn Độ sắm thêm 100 UAV, Ba Lan phát hiện rò rỉ đường ống dẫn dầu từ Nga, tàu ngầm hạt nhân Mỹ tới Australia

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/8.

Hội nghị hòa bình Ukraine: Trung Quốc nói về ‘đồng thuận quốc tế’, lần đầu Kiev không cương quyết theo ‘công thức hòa bình’

Hội nghị hòa bình Ukraine: Trung Quốc nói về ‘đồng thuận quốc tế’, lần đầu Kiev không cương quyết theo ‘công thức hòa bình’

Ngày 7/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, các cuộc thảo luận vừa qua ở Saudi Arabia nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng ...

Nga nói hội nghị ở Saudi Arabia ‘thất bại’, Kiev vẫn tiếp tục kế hoạch cho các cuộc tham vấn mới về sáng kiến hoà bình

Nga nói hội nghị ở Saudi Arabia ‘thất bại’, Kiev vẫn tiếp tục kế hoạch cho các cuộc tham vấn mới về sáng kiến hoà bình

Ngày 8/8, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov khẳng định, các cuộc đàm phán vừa qua về Ukraine tại Jeddah, Saudi Arabia không mang ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá điểm nhấn quan trọng trong cuộc đời bạn trong năm nay. Hãy rút ngay một lá bài tarot để cùng ...
Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 25/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 25/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 25/11, được các công ty Xổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng ...
Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động