Hội nhập phải giữ bản sắc, hợp hoàn cảnh

Đó là điều mà Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng* luôn nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với TG&VN về hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và hội nhập trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học nói riêng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GS. Nguyễn Lân Dũng và nhà báo Phan Quang.

Với GS. Nguyễn Lân Dũng, hội nhập có thể hiểu một cách rất gần gũi, đời thường, như việc các nước cùng chung tay hỗ trợ sau thảm họa thiên tai, hoặc việc tiếp nhận những thành tựu khoa học nước ngoài ứng dụng vào thực tiễn trong nước.

Chung sức làm các nước gần nhau hơn

"Hiện là thời kỳ tất cả thế giới phải hội nhập, không nước nào đứng ngoài. Trận bão vừa qua ở Philippines không có viện trợ quốc tế thì hết sức nguy hiểm. Trong lúc hoạn nạn, thế giới chung sức với nhau, khác ngày xưa", GS. Nguyễn Lân Dũng nói.

Ông lấy ví dụ, mỗi năm các nhà khoa học Nhật Bản sang làm việc cùng các nhà nghiên cứu Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong lĩnh vực Vi sinh vật học khoảng 1-2 tháng và kết quả nghiên cứu được sử dụng chung, như vậy hai bên cùng có lợi.

"Có người bảo như vậy là Việt Nam thiệt vì những chủng vi sinh vật mới họ ứng dụng ngay được vào sản xuất, còn mình không có công nghệ vi sinh vật (trừ bia, bột ngọt, vaccine) nên biết nhưng vẫn để đấy. Tuy nhiên, nếu không hợp tác quốc tế thì họ vẫn tự nghiên cứu được còn mình thì vẫn 'không có gì'. Nếu có hợp tác sẽ dần dần đào tạo được cán bộ và đến lúc nào đó sẽ ứng dụng được", ông khẳng định.

Chuẩn bị về con người là quan trọng nhất

Song để hội nhập hiệu quả, theo ông Nguyễn Lân Dũng, sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất, bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Nghiên cứu hơn 100 cuốn sách giáo khoa sinh học của các nước trên thế giới, Giáo sư cho rằng, chương trình Sinh học ở bậc phổ thông của Việt Nam không giống nước nào, rất nặng, nhưng lại rất thấp (?). Như học sinh phổ thông ở Pháp không có môn Sinh học mà học Khoa học về Sự sống và Trái đất. Tức là không học đủ các môn như sinh viên Đại học Sư phạm mà chỉ học các hoạt động sống như tuần hoàn, hô hấp, dinh dưỡng, thần kinh, di truyền... - những kiến thức cơ bản nhưng rất sâu sắc. Sách giáo khoa của Pháp quy định mỗi bài 1,5 trang (2/3 là ảnh và hình vẽ), nhưng có 5 trang kèm theo giải thích thêm, giải thích thuật ngữ, hình ảnh minh họa, câu hỏi, truyện kể thêm....

Ở Mỹ, khi học tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, học sinh lớp 10 phải đọc nguyên gốc cả tác phẩm, không phải "đọc mỗi thứ một tí như ở ta". Còn sách giáo khoa của Nhật Bản, bài nào cũng có tranh biếm họa dễ hiểu, dễ nhớ. Điều quan trọng là chỉ có một chương trình chuẩn có thể sử dụng ổn định nhiều năm, còn sách giáo khoa hoàn toàn là chuyện của từng nhóm tác giả và từng nhà xuất bản.

Như vậy, cách học của Việt Nam hiện nay chưa hội nhập quốc tế song cũng đã có những thay đổi bước đầu như chính sách mới cho phép Giáo sư được đi làm việc đến 70 tuổi, Phó giáo sư - 67 tuổi, Tiến sĩ - 65 tuổi (nếu tự nguyện, đủ sức khỏe và nhà trường có nhu cầu), hay thử nghiệm các phương pháp dạy học mới...

Hội nhập phải phù hợp

Bàn về hội nhập nói chung, GS. Nguyễn Lân Dũng nhắc đi nhắc lại, dù cải cách thế nào thì vẫn phải đảm bảo ba điều kiện: Hội nhập quốc tế, phù hợp với hoàn cảnh nước ta và có thể ổn định lâu dài. Ví như trong điều kiện ở Việt Nam, nhiều học sinh phải vừa học vừa làm, nhiều nơi không có đủ bàn ghế trường lớp, có nơi học sinh phải cầm ghế lội suối đi học... thì không thể áp dụng mọi thứ một cách máy móc như các nước khác.

"Sự kiện xô đổ cổng trường Thực nghiệm cho thấy trường Thực nghiệm tốt thì tại sao không mở rộng thêm ra? Còn dạy tiếng Anh từ lớp 3 trong cả nước thì lấy đâu ra giáo viên dạy, nếu giáo viên tập huấn ngắn hạn thì làm sao dạy được, và ở miền núi thì dạy tiếng Anh để làm gì? Phải phù hợp là ở chỗ đó", ông nói.

Bên cạnh đó, GS. Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh, hội nhập phải giữ bản sắc, thuần phong mỹ tục, hội nhập chứ không hòa tan, và cần phải giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc..

Ông cũng rất coi trọng tính ứng dụng của nghiên cứu, một cách chứng tỏ tính thiết thực của công nghệ, của các công trình nghiên cứu, mặt khác nâng cao mức sống cho các nhà khoa học khi mức lương còn đang quá thấp. Bản thân Giáo sư cũng đang cùng các bạn trẻ tham gia xây dựng phân xưởng Pilot ở Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học để sản xuất ở quy mô nhỏ các sản phẩm nghiên cứu được. Ông cho rằng nghiên cứu gì thì sản xuất ra cái đó, nếu các doanh nghiệp thấy đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẽ mua ngay và nhân ra với số lượng lớn. Ông cũng từng đưa cây gai Ramie (cung cấp nguyên liệu cho ngành bông sợi) về trồng thử ở Việt Nam. Cây gai phát triển tốt, nhưng không thuyết phục được nông dân trồng, bởi ở Việt Nam không có cơ quan nào chịu đứng ra lập nhà máy chế biến sợi gai Ramie.

"Việc xây dựng mô hình Viện nghiên cứu Việt Nam-Hàn Quốc (VKIST) là tốt, nhưng Viện nghiên cứu ở Hàn Quốc có những đề tài chi phí đến hàng chục triệu USD thì Việt Nam không thể theo được, mà chỉ nên học tập tinh thần nghiên cứu của họ. Vì vậy, hội nhập quốc tế là tốt, nhưng phải phù hợp với từng hoàn cảnh", GS. Nguyễn Lân Dũng kết luận.

Phương Nguyên


* Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Tiến sĩ sinh học Nguyễn Lân Dũng hiện là Ủy viên UB TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Tổng thư ký Hội Vi sinh học Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc ĐH Quốc gia Việt Nam, Cố vấn Liên đoàn Công nghệ sinh học Châu Á. Ông cũng từng là đại biểu Quốc hội ba khóa X, XI, XII.



Đọc thêm

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ngày 1/5.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay tại Hà Nội.
Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Đánh giá này dựa trên dữ liệu đặt chỗ và tìm kiếm tại 800 thành phố du lịch của 120 quốc gia, trên trang web của Guruwwalk trong thời gian 1 năm.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Baoquocte.vn. Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam' có sự tham gia của nhiều địa phương, để cả nước cùng hướng về Điện Biên.
Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Một hang động có nước ngầm chảy bên trong và nhiều thạch nhũ tự nhiên rất đẹp được phát hiện trong quá trình khai thác đá ở Hà Trung, Thanh Hóa.
Phiên bản di động