Hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước và những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác giáo dục đại học

TGVN. Báo TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Lễ khai khóa năm 2020 Đại học Quốc gia TP.HCM với chủ đề Hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước và những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác giáo dục đại học.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thưa đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

Thưa các đồng chí và các vị đại biểu,

Các thầy giáo, cô giáo và các em sinh viên thân mến,

1. Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Lễ khai khóa năm 2020 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Nhà trường.

Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, tôi đánh giá cao và chúc mừng tập thể các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ viên chức cùng toàn thể các em sinh viên về những nỗ lực không ngừng và kết quả đáng tự hào đạt được trong thời gian qua. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò là một trung tâm tiên phong hàng đầu cả nước về đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến.

Tôi cũng chúc mừng các đồng chí vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Thưa các đồng chí, các thầy, cô giáo và các em sinh viên,

Năm 2020 là dấu mốc có nhiều ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với dân tộc ta - 90 năm thành lập Đảng, chặng đường 75 năm lịch sử hào hùng của Nhà nước Việt Nam độc lập, 75 năm của đối ngoại Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng và lãnh đạo,

35 năm của công cuộc đổi mới và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Vì vậy, chủ đề của Lễ khai khóa năm nay của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về “Tiên phong - Dẫn dắt - Nâng tầm quốc tế” là rất thiết thực. Trên tinh thần đó, tôi mong muốn trao đổi, chia sẻ với các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ quản lý và các em sinh viên một số vấn đề lớn về “Hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước và những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác giáo dục đại học”.

2. Thứ nhất, về quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước

2.1. Ngày hôm nay, có lẽ chúng ta ai cũng có thể cảm nhận phần nào và thấy hoạt động hội nhập quốc tế như là một phần tất yếu trong cuộc sống. Hội nhập quốc tế trở thành nét đặc trưng và là xu thế lớn trong sự phát triển của thế giới hiện đại, chi phối, quyết định các mối quan hệ quốc tế, tương tác giữa các quốc gia và làm thay đổi cấu trúc ở các khu vực và trên toàn cầu.

Tuy nhiên, hơn 30 năm trước, hội nhập quốc tế là vấn đề hoàn toàn mới với đất nước, cán bộ và người dân chúng ta. Trong suốt thời gian qua, nhiều câu hỏi mà không ít người dân đã từng đặt ra với chúng tôi là: Vì sao ta cần hội nhập? Chặng đường hội nhập của nước ta diễn ra thế nào, khác gì các nước khác? Đâu là những lợi ích gì thực sự cho người dân? …

- Điều đầu tiên phải khẳng định là, với nước ta, hội nhập quốc tế là một quyết sách chiến lược, gắn với nhu cầu phát triển nội tại của đất nước và xuất phát từ những xu thế, chuyển biến của môi trường quốc tế bên ngoài. Đó là quá trình tìm tòi, trải nghiệm và liên tục đổi mới nhận thức về thế giới và tư duy đối ngoại, trên nền tảng vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh cũng như những giá trị truyền thống, bản sắc của dân tộc và tiếp thu tinh hoa nhân loại.

Có thể nói, mỗi Đại hội Đảng - từ năm 1986 đến nay - đã thực sự trở thành một mốc quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện tư duy và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có chủ trương hội nhập quốc tế.

- Trong những năm 1980, đất nước ta đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, lại bị phương Tây tiến hành bao vây về chính trị, cấm vận về kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới trong nước, và về đối ngoại thì chủ trương hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật đối với các nước. Đây chính là quyết sách mang tính đột phá cho tiến trình hội nhập nước ta, mở ra giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế từ 1986 đến 2010.

Đường lối đó tiếp tục được phát triển với chủ trương của Đại hội VII năm 1991 về “mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại” và chủ trương của Đại hội IX năm 2001 về “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”.

- Ngay sau khi gia nhập WTO năm 2007 và trước xu thế mới của liên kết quốc tế cũng như những chuyển biến sâu sắc do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008 – 2009, Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã quyết định tiến hành đổi mới toàn diện trong nước và chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Đây là quyết sách chiến lược, đánh dấu bước chuyển của nước ta sang giai đoạn mới – đó là hội nhập quốc tế toàn diện từ 2011 đến nay.

- Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016 tiếp tục đặt ra yêu cầu cao hơn nữa, đó là nâng hội nhập quốc tế lên tầm mức toàn diện hơn và sâu rộng, với phương châm “triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, “nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại đa phương”, “chủ động tham gia và tích cực đóng góp xây dựng định hình” hợp tác quốc tế.

2.2. Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta thấy rõ hội nhập quốc tế đã và đang mang lại những lợi ích rất thiết thực, nhiều thời cơ và thuận lợi rất cơ bản cho đất nước, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

- Thứ nhất, hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng vào việc tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước; mở rộng và tăng cường quan hệ với các quốc gia, nhất là với các nước lớn và các trung tâm hàng đầu thế giới. Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối ngoại rộng mở với 189/193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc. Ta đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước lớn, 17/20 thành viên G-20, toàn bộ các nước ASEAN. Các khuôn khổ này tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước, mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội.

- Thứ hai, hội nhập quốc tế trở thành một động lực quan trọng góp phần thúc đẩy đổi mới toàn diện trong nước, phát triển kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta trong thời gian qua.

+ Tính trung bình trong 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ bé, hiện nay GDP của ta đã đạt 262 tỷ USD tăng hơn 18 lần, đứng thứ 44 thế giới; khoảng cách thu nhập giữa Việt Nam với các nước được thu hẹp đáng kể.

Trong năm nay, khi kinh tế thế giới gặp khó khăn và rơi vào suy thoái do tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế nước ta mặc dù còn những thách thức song vẫn duy trì mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Trong 8 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế đạt 2,6%, cán cân thương mại xuất siêu gần 13,5 tỷ USD - gấp gần 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo dự báo cách đây 2 ngày (30/9) của Fitch Solution, tăng trưởng GDP của ta năm nay có thể đạt 2,6% và 8,2% vào sang năm. Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một trong số ít mô hình thực hiện thành công mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch bệnh vừa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm đời sống người dân.

+ Đến nay, nước ta đã có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký gần 100 hiệp định thương mại, trên 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.

Trong đó, chỉ riêng mạng lưới 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện đã giúp bảo đảm 8/10 thị trường xuất khẩu, 9/10 thị trường nhập khẩu chính của ta, chiếm khoảng 75% tổng giá trị nhập khẩu, tổng lượng khách du lịch và tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

- Từ một nền kinh tế khép kín, bao cấp, đến nay Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn quy mô toàn cầu với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, với 65 đối tác là các trung tâm, các nền kinh tế hàng đầu thế giới, chiếm 59% dân số, 61% GDP và 68% thương mại toàn cầu. Qua đó, Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và mạng lưới đổi mới sáng tạo khu vực và toàn cầu, tạo ra những động lực to lớn cho phát triển đất nước.

- Thứ ba, hội nhập quốc tế đã góp phần hết sức quan trọng vào việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, bảo vệ an ninh tổ quốc, góp phần “giữ nước sớm, từ xa, từ khi nước còn chưa nguy”.

Ta đã hoàn thành hoạch định, phân định, phân giới, cắm mốc đường biên giới trên bộ với 3 nước láng giềng Lào, Trung Quốc và Campuchia.

Thông qua nhiều cơ chế song phương và đa phương, nước ta vừa đẩy mạnh trao đổi, đàm phán, xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột, quản lý tranh chấp; đồng thời, thúc đẩy hình thành và thực thi các quy tắc ứng xử DOC, COC để hợp tác giải quyết các vấn đề biên giới trên biển – là vấn đề dài hạn, thiết yếu nhằm duy trì hòa bình, ổn định khu vực. Chúng ta vừa tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của công luận, vừa kiên quyết, kiên trì đấu tranh trước các hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển Việt Nam.

- Thứ tư, các hoạt động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, nhất là đối ngoại đa phương, đã góp phần không ngừng nâng cao vị thế và vai trò của đất nước trên trường quốc tế.

Năng lực khởi xướng, nòng cốt, dẫn dắt và hòa giải của nước ta ngày càng được khẳng định và nâng tầm rõ rệt, với việc tích cực đảm nhận nhiều trọng trách khu vực và quốc tế, mà gần đây là việc đăng cai tổ chức thành công Năm APEC 2017, Diễn đàn WEF – ASEAN năm 2018, Thượng đỉnh Mỹ - Triều tháng 2/2019… Năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử đối ngoại nước nhà, chúng ta đảm nhận “vai trò kép” tại hai cơ chế khu vực và toàn cầu có tầm quan trọng hàng đầu là Chủ tịch ASEAN – Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an 2020, với nhiều sáng kiến và dấu ấn Việt Nam được bè bạn quốc tế đánh giá cao.

Nước ta ngày càng chủ động tham gia, có nhiều sáng kiến, đóng góp thiết thực vào các nỗ lực chung khu vực và toàn cầu , nhất là củng cố chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, hoàn tất các cam kết quốc tế then chốt về Tầm nhìn ASEAN 2025, Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (SDG), Thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu…

Đồng thời, ta tích cực cùng các nước tham gia quá trình định hình các cơ chế mới, luật chơi mới, thúc đẩy hình thành các mối quan hệ quốc tế công bằng hơn, dân chủ hơn.

- Thứ năm, cùng quá trình hội nhập quốc tế theo phương châm “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm”, địa phương, doanh nghiệp và người dân ta ngày càng có điều kiện tham gia và tận dụng các cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại.

Các hoạt động hội nhập, trong đó có các hiệp định FTA, mang lại cho các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp ta những thuận lợi chưa từng có để mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào, công nghệ, trình độ quản lý, các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ tiện lợi hơn, chất lượng cao hơn, giá cạnh tranh hơn…, để từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế, kinh doanh.

Người dân, nhất là thế hệ trẻ, có thêm nhiều sự lựa chọn phong phú để nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, từ việc làm, giáo dục, y tế, du lịch, giải trí… với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Có thể nói, những thành tựu hết sức ý nghĩa trên đây khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, và chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.

Thưa các đồng chí, các thầy, cô giáo và các em sinh viên,

2.3. Thời gian 10 – 20 năm tới có ý nghĩa hết sức then chốt đối với phát triển, vị thế và hội nhập quốc tế nước ta. Tiến trình hội nhập của nước ta sẽ ngày càng toàn diện hơn và sâu rộng hơn.

Bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, chúng ta đang chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, đang mở ra một thời kỳ phát triển hoàn toàn mới cho nhân loại

- đó là kỷ nguyên số, với những thay đổi, chuyển biến sâu rộng chưa từng có, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống và ở mọi khu vực trên thế giới. Việt Nam bước vào thời kỳ chiến lược mới, đổi mới toàn diện, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Do đó, nhiều yêu cầu mới, vấn đề mới đang đặt ra đối với công tác hội nhập quốc tế nước ta.

- Thứ nhất là thực hiện tầm nhìn và khát vọng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa[1] vào giữa thế kỷ XXI. Có thể khẳng định rằng, trên nền tảng đã tạo lập, đất nước ta đang đứng trước vận hội lịch sử chưa từng có để phát triển và vươn lên. Để hiện thực hóa khát vọng và tầm nhìn đó, dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra mục tiêu cụ thể là:

Đến năm 2025: nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, thu nhập trung bình cao/ hoặc cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao.

Đến năm 2030: là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao/ hoặc trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao.

Đến năm 2045: trở thành nước phát triển, có thu nhập cao/ hoặc trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập cao.

Mục tiêu đó tất yếu đòi hỏi phải tiếp tục chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, vì lợi ích quốc gia – dân tộc.

- Thứ hai là những yêu cầu cao hơn của công tác hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Thời gian tới, trọng tâm công tác hội nhập quốc tế là phải : (i) phát huy sức mạnh mềm, vị thế mới về địa - chiến lược, địa - kinh tế của đất nước để nước ta vươn lên đóng vai trò khởi xướng, nòng cốt, hòa giải trong các vấn đề có ý nghĩa chiến lược với ta; (ii) tham gia định hình các cấu trúc mới, luật chơi mới ở khu vực và trên thế giới; (iii) đây là giai đoạn nước ta phải hoàn tất nhiều cam kết quốc tế then chốt, chứ không chỉ “tham gia, đàm phán, ký kết” như trước (Tầm nhìn ASEAN 2025, hầu hết các hiệp định FTA hiện nay[2] và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu). Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết sức cao độ.

- Thứ ba là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quá trình số hóa và chuyển đổi số sâu rộng, mở ra thời kỳ phát triển mới, với những thời cơ to lớn và cả những thách thức không nhỏ đối với tất cả các quốc gia, trong đó có nước ta.

Thế giới đang chuyển mạnh sang thời đại của tri thức, công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, công nghệ mới với vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp, động lực và phương thức phát triển mới. Quá trình số hóa và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, với kinh tế số, nền sản xuất thông minh, xã hội số, các hình thái mới về tiêu dùng, lối sống; xu thế cải cách, đổi mới tư duy, quản trị quốc gia, doanh nghiệp, xu hướng chính sách vị dân … gắn với phát triển bền vững và công nghệ số.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2022, kinh tế số sẽ chiếm 60% GDP của thế giới. Các tiến bộ khoa học, sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu.

Sự đột phá và phát triển về khoa học – công nghệ đang làm thay đổi bản chất và hình thái của thương mại, đầu tư và lao động toàn cầu, tạo ra nhiều cơ hội mới, nhất là cho các nước đi sau. Cùng với đó là cuộc cách mạng đào tạo lại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang diễn ra trên mọi cấp độ doanh nghiệp, quốc gia, khu vực.

Tư duy sức mạnh tổng hợp quốc gia là sức mạnh thông minh, bao gồm sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, trong đó có năng lực cạnh tranh quốc gia về công nghệ số và công nghệ mới, kinh tế số và đổi mới sáng tạo, khả năng thích ứng với thay đổi, ứng phó với biến động, rủi ro. Sức mạnh mềm ngày nay trở nên quan trọng hơn nhiều.

Nhiều dự báo cho rằng, 5 – 10 năm tới là giai đoạn rất quan trọng của quá trình chuyển đổi số, và chỉ trong 2 - 3 năm tới sự phổ cập nhanh chóng của công nghệ 5G sẽ tạo thêm những đột phá rất sâu rộng về quy mô và tốc độ của thông tin, xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của các quốc gia, tương quan sức mạnh và quan hệ các quốc gia…

Việt Nam có lợi thế của nước đi sau khi đi thẳng vào những lĩnh vực mới của nền kinh tế số, nhất là nhanh chóng hình thành các ngành công nghiệp kết nối và thiết lập hạ tầng số. Song đây cũng là thách thức lớn đối với ta, nếu quá trình công nghiệp hóa vẫn theo chiều rộng, dựa vào lao động kỹ năng thấp và tài nguyên thiên nhiên. Bài học của 35 năm đổi mới cho thấy chỉ có thông qua hội nhập và hội nhập sâu rộng thì chúng ta mới có thể tận dụng lợi thế và tháo gỡ những nút thắt này, nhất là vấn đề chất lượng nguồn nhân lực.

- Thứ tư là những chuyển dịch sâu rộng, diễn biến phức tạp và mau lẹ của quá trình toàn cầu hóa và cục diện quốc tế, tác động trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam.

+ Một mặt, hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn. Liên kết kinh tế, kết nối đa tầng nấc ngày càng trở nên sâu rộng về quy mô và nội hàm, với làn sóng mới các FTA thế hệ mới, các hiệp định thương mại - đầu tư, các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, mạng lưới đổi mới sáng tạo rộng lớn...

Quá trình điều chỉnh, cải cách hệ thống đa phương, định hình cấu trúc mới, luật chơi mới được đẩy nhanh. So sánh lực lượng giữa các quốc gia tiếp tục chuyển dịch nhanh, theo hướng từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, thúc đẩy xu thế cục diện đa cực, đa trung tâm.

Tuy đứng trước không ít thách thức và là địa bàn cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là một trung tâm quyền lực kinh tế - công nghệ - chính trị thế giới và là động lực của tăng trưởng, kinh tế số và liên kết trên toàn cầu.

+ Mặt khác, mặt cạnh tranh trong quan hệ quốc tế đang ngày càng nổi lên, tính phức tạp, bất ổn, khó lường của cục diện gia tăng. Đặc biệt là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung có xu hướng ngày càng toàn diện và quyết liệt; cạnh tranh diễn ra giữa hầu hết các trung tâm lớn và trên hầu hết các lĩnh vực, từ chiến lược, kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, công nghệ, khu vực ảnh hưởng…. Hợp tác đa phương đứng trước nhiều thách thức chưa từng có trong 75 năm qua, chủ nghĩa quốc gia cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng dân túy gia tăng. Suy thoái, khủng hoảng kinh tế kéo dài. Các thách thức toàn cầu gay gắt hơn, như biến đổi khí hậu, đại dịch, thiên tai, an ninh mạng, không gian mạng, chuyển đổi xã hội diễn ra phức tạp ở nhiều quốc gia …

- Thứ năm nguy cơ tụt hậu về phát triển, những thách thức lớn về phát triển bền vững, bao trùm và năng lực hội nhập.

+ Mặc dù những thành tựu đạt được trong 35 năm qua là vô cùng to lớn, song nước ta tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu về phát triển, bẫy thu nhập trung bình, năng suất lao động thấp.

Trong 35 năm Đổi mới, Việt Nam mới duy trì được mức tăng trưởng kinh tế bình quân trên 6%, song tốc độ tăng trưởng các giai đoạn sau lại có xu hướng giảm dần.

Trong khi đó, Hàn Quốc đã duy trì mức tăng trưởng bình quân 8,6%/năm trong suốt 37 năm (1963-2000); Đài Loan duy trì mức tăng trưởng 9,2% trong suốt 44 năm (1951-1995). Theo WB, khi đạt đến mức GDP bình quân đầu người hiện nay của Việt Nam, trong 1 thập kỷ tiếp theo, Hàn Quốc (1987-1997) và Trung Quốc (2007-2017) vẫn duy trì được tăng trưởng GDP bình quân 8,8%; Malaysia tăng trưởng ở mức 7,4%/năm (1990-2000) và Thái Lan tăng trưởng 7,2%/năm (1995-2005). Mặc dù đã được thu hẹp đáng kể, thu nhập bình quân của Việt Nam vẫn thua Hoa Kỳ hơn 25 lần, Singapore 24 lần, Nhật Bản 16 lần và các nước OECD 16 lần.

+ Bên cạnh đó, nước ta còn là một trong 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới (từ 2018 tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm), là một trong 20 quốc gia dự báo sẽ chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu...

+ Còn nhiều hạn chế về năng lực hội nhập, từ tư duy hội nhập chuyển chậm, hiểu và tận dụng cơ hội của hội nhập cũng như năng lực thực thi cam kết quốc tế còn hạn chế…

Đặc biệt, nước ta đứng trước thách thức lớn về nguồn nhân lực, thiếu đội ngũ luật sư giỏi, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu…. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 chỉ bằng 7,3% năng suất của Singapore, 19% của Malaysia, 37% của Thái Lan, 44,8% của Indonesia.

Hơn bao giờ hết, tình hình mới, yêu cầu mới nói trên đòi hỏi nước ta phải hội nhập toàn diện hơn, sâu rộng hơn, có cách tiếp cận tích cực, chủ động và sáng tạo cũng như đẩy mạnh tư duy đối ngoại lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong công tác hội nhập. Bởi lẽ, sự tham gia tích cực, sáng tạo và năng lực tận dụng của các địa phương, doanh nghiệp, người dân chính là động lực mới, nhân tố quyết định thành công việc thực hiện các trọng tâm hội nhập quốc tế thời kỳ mới.

Thưa các đồng chí, các thầy, cô giáo và các em sinh viên,

3. Trên tinh thần đó, nội dung tiếp theo tôi muốn trao đổi là về những yêu cầu mới đặt ra với công tác giáo dục đại học và thế hệ trẻ

3.1. Có thể khẳng định rằng, trong quá trình hội nhập của đất nước, hội nhập trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đại học nước ta và thế hệ trẻ Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn chưa từng có để phát triển và vươn lên. Vì trong kỷ nguyên số, cốt lõi vẫn là con người; chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ quyết định sự phồn thịnh của quốc gia và sự thành công trong cạnh tranh.

- Thời gian qua, hội nhập trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng chú trọng việc áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; đồng thời tự nguyện áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện của Việt Nam các tiêu chí, tiêu chuẩn, chuẩn mực khu vực và quốc tế; từng bước hài hòa hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn, chuẩn mực Việt Nam với các tiêu chí, tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế.

Hội nhập về giáo dục đại học ngày càng được đẩy mạnh: Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức giáo dục quốc tế; nhiều mô hình hợp tác giáo dục với các nước phát triển được mở rộng, đặc biệt dưới hình thức các chương trình liên kết đào tạo, xây dựng các trường đại học chất lượng cao tại Việt Nam, tiếp thu các chương trình tiên tiến... Có thể nói, trong những năm qua, hội nhập về giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng giúp phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế, so với các nước trong khu vực, mức độ công nhận của quốc tế về chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo, bằng cấp, các sản phẩm khoa học, công nghệ còn khiêm tốn.

3.2. Thời kỳ chiến lược mới và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước đang đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới đối với công tác giáo dục đại học.

- Một là nhu cầu tất yếu phải gắn nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và công tác giáo dục đại học nói riêng với xu thế của Cách mang công nghiệp 4.0 và tổng thể yêu cầu của hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, đặc biệt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng, nâng tầm nguồn nhân lực trẻ Việt và hình thành giai tầng sáng tạo của đất nước trong kỷ nguyên số.

- Hai là đòn bẩy để tạo chuyển biến căn bản là chú trọng phát triển toàn diện thế hệ trẻ trên cả ba phương diện: kiến thức – kỹ năng – phẩm chất, hình thành và nuôi dưỡng xã hội học tập mở, học tập suốt đời.

Theo đó, cần trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất cần có của thế hệ trẻ Việt thời kỳ hội nhập, để trở thành “công dân toàn cầu”, “công dân ASEAN” – đó là lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm và đam mê; tri thức chuyên môn, ngoại ngữ và cả tri thức, hiểu biết luật pháp, xã hội, văn hóa trong và ngoài nước; các kỹ năng công nghệ, kỹ năng nghề và cả kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, ứng xử văn hóa, văn minh; tác phong làm việc hiện đại, kỷ cương, chuyên nghiệp; nâng cao thể chất, sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu dự báo khoảng 60 – 80% ngành nghề trên thế giới hiện nay sẽ thay đổi trong khoảng 10 năm tới, với nhiều việc làm mới giá trị cao hơn được tạo ra, đòi hỏi kỹ năng, tri thức mới gắn với quá trình số hóa, tự động hóa và liên kết sâu rộng. Do đó, chúng ta cần chủ động mở rộng, từng bước bổ sung tri thức, kỹ năng mới, thiết yếu trong thế kỷ 21 vào các chương trình đào tạo và đào tạo lại hiện nay.

- Ba là cần tiếp tục tranh thủ và thúc đẩy hợp tác quốc tế, liên kết giáo dục đại học với các nước ASEAN, khu vực Châu Á- Thái Bình dương và trên thế giới trên nền tảng công nghệ số; chủ động tiếp thu và nâng cao nội lực phù hợp với những tiêu chí, chuẩn mực chung. Đẩy mạnh, nâng tầm hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ nguồn lực, tư vấn quốc tế, thông qua kết nối mạng lưới, diễn đàn … với các trường, trung tâm đào tạo, các doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Bốn là cần có cách tiếp cận mới về phát triển nguồn nhân lực trẻ một cách dài hạn, đa chiều, đa ngành, nhằm thu hút được các đối tác tham gia công tác giáo dục đại học. Kinh nghiệm một số nước là đẩy mạnh phối hợp “bộ tứ” giữa các cơ quan nhà nước với các trung tâm đào tạo, doanh nghiệp và tổ chức công đoàn trong hình thành và triển khai chính sách, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động phù hợp nhu cầu của thị trường, xã hội và yêu cầu mới về phát triển.

- Trong những nỗ lực đó, chúng ta cần gắn kết, lồng ghép thỏa đáng việc thực hiện chính sách bình đẳng giới, phát huy năng lực, đóng góp của các sinh viên nữ.

Thưa các đồng chí, các thầy, cô giáo và các em sinh viên,

4. Về những vấn đề đặt ra đối với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

4.1. Trước hết, tôi chia sẻ niềm tự hào và đánh giá cao những nỗ lực mà các thế hệ thầy cô, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và các em sinh viên đã cống hiến vào sự phát triển không ngừng của Nhà trường. Đảng và Nhà nước luôn đánh giá ĐHQG-HCM là một trong những đơn vị tiên phong và đạt được những kết quả nổi bật về hội nhập trong lĩnh vực giáo dục đại học trong những năm qua.

ĐHQG-HCM là đơn vị tiên phong của cả nước về số lượng các chương trình đạt chuẩn quốc tế. Đến đầu năm 2020, cả nước có 154 chương trình đào tạo của 30 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo theo tiêu chuẩn nước ngoài. Trong đó, ĐHQG-HCM có 66 chương trình, chiếm 42,8% cả nước. Bên cạnh đó, cả nước có 7 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nước ngoài, trong đó ĐHQG-HCM có 2 cơ sở giáo dục thành viên đạt chuẩn HCERES (Pháp) và AUN-QA.

Trong công tác phát triển đội ngũ nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã hình thành trên 80 nhóm nghiên cứu tiềm năng và xác định các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên. Trên cơ sở đó, triển khai đề án thí điểm xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR) thành Trung tâm Xuất sắc (CoE) và chương trình trọng điểm gắn với nhóm nghiên cứu mạnh. Hiện tập trung đầu tư 09 nhóm nghiên cứu mạnh (05 nhóm đầu tư từ năm 2019, 04 nhóm đầu tư từ năm 2020) và 01 Trung tâm CoE tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.

Gần đây nhất là dự án WB được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu nhằm phát triển Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội và ĐH Đà Nẵng thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu uy tín trong nước và khu vực. Theo Dự án được phê duyệt, 3 đơn vị được vay vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB). Trong đó, Tiểu dự án Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có tổng mức đầu tư là 2.775,3 tỷ đồng tương đương 118,1 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới là 100 triệu USD, nguồn vốn đối ứng là 18,1 triệu USD.

Có thể nói, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã đi tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

4.2. Trước những vận hội mới, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Đại học Quốc tế, các khoa quốc tế của các đại học thành viên, cần nắm bắt cơ hội, vươn mình mạnh mẽ hơn nữa. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cần thể hiện vai trò như một trung tâm đào tạo ra nguồn nhân lực không chỉ cho khu vực phía Nam mà cả đất nước, dần mở rộng ra phạm vi khu vực và quốc tế. Đó là vai trò của một trung tâm với năng lực hội nhập mạnh mẽ, đầu ra có sức cạnh tranh tầm khu vực.

Với cách tiếp cận đó, tôi đề nghị Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cần chú trọng triển khai một số định hướng sau:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng mô hình đại học tiên tiến theo xu hướng thế giới, đồng thời tạo môi trường thúc đẩy, tăng cường tính liên thông, gắn kết, tương tác, hỗ trợ trong hệ thống đa dạng trên nền tảng tự chủ đại học và tối ưu hóa các nguồn lực, kể cả các nguồn lực từ bên ngoài thông qua các dự án hợp tác quốc tế.

Thứ hai, cân nhắc nghiên cứu xây dựng các cơ chế mới, cho phép các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và các em sinh viên học đi đôi với hành, có thể thử nghiệm các mô hình nghiên cứu, học tập mới do nhu cầu về tri thức, sáng tạo ngày càng cao. Thế giới đã thực hiện các cơ chế như sandbox đối với các mô hình mới để cho phép sự sáng tạo, nhưng đồng thời cũng kiểm soát, hạn chế được các rủi ro.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới và phát triển chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn cao, nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực có năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế, tiếp cận trình độ các trường đại học hàng đầu trong khu vực châu Á; đưa Khởi nghiệp – Đổi mới sáng tạo vào các chương trình đào tạo, từng bước trang bị tư duy khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo cho sinh viên.

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học xuất sắc, nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, liên ngành; nâng cao vai trò nghiên cứu khoa học trong phục vụ cộng đồng, phục vụ công tác tư vấn chính sách, phản biện xã hội cho khu vực phía Nam và đất nước; trở thành nhân tố quan trọng tại khu đô thị sáng tạo tương tác cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.

Thứ năm, tiếp tục chủ động hội nhập và hợp tác khu vực, quốc tế; thúc đẩy các hoạt động quan hệ đối ngoại, gắn kết cộng đồng nhằm nâng cao hình ảnh và vị thế của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trước hết là trong ASEAN; tích cực tham gia và phát huy vai trò là thành viên của các tổ chức và mạng lưới hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

Thứ sáu, tập trung đầu tư phát triển Khu đô thị Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thành khu đô thị đại học hiện đại, thông minh, thân thiện; khai thác tối ưu và hiệu quả tài nguyên, cơ sở vật chất hiện đại trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên.

Các em sinh viên thân mến,

5. Quá trình hội nhập chủ động và tích cực của Việt Nam đang mở ra cánh cửa phát triển cho các em. Tương lai đang đón đợi các em!

5.1. Thế hệ trẻ, trong đó có thế hệ trẻ Việt Nam, đang có nhiều vận hội, lựa chọn, thuận lợi chưa từng có.

Thế giới hiện có khoảng 1,8 tỉ thanh niên, là số lượng thanh niên đông đảo nhất trong lịch sử. Trong ASEAN, 65% dân số là dưới 35 tuổi. Hiện nay, nước ta là một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất thế giới và đang ở thời kỳ dân số vàng, chưa bao giờ chúng ta có lực lượng thanh niên đông đảo như hiện nay, với 24 triệu thanh niên trong và ngoài nước.

Trong hai thập kỷ qua, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có nước ta, đã quyết định chọn ngày 12 tháng 8 hàng năm là “Ngày Thanh niên quốc tế” và thúc đẩy việc thực hiện “Chương trình hành động thế giới vì thanh niên” (WPAY) nhằm tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển và đề cao vai trò của thế hệ trẻ trong thế kỷ 21.

Có thể nói, kỷ nguyên số là kỷ nguyên của tuổi trẻ. Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, tầng lớp thanh niên đang và sẽ được hưởng thụ những cơ hội, lợi ích ngay khi các xu thế mới, những chuyển dịch lớn trên toàn cầu diễn ra.

5.2. Do đó, tôi mong các em phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành thế hệ công dân Việt Nam đầy đủ tri thức, hoài bão và trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.

- Trước hết, thời đại ngày nay và thời kỳ phát triển mới của đất nước đòi hỏi thanh niên, đặc biệt các sinh viên đại học, không chỉ là “chủ nhân tương lai” mà phải là “người định hình tương lai của đất nước”.

Điều đó phải thể hiện trước hết ở việc tuổi trẻ Việt trở thành động lực, nhân tố then chốt tạo ra sự thay đổi cho đất nước, “người tiên phong” của đổi mới tư duy, hình thành tư duy “công dân ASEAN” và “công dân toàn cầu”, thúc đẩy cách tiếp cận mới trong mọi lĩnh vực, hình thành văn hóa hội nhập của đất nước.

- Là những công dân thế hệ Z – công dân đám mây, đa năng, các em sinh viên cần phải trở thành “người lãnh đạo, người chủvề công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước, đi đầu phát triển và ứng dụng công nghệ trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, hình thành văn hóa học tập không ngừng, phát huy tinh thần khởi nghiệp, dám ứng phó với thách thức, vấn đề mới của phát triển.

- Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng thời gian tới không thể thiếu vai trò nòng cốt và sự dấn thân của sinh viên để nâng tầm vị thế, hình ảnh Việt Nam đổi mới, phát triển và năng động. Các em hãy trở thành công dân ASEAN và công dân toàn cầu, luôn quan tâm và tích cực tham gia giải quyết các vấn đề chung của khu vực và thế giới.

Thế hệ trẻ cần khẳng định vai trò là những chủ thể, đại diện của đất nước tại các diễn đàn, tổ chức lãnh đạo trẻ, doanh nhân trẻ, tri thức trẻ, khởi nghiệp… của ASEAN, Liên hợp quốc, Diễn đàn Á – Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC)…

Chính thế hệ trẻ phải là người tiên phong tham gia thực hiện các cam kết, trọng trách quốc tế thời gian tới. Quá trình hội nhập chỉ thành công khi chúng ta giữ gìn được bản sắc và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Một công dân toàn cầu, một công dân ASEAN sẽ không thể tồn tại nếu chúng ta không thấm nhuần bản sắc của dân tộc mình, đất nước mình.

Trong thế giới rộng mở của Kỷ nguyên số, giữ bản sắc dân tộc phải song song cùng quá trình tìm hiểu về văn hóa và xã hội của các nước, để quá trình hội nhập diễn ra một cách tự nhiên. Không có một dân tộc nào cao hơn một dân tộc nào. Về cơ bản, văn hóa các quốc gia, dân tộc đều thấm đẫm những giá trị truyền thống nhân văn, nhân bản của quốc gia, dân tộc đó mà ta cần phải học cách thấu hiểu, tôn trọng và sẻ chia.

- Bên cạnh đó, các em cần tích lũy và trang bị cho bản thân kiến thức – kỹ năng – thái độ phù hợp với thực tiễn của Cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao khả năng thích ứng của bản thân trước những thay đổi và phát triển nhanh chóng của thế giới ngày nay. Ngoại ngữ thông thạo, nhất là tiếng Anh, là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa vào thế giới tri thức của nhân loại và làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa.

Giờ đây, trong không gian của hội nhập, các em còn phải cạnh tranh việc làm cùng các bạn bè trong khu vực và quốc tế. Đây là thách thức mà nhà trường, xã hội và chính bản thân các em phải chuẩn bị một cách nghiêm túc, hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình hội nhập của chúng ta sẽ mang đến kết quả tích cực nhất cho sự phát triển của đất nước.

Tương lai phát triển của đất nước ta ngày mai sẽ hiển hiện rõ từng ngày qua nỗ lực học tập và rèn luyện của các em ngày hôm nay. Đất nước đặt niềm tin vào các em!

Thưa quý vị đại biểu!

Thưa các thầy giáo, cô giáo!

Các em sinh viên thân mến!

Tôi kỳ vọng và tin tưởng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ phát triển đột phá trong giai đoạn xây dựng và phát triển mới; đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước; góp phần khẳng định và nâng cao vị thế của giáo dục đại học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Lời cuối cùng, tôi chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và các em sinh viên một năm học mới sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Chúc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh luôn xứng đáng là ngọn cờ đầu của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam!


[1] Dự thảo Văn kiện ĐH Đảng XIII

[2] Nước ta hiện tham gia 17 hiệp định FTA, trong đó đang triển khai 13 hiệp định và đàm phán 4 hiệp định:

(1) Các hiệp định FTA đang được triển khai gồm 7 hiệp định trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN+1 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc- Niu Di-lân, Ấn Độ, Hồng Công), 2 hiệp đinh FTA thế hệ mới và nhiều bên (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, EVFTA), FTA với Liên minh kinh tế Á- Âu – EAEU, 3 FTA song phương (với Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc);

(2) 4 hiệp định đang đàm phán gồm Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực – RCEP, FTA với Khối thương mại tự do Châu Âu – EFTA, các FTA song phương với Israel và Anh.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Lễ khai khoá 2020 của Đại học Quốc gia TP. HCM

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Lễ khai khoá 2020 của Đại học Quốc gia TP. HCM

TGVN. Sáng 3/10, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai khóa để chào mừng tất cả tân sinh viên bước ...

Ngoại giao trong tuần: Bộ trưởng Ngoại giao Anh thăm Việt Nam; thông tin về việc tân Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam

Ngoại giao trong tuần: Bộ trưởng Ngoại giao Anh thăm Việt Nam; thông tin về việc tân Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam

TGVN. Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong tuần từ ngày 28/9-3/10.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gửi Thông điệp tới Phiên cấp cao kỷ niệm Ngày Quốc tế về Xóa bỏ hoàn toàn Vũ khí hạt nhân

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gửi Thông điệp tới Phiên cấp cao kỷ niệm Ngày Quốc tế về Xóa bỏ hoàn toàn Vũ khí hạt nhân

TGVN. Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 đã diễn ra Phiên Cấp cao kỷ niệm ...

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong thời gian tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn hay không ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng Traveller 2021, 2008 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Tìm cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi vì trong một vài trường hợp, người dùng cần ...
Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Hoa hậu Thẩm mỹ Việt Nam 2024 hướng đến việc tìm kiếm một cô gái sở hữu vẻ đẹp bản lĩnh, câu chuyện khác biệt lan tỏa đến cộng đồng.
Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động