Hồi sinh nét đẹp văn hóa dân tộc thiểu số, tạo sức bật cho du lịch Bình Thuận

Tâm Thanh
Baoquocte.vn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đồng ý để tỉnh Bình Thuận đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023. Sự kiện này được coi là dấu ấn tạo sức bật mới cho du lịch Bình Thuận, đặc biệt góp phần gìn giữ văn hóa tại những vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tạo sức bật cho du lịch Bình Thuận
Lễ hội Katê của đồng bào dân tộc Chăm ở Bình Thuận. (Nguồn: Báo Pháp luật Plus)

Phục dựng nhiều lễ hội lớn

Hiếm có nơi nào như Bình Thuận, các điểm đến du lịch với cảnh quan, văn hóa đặc sắc hiện diện ở khắp các địa phương trong tỉnh, đặc biệt tập trung đông ở những vùng có nhiều bà con dân tộc thiểu số.

Điển hình trong số này phải kể đến lễ hội Katê của đồng bào Chăm - một trong các lễ hội văn hóa tiêu biểu của Bình Thuận có sức hấp dẫn du khách. Hay Lễ hội Ramưvan của đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni, khiến du khách một lần đặt chân đến đều đặc biệt thích thú và mong trở lại tham quan, trải nghiệm nét văn hóa gắn với đời sống của cộng đồng các dân tộc ở vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ.

Được biết, đồng bào người dân tộc Chăm ở Bình Thuận có khoảng 40.000 người, là cộng đồng người dân tộc thiểu số có số dân đông nhất, sinh sống tập trung và xen ghép tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân.

Tin liên quan
Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, đẩy mạnh phát triển du lịch, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân, nhất là tại các vùng đồng bào dân tộc, những năm gần đây, Bình Thuận đã khôi phục, làm mới nhiều lễ hội.

Năm 1999, lễ hội Nghinh Ông của người Hoa ở Phan Thiết tại Quan Đế miếu, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết tổ chức phục dựng lại sau gần 70 năm không thực hiện và được đông đảo người Hoa ở địa phương, các tỉnh lân cận đồng tình hưởng ứng. Từ đó đến nay, cứ 2 năm lễ hội duy trì tổ chức 1 lần.

Đặc biệt Lễ hội Katê của người Chăm tại di tích tháp Pô Sah Inư được phục dựng lại năm 2005 sau gần 50 năm không tổ chức. Từ đó đến nay, hàng năm Ban Quản lý di tích thuộc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đều duy trì tổ chức đều đặn, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Chăm trong tỉnh và nhu cầu khám phá, tìm hiểu của du khách.

Sau gần 2 thập kỷ phục dựng, Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư đã đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm của đồng bào Chăm và trở thành linh hồn của các hoạt động văn hóa tinh thần; chứa đựng nhiều giá trị tín ngưỡng dân gian và tôn giáo.

Với nhiều giá trị chứa đựng, mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 776/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đẩy mạnh xúc tiến, đầu tư

Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc, Bình Thuận là điểm đến được du khách yêu thích. Tuy nhiên, để định vị được thương hiệu, xác lập nhiều điểm đến có sức hấp dẫn riêng của vùng đất nhiều cảnh quan đặc sắc, ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - lưu ý tỉnh Bình Thuận, trên cơ sở thế mạnh của địa phương cần định vị và làm mới hơn các sản phẩm du lịch. Phải làm rõ sản phẩm nào sẽ là thế mạnh, là thương hiệu của địa phương, nếu không sẽ lẫn với các địa phương lân cận. Từ đó để đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư để phát triển các thế mạnh du lịch trên địa bàn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng cho hay, trước mắt cần phải thành lập Ban tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 để lên phương án, lộ trình thực hiện cụ thể, bài bản vì còn rất nhiều việc phải làm và đây mới chỉ là một trong những bước đầu tiên.

Hồi sinh nét đẹp văn hóa dân tộc thiểu số, tạo sức bật cho du lịch Bình Thuận
Bình Thuận đầu tư hàng trăm tỷ đồng cải thiện đời sống kinh tế, xã hội vùng dân tộc miền núi. (Nguồn: Báo Bình Thuận)

Được biết, những năm qua, bằng nhiều nguồn lực, tỉnh Bình Thuận đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh tế-xã hội; nâng cao đời sống kinh tế của các hộ dân, trong đó có nhiều đồng bào Chăm được cải thiện, chuyển biến tích cực.

Điển hình như Chương trình 135, qua nhiều năm triển khai thực hiện, tỉnh Bình Thuận đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, đường giao thông, trường học, trạm y tế, chợ thương mại, hệ thống kênh mương, các công trình nước sinh hoạt tập trung... cho vùng dân tộc miền núi.

Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo xuyên suốt. Đến nay, ngành văn hóa đã thành lập các đội văn nghệ dân gian Chăm, câu lạc bộ hát Then của dân tộc Nùng; tập hợp các thanh thiếu niên tham gia vào nhóm lớp sử dụng các nhạc cụ dân tộc như đánh trống Ghi năng, trống Paranưng, thổi kèn Saranai, hát dân ca, vũ điệu Chăm; nghiên cứu Luật tục của đồng bào Chăm, Raglai, Cờho và Chơro phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở.

Công tác bảo tồn, phát huy các lễ hội dân gian truyền thống được quan tâm; nhiều lễ hội truyền thống lớn của đồng bào dân tộc thiểu số đã được phục dựng và tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo người dân tham dự, lễ hội văn hóa dân gian của các dân tộc được diễn ra theo đúng nghi thức và tập tục truyền thống với mục đích và ý nghĩa của lễ hội…

Ngành du lịch Bình Thuận phấn đấu đến năm 2025 đón 8,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế từ 10-12%; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 23.300 tỷ đồng; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 18-20%/năm; du lịch đóng góp vào GRDP của tỉnh 10-11%.
Lang thang những cung đường Bình Thuận

Lang thang những cung đường Bình Thuận

Không chỉ nổi tiếng bởi biển xanh, cát trắng, nắng vàng, Bình Thuận còn được biết đến là nơi có vẻ đẹp thiên nhiên hoang ...

Sản phẩm du lịch cần thay đổi

Sản phẩm du lịch cần thay đổi

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh (Chủ tịch Công ty Le Bros) cho rằng, lúc này sản phẩm du lịch phải thay đổi chứ ...

Đọc thêm

XSTV 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 19/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 19/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 19/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 19/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 19/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 19/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 19/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 19/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2024 tiếp tục định hướng mở rộng hợp tác với ASEAN

Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2024 tiếp tục định hướng mở rộng hợp tác với ASEAN

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh Ngoại giao 2024, trong đó có nội dung làm rõ định hướng mở rộng quan hệ với ASEAN nói chung và Việt ...
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý ...
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Vào thập niên 1920, 'thế hệ mất mát' gồm những nhà văn còn bi quan, chán chường, cảm thấy lạc lõng trong một xã hội mất lý tưởng.
Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

'Tiếng thét câm lặng' là tác phẩm tiêu biểu, cũng là một trong năm tác phẩm được dẫn chứng cho giải Nobel Văn học năm 1994 của nhà văn Nhật Bản Oe Kenzaburo.
Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới cam kết truyền bá lý tưởng hòa bình và đối thoại giữa các dân tộc thông qua dự án 'Âm thanh của tình anh em' tại Việt Nam.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Văn học phản ánh xã hội và lịch sử, những sự kiện lớn ở Mỹ luôn luôn gắn với những sự kiện lớn ở châu Âu từ khi lập quốc cho đến nay.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hà Nội.
Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Lễ hội Đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh.
Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

'Tinh hoa Bắc Bộ' là sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, khẳng định vị thế của vở diễn văn hoá hàng đầu dành cho du khách đặt chân đến Hà Nội.
Phiên bản di động