Hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran: Đường còn dài và nhiều trắc trở

Vũ Đăng Minh
Việc đàm phán hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 là một điểm sáng trong bức tranh thế giới nhiều gam màu xám thời gian vừa qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bức tranh thế giới những tháng đầu năm 2021 là sự lấn át của gam màu xám. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng. Đối đầu Mỹ - Nga có bước leo thang mới nguy hiểm. Nga và một số nước ăn miếng trả miếng trong cuộc chiến “trục xuất ngoại giao”.

Biển Đông, Biển Hoa Đông dậy sóng bởi các nhóm tàu chiến nhiều nước tham gia các trận đánh giả định. Myanmar chìm trong biểu tình và nguy cơ nội chiến. Binh lực và vũ khí đã dàn trận trong và quanh xứ sở “cách mạng cam”, cùng với những lời tuyên chiến, cảnh báo. Súng vẫn nổ, người vẫn chết ở Syria, Trung Đông…

Nhiều nước đứng trước làn sóng đại dịch Covid-19 thứ tư, số người nhiễm bệnh và chết tăng vọt. Hy vọng mở cửa phục hồi nền kinh tế thế giới như ngọn lửa mới nhen nhóm lại gặp mưa dông.

Nhưng trên nền màu xám, vẫn nổi lên những điểm sáng. Trong đó, có việc đàm phán hồi sinh Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) còn gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết năm 2015 giữa nhóm P5+1 (Nga, Trung, Mỹ, Anh, Pháp và Đức) với Iran.

Đó là “thỏa thuận thế kỷ” ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân (dù Iran không thừa nhận), góp phần hiện thực hóa giấc mơ của nhân loại về thế giới phi hạt nhân.

Đàm phán hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran, đường còn dài và nhiều trắc trở
Tác động từ bên ngoài và lợi ích của mỗi bên hé mở hy vọng tìm cách đưa Mỹ, Iran chấp nhận đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Ảnh chụp cờ Iran tại trụ sở Liên hợp quốc ở Vienna, Áo. (Nguồn: Reuters)

Tín hiệu tích cực

Vì sao các bên chấp nhận đến Vienna?

Khó có câu trả lời đầy đủ, vì mỗi bên đều có mục đích riêng và những lý do khác nhau. Nhưng có thể khái quát như sau:

Thứ nhất, Iran gặp nhiều khó khăn vì lệnh trừng phạt kinh tế, bị bao vây, cấm vận kéo dài. Đất nước Iran không thể phát triển được nếu quốc tế vẫn duy trì cấm vận.

Thứ hai, Mỹ hiểu rằng biện pháp trừng phạt cũng khó ngăn chặn triệt để chương trình hạt nhân của Iran. Ngược lại, càng kích thích Iran chạy đua sở hữu vũ khí hạt nhân làm công cụ răn đe. Giải quyết chương trình hạt nhân Iran là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden.

Thứ ba, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cảnh báo, thỏa thuận hạt nhân đang ở “thời điểm nguy nan”. Nếu không hành động ngay sẽ không thể vãn hồi.

Thứ tư, ngăn chặn phát triển vũ khí hạt nhân là đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Các nước còn lại của nhóm P5+1 quyết tâm bảo vệ thỏa thuận. Liên hợp quốc và nhiều nước kêu gọi Mỹ, Iran quay lại thỏa thuận. EU đưa ra các chính sách kinh tế ưu đãi, khuyến khích Iran thực thi cam kết; đồng thời, nỗ lực tiếp xúc với Mỹ tìm cách tháo gỡ bế tắc.

Tháng 2/2021, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi thăm Iran và chính phủ nước này gia hạn thêm 3 tháng hoạt động có giới hạn của thanh sát viên tại các cơ sở hạt nhân.

Đó có thể xem là tín hiệu tích cực từ Iran. Nhưng thời gian gia hạn sắp hết.

Tác động từ bên ngoài và lợi ích của mỗi bên hé mở hy vọng tìm cách đưa Mỹ, Iran chấp nhận đàm phán khôi phục thỏa thuận, bắt đầu từ ngày 6/4.

Lạc quan thận trọng

Đám phán đang ở vòng thứ 2, bắt đầu từ ngày 15/4. Các bên đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về những kết quả đầu tiên.

Đặc phái viên EU Enrique Mora nói nhiệm vụ lần này rất khó khăn, nhưng các bên đã đạt tiến triển và đang tìm kiếm những giải pháp cụ thể. Đặc phái viên Nga Mikhail Ulianov hài lòng với kết quả đạt được, đàm phán chậm nhưng chắc.

Đặc phái viên Trung Quốc Wang Qun cho biết các bên nhất trí đẩy nhanh tiến độ, hy vọng vài ngày tới sẽ bàn việc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt.

Trưởng đoàn Iran Abbas Araqchi đánh giá, vẫn tồn tại bất đồng nghiêm trọng, nhưng đang hình thành một sự thống nhất, giúp các cuộc thảo luận tiến tới nấc mới là cùng xây dựng một văn bản chung “ít nhất là về những lĩnh vực có chung quan điểm”.

Đại diện Mỹ cũng bày tỏ nhìn nhận tích cực. Tổng thống Mỹ cho rằng Iran tiếp tục tham gia đàm phán là điều đáng mừng.

Kết quả rõ nhất là các bên chấp nhận tiếp tục trao đổi, dù phía Mỹ là gián tiếp, để tìm cách đưa Mỹ quay lại thỏa thuận và Iran thực thi các cam kết. Các bên thống nhất giao cho 2 ủy ban làm việc song song để lập danh sách các biện pháp trừng phạt Mỹ cần dỡ bỏ và các nghĩa vụ Iran phải thực hiện.

Kết quả vẫn mang tính kỹ thuật, tạo cơ hội cho 2 bên thu hẹp khoảng cách về sự hiểu biết lẫn nhau. Còn chấp nhận các nội dung cụ thể và chính thức đồng ý khôi phục thỏa thuận lại là chuyện khác, cấp độ khác.

Vẫn còn ngờ vực

Trước hết từ sự khác biệt lớn về quan điểm và thái độ cứng rắn của cả Mỹ lẫn Iran. Vấn đề mấu chốt là ai nhượng bộ trước? Mỹ dỡ bỏ trừng phạt trước hay Iran thực hiện cam kết trước? Mỹ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt như yêu cầu của Iran hay chỉ dỡ bỏ những lệnh trừng phạt không liên quan đến thỏa thuận.

Đặc biệt, Mỹ còn muốn nâng cấp thỏa thuận “lâu dài và mạnh mẽ hơn”, kéo dài thời gian kiểm soát chương trình hạt nhân Iran, gắn với giải quyết vấn đề tên lửa đạn đạo của Iran và Tehran ngừng can dự quân sự ở khu vực… Đây là điều mà Iran không chấp nhận như tuyên bố gần đây “không sửa một chữ nào” của bản thỏa thuận đã ký.

Hơn nữa, 2 bên luôn ngờ vực nhau và đã có nhiều hành động cứng rắn, kể cả hành động quân sự. Mỹ và Iran còn chịu tác động của các thế lực bên trong phản đối thỏa thuận.

Ngoài ra, không thể không tính đến các tác nhân khác. Mới đây, EU đã công bố lệnh trừng phạt bổ sung với quan chức Iran, gia tăng không khí căng thẳng bên ngoài phòng đàm phán. Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) yêu cầu tham gia như một bên đàm phán.

Đặc biệt, Israel luôn phản đối thỏa thuận và tuyên bố sẵn sàng tấn công các cơ sở hạt nhân Iran. Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ “khủng bố hạt nhân”, tấn công mạng, gây nổ hệ thống điện ở cơ sở hạt nhân Natanz ngày 11/4. Iran đáp trả bằng tuyên bố làm giàu uranium lên mức 60% (thỏa thuận quy định không quá 3,67%).

Bất cứ hành động quân sự nào của Israel hoặc của một lực lượng khác cũng có thể dẫn đến hành động đáp trả của Iran và đàm phán sẽ ngừng trệ.

Chặng đường còn dài

Tình thế đặt ra cho cộng đồng quốc tế câu hỏi, đàm phán có đi đến kết cục không và khi nào? Đại diện cấp cao phụ trách Chính sách an ninh, đối ngoại EU nhận xét: đây là vấn đề lớn, phức tạp nên khó và quá sớm để nói về kết quả.

Mỗi bên có lợi thế riêng và những tính toán, phương án khác nhau. Rà soát rất nhiều điều khoản thỏa thuận là chuyện không đơn giản. Thuyết phục nhau chấp nhận các điều khoản thỏa thuận đã là việc khó, thực thi đầy đủ các cam kết và giám sát thực hiện lại càng khó hơn.

Phương án khả dĩ nhất là Mỹ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt không liên quan đến thỏa thuận. Iran cam kết không có thêm các hoạt động hạt nhân, tạo không khí thuận lợi cho các vòng đàm phán tiếp theo. Đạt được kết quả này cũng mất vài tuần, có thể trước thời điểm tháng 5/2021.

Thời gian đàm phán liên quan lớn đến ngày 18/6, bầu cử Tổng thống Iran. Tổng thống Iran đương nhiệm Hassan Rouhani phải cân nhắc cách đàm phán tạo lợi thế bầu cử. Nếu phe cứng rắn thắng cử, thì chính phủ mới chưa chắc đã tiếp tục đàm phán hoặc đàm phán với những điều kiện cao hơn. Khi đó, tiến trình đàm phán còn kéo dài hơn.

Đàm phán hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran, đường còn dài và nhiều trắc trở
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phải cân nhắc cách đàm phán tạo lợi thế bầu cử.

Rõ ràng, con đường phía trước còn dài, còn nhiều vật cản và có thể phải trải qua một số chặng. Trong ngăn kéo đàm phán luôn có các phương án khác nhau. Nâng hay giảm mục tiêu, điều kiện đàm phán tùy thuộc vào tính toán, tình hình mỗi bên và bối cảnh, tác động từ bên ngoài, nhất là áp lực phi hạt nhân hóa của cộng đồng.

Ít nhất, đối thoại cũng là khởi đầu phù hợp. Hy vọng thống nhất được một số bước đi cả từ 2 phía. Dù chưa trọn vẹn, nhưng với tình thế hiện nay, thì đó cũng là tín hiệu đáng chờ đợi.

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Tehran kêu gọi ‘không thêm bớt dù chỉ một từ’, châu Âu cảnh báo nguy hiểm cho đàm phán
Tổng thống Iran ám chỉ chính sách gây sức ép tối đa của Mỹ đã thất bại
IAEA xác nhận Iran 'chơi lớn', làm giàu urani ở mức 60%
Hồi sinh thỏa thuận hạt nhân: Mỹ thông báo nối lại đàm phán gián tiếp, Iran cảnh báo thất bại
Iran tuyên bố làm giàu uranium ở mức 60%, lùi ngày đàm phán ở Vienna, Mỹ nói 'khiêu khích'

Vũ Đăng Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động