Hơn 1 triệu trẻ mầm non không có chỗ học

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, hiện nay, 1,2 triệu trẻ mầm non của các cơ sở giáo dục ngoài công lập không có chỗ học vì nhiều đơn vị phải giải thể.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết hiện nay có khoảng 1,2 triệu trẻ mầm non không có chỗ học. (Nguồn: VGP)

Ngày 20/10, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển Giáo dục Mầm non (GDMN). Hội nghị được chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh.

Trao đổi bên lề hội nghị, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá, 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến giáo viên mầm non (GVMN) ngoài công lập. Khi trẻ mầm non không được đi học, các cô cũng không có thu nhập. Nhiều giáo viên đi làm việc khác trong thời gian dài, đã ổn định và có thu nhập cao hơn.

Bộ GD&ĐT đã xây dựng, tham mưu các chính sách thu hút GVMN trở lại nhưng còn rất khó khăn.

Hiện nay, 1,2 triệu trẻ mầm non của các cơ sở giáo dục ngoài công lập không có chỗ học vì nhiều đơn vị phải giải thể.

Bộ GD&ĐT đã tham mưu với Chính phủ để ban hành Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg, dành 1.400 tỷ đồng ngân sách để đầu tư, hỗ trợ, cho các cơ sở GDMN vay với lãi suất ưu đãi để khắc phục khó khăn.

Hơn 1.170 tỷ đồng hỗ trợ gần 1 triệu lượt trẻ em mẫu giáo ăn trưa

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá, Nghị định số 105 về chính sách phát triển GDMN được Chính phủ ban hành 2 năm qua đã được triển khai bằng nhiều cách làm, phương pháp.

Đây là Nghị định quan trọng, được Bộ GD&ĐT quan tâm triển khai, các sở GD&ĐT đã tham mưu mạnh mẽ cho UBND các tỉnh, thành phố. Chính sách phát triển GDMN đã đi vào thực tiễn.

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Ngô Thị Minh, đại diện ngành giáo dục các địa phương và nhóm chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới cùng nhìn lại 2 năm thực hiện Nghị định, đồng thời thảo luận về công tác đầu tư, quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non; chính sách khuyến khích xã hội hóa trong GDMN và hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển GDMN; những kinh nghiệm trong tham mưu ban hành chính sách địa phương; chính sách đối với GDMN ở địa bàn có khu công nghiệp, đông lao động; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ GDMN không sử dụng ngân sách nhà nước…

Bà Ngô Thị Minh cũng yêu cầu các đại biểu xem xét các khoản thu dịch vụ, những trở ngại trong quá trình phát triển các hệ thống dịch vụ này. Nhu cầu của phụ huynh học sinh khác nhau, làm sao phải dung hòa để đảm bảo quyền của trẻ em, không có sự phân biệt, đối xử trong các cơ sở GDMN.

Giáo dục
Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ. (Nguồn: VGP)

Trình bày báo cáo sơ kết tại hội nghị, bà Cù Thị Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết, đến hết năm học 2021-2022, toàn quốc có 15.401 trường mầm non, 15.385 cơ sở GDMN độc lập. Tổng số cơ sở GDMN trên toàn quốc là 30.786.

Nhiều chính sách hỗ trợ trẻ mầm non đã được thực hiện tốt. Tính đến hết năm học 2021-2022, theo báo cáo từ 63 tỉnh, thành phố, có 995.821 lượt trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa với kinh phí hơn 1.170 tỷ đồng.

Đến hết tháng 9/2022, 40 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) quy định mức hỗ trợ cụ thể đối với trẻ em. Trong đó, có 5 tỉnh ban hành mức hỗ trợ cao hơn so với quy định. Theo báo cáo từ 40 tỉnh, thành phố này, có hơn 86.000 trẻ em thuộc đối tượng nhận hỗ trợ.

Tính đến hết năm học 2021-2022, toàn quốc có 28.837 giáo viên được hưởng chính sách đối với GVMN dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; 2.272 trường mầm non đủ điều kiện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em đối với cơ sở GDMN công lập ở địa bàn khó khăn, tạo điều kiện để trẻ em có bữa ăn trưa tại trường.

Các chính sách này đã hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tăng tỉ lệ trẻ đến trường, trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục 2 buổi/ngày, từ đó giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

Đến nay, 40 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết về mức hỗ trợ tối thiểu đối với GVMN làm việc tại các cơ sở GDMN dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp (KCN) chăm sóc từ 30% trở lên trẻ là con công nhân. Mức hỗ trợ tối thiểu là 800.000 đồng/người/tháng. Trong đó, có 38 tỉnh, thành phố hỗ trợ bằng mức quy định, 2 thành phố là Hà Nội và Hải Phòng hỗ trợ cao hơn. Theo thống kê của các địa phương này, có 4.666 GVMN đủ điều kiện nhận hỗ trợ.

Về chính sách đầu tư phát triển GDMN, các địa phương đã tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch, mở rộng diện tích đất cho giáo dục, thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án "Đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện chương trình GDMN, phổ thông giai đoạn 2018 - 2025".

Thu nhập của GVMN chưa xứng đáng

Theo báo cáo sơ kết, đến nay, còn hơn 20 tỉnh, thành phố chưa ban hành Nghị quyết HĐND quy định mức hỗ trợ cụ thể đối với trẻ em và GVMN tại cơ sở GDMN ngoài công lập ở địa bàn có KCN.

Nguyên nhân được đưa ra là công tác tham mưu của các đơn vị chức năng còn chưa quyết liệt, một số địa phương dự kiến ban hành cùng Đề án phát triển GDMN ngoài công lập, một số tỉnh có KCN được thành lập nhưng không có trẻ là con công nhân học tại cơ sở GDMN ngoài công lập, không có cơ sở GDMN ngoài công lập ở địa bàn có KCN, một số đơn vị chưa đánh giá đúng và đủ về đối tượng được hỗ trợ.

Mức hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo chưa cao, chưa có chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ nhà trẻ.

Năm học 2020-2021, việc chi trả kinh phí hỗ trợ trẻ em và GVMN còn chưa bảo đảm thời gian theo quy định. Nguyên nhân là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc duyệt dự toán ngân sách bị chậm so với quy định.

Mức hỗ trợ chính sách đối với GVMN vẫn còn thấp. Thu nhập của GVMN, đặc biệt là giáo viên ngoài biên chế, nhân viên nuôi dưỡng thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chưa tương xứng với cường độ lao động cao và tính chất công việc yêu cầu cao về tinh thần trách nhiệm và chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhiều địa phương không đủ nguồn lực để bảo đảm đầy đủ chế độ, chính sách đối với GVMN, nhất là GVMN ngoài biên chế và đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ GVMN tại các cơ sở GDMN ngoài công lập ở địa bàn KCN gặp một số khó khăn. Nguyên nhân là giáo viên thường xuyên thay đổi, không ổn định gây khó cho việc tổng hợp số liệu, thu thập hồ sơ đề nghị hưởng chính sách.

GVMN có bằng Trung cấp sư phạm dạy tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trên 30% là con công nhân tại một số địa phương chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh. Lý do là địa phương áp dụng quy định GVMN phải có trình độ Cao đẳng sư phạm.

Ngoài ra, còn một số khó khăn khác liên quan đến công tác quy hoạch và đầu tư phát triển GDMN.

Ngày 20/10: Xinh đẹp và tràn đầy yêu thương là 'vũ khí' của người phụ nữ

Ngày 20/10: Xinh đẹp và tràn đầy yêu thương là 'vũ khí' của người phụ nữ

Không chỉ ngày 20/10, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì việc xinh đẹp, tràn đầy tình yêu thương cũng làm cho người phụ nữ ...

Điểm ưu tiên xét tuyển đại học thế nào mới hợp lý?

Điểm ưu tiên xét tuyển đại học thế nào mới hợp lý?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã chia sẻ quan điểm cá nhân về điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học...

Điểm đặc biệt về ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2022 ở vòng xét cuối

Điểm đặc biệt về ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2022 ở vòng xét cuối

36 ứng viên Giáo sư (GS) và 358 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) năm 2022 vừa được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành ...

Công bố 356 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn GS, PGS năm 2022

Công bố 356 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn GS, PGS năm 2022

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 356 ứng viên được các Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị ...

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội: Mong các bạn trẻ hãy luôn nuôi dưỡng 'tình yêu thương' và 'lòng nhân ái'

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội: Mong các bạn trẻ hãy luôn nuôi dưỡng 'tình yêu thương' và 'lòng nhân ái'

Trong lễ khai giảng năm học 2022-2023, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ ở độ tuổi trưởng thành hơn như ...

(theo Dân trí)

Đọc thêm

Xe điện cỡ nhỏ Baojun E100 sắp về Việt Nam, giá dự kiến 150 triệu đồng

Xe điện cỡ nhỏ Baojun E100 sắp về Việt Nam, giá dự kiến 150 triệu đồng

Giá bán của mẫu xe điện cỡ nhỏ Baojun E100 tại thị trường Việt Nam dự kiến khoảng 150 triệu đồng, được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp thay ...
Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Cà phê Việt Nam ghi nhiều kỷ lục trong năm 2024; Dự báo giá cà phê năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Cà phê Việt Nam ghi nhiều kỷ lục trong năm 2024; Dự báo giá cà phê năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Cà phê Việt Nam ghi nhiều kỷ lục trong năm 2024; Dự báo giá cà phê năm 2025?
Cận cảnh BMW X3 2025 vừa ra mắt tại Singapore, giá từ 6,3 tỷ đồng

Cận cảnh BMW X3 2025 vừa ra mắt tại Singapore, giá từ 6,3 tỷ đồng

Hãng xe sang Đức vừa ra mắt BMW X3 2025 thế hệ thứ 4 tại thị trường Singapore với diện mạo đồ sộ hơn trước, cùng những thay đổi trong ...
Chính phủ ban hành chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ ban hành chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước.
HLV Ruben Amorim: MU có thể xuống hạng

HLV Ruben Amorim: MU có thể xuống hạng

HLV Ruben Amorim ngậm ngùi thừa nhận MU đang trong cuộc chiến trụ hạng Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/25.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 2/1/2025, Lịch vạn niên ngày 2 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 2/1/2025, Lịch vạn niên ngày 2 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 2/1. Lịch âm 2/1/2025? Âm lịch hôm nay 2/1. Lịch vạn niên 2/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Chính phủ ban hành chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ ban hành chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước.
Từ 1/1/2025, những trường hợp nào không được vượt xe?

Từ 1/1/2025, những trường hợp nào không được vượt xe?

Không được vượt xe trong trường hợp trên cầu hẹp có một làn đường; đường cong có tầm nhìn bị hạn chế; ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường...
Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Tăng mức phạt lỗi vi phạm giao thông; chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025.
Nghị quyết số 57: Xung lực để đất nước phát triển bền vững

Nghị quyết số 57: Xung lực để đất nước phát triển bền vững

Trong thời đại công nghiệp 4.0, khoa học công nghệ và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn giúp các quốc gia nâng cao sức cạnh tranh.
Gắn đèn LED có thể ngăn chặn cá mập tấn công

Gắn đèn LED có thể ngăn chặn cá mập tấn công

Mới đây, một kết quả nghiên cứu cho thấy, đèn LED được gắn ở đáy ván lướt sóng hoặc mái chèo đứng có thể ngăn chặn các vụ tấn công của cá mập.
Lan tỏa năng lượng năm mới cùng chuỗi sự kiện Herbalife Countdown Party 2025

Lan tỏa năng lượng năm mới cùng chuỗi sự kiện Herbalife Countdown Party 2025

Để nói lời tạm biệt với năm cũ, một trong những sự kiện đáng mong đợi nhất chính là Herbalife Countdown Party 2025.
Lùi xa bệnh mạn tính bằng 5 việc vào buổi sáng

Lùi xa bệnh mạn tính bằng 5 việc vào buổi sáng

Uống nước sau khi ngủ dậy, vận động cơ thể, ăn sáng đủ chất, thiền và tắm nắng là 5 việc nên làm mỗi sáng, giúp tránh xa các căn bệnh mạn tính.
Cách làm dịu cơn đau khớp vào mùa Đông

Cách làm dịu cơn đau khớp vào mùa Đông

Nhiều người bị đau khớp nhiều hơn vào mùa Đông, đặc biệt nếu bị viêm khớp hoặc chấn thương trước đó. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để phòng ngừa?
Tin vui cho người dân khi 3 quy định mới về bảo hiểm y tế được áp dụng từ 1/1/2025

Tin vui cho người dân khi 3 quy định mới về bảo hiểm y tế được áp dụng từ 1/1/2025

Một số quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) được áp dụng từ 1/1/2025 tạo thuận lợi cho người dân.
Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là 'đột phá của năm' 2024

Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là 'đột phá của năm' 2024

Tạp chí khoa học Science của Mỹ đã vinh danh lenacapavir - một loại thuốc tiêm thế hệ mới được dùng điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV.
Bộ Y tế và Unilever Việt Nam phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024

Bộ Y tế và Unilever Việt Nam phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024

“Cùng nhau thực hiện các cam kết trong phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai”
Tám triệu chứng đau lưng cần phải đi khám ngay

Tám triệu chứng đau lưng cần phải đi khám ngay

Khi đau lưng kéo dài, tự nhiên đau dù không ngã, sốt và đau lưng dữ dội... bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Phiên bản di động