Nhỏ Bình thường Lớn

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Chiều nay (9/11), tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì và điều hành họp báo.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10. (Ảnh: Gia Thành)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10. (Ảnh: Gia Thành)

Tại họp báo, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết, kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9, tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.

Quốc tế đánh giá cao triển vọng của kinh tế Việt Nam

Kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong cả 3 khu vực: Khu vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định; Khu vực công nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực, tháng 10 tăng 4% so với tháng 9 và tăng 7% so cùng kỳ; tính chung 10 tháng tăng 8,3%; Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5%.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,78%. Tỷ giá, lãi suất nhìn chung ổn định. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo 10 tháng đạt gần 7,8 triệu tấn, kim ngạch gần 4,9 tỷ USD).

Tin liên quan
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Bên cạnh đó, xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn. Xuất khẩu tháng 10 tăng 4,4% so với tháng 9 và tăng 10,1% so với cùng kỳ; tính chung 10 tháng tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%; xuất siêu 23,3 tỷ USD. Du lịch phục hồi mạnh. Khách quốc tế tháng 10 đạt 1,42 triệu lượt, tăng 27,6%; tính chung 10 tháng đạt 14,1 triệu lượt, tăng 41,3%.

Về thu ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho hay, tổng thu NSNN 10 tháng đạt 97,2% dự toán, tăng 17,3% so với cùng kỳ (trong khi đã miễn, giảm, gia hạn 149,1 nghìn tỷ đồng thuế, phí, lệ phí). Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi NSNN thấp hơn giới hạn quy định.

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt 52,29% kế hoạch. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9%, cao nhất từ 2019 đến nay; vốn FDI thực hiện đạt 19,58 tỷ USD, tăng 8,8%, cao nhất trong 5 năm qua. Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực.

Ngoài ra, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm. Đã hỗ trợ người dân 21.800 tấn gạo. Cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được đẩy mạnh.

"Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước được nâng lên. Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam", Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.

(Ảnh: Nguyễn Hồng)
Cần tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Đánh giá tình hình thời gian tới sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi do xu hướng phân tách, phân mảnh, cạnh tranh chiến lược, thay đổi chính sách của các nước, đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, thị trường, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết, tại phiên họp Chính phủ diễn ra sáng nay (9/11), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra với quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024, tạo đà cho năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Thứ nhất, triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của đồng chí Tổng Bí thư, của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế với mục tiêu: Tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%; tăng trưởng tín dụng khoảng 15%; thu NSNN tăng ít nhất 15%.

Thứ ba, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới.

Thứ tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch. Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ. Khẩn trương, quyết liệt để khởi công dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và sau đó tiếp tục khởi công tuyến Lạng Sơn - Hà Nội.

Thứ năm, xác định thể chế là "đột phá của đột phá"; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số quốc gia: Tiếp tục quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cương quyết xóa bỏ cơ chế 'xin-cho', theo tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm...

Thứ sáu, tổ chức triển khai hiệu quả Kết luận số 77-KL/TW của Bộ Chính trị, tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài, nhất là chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý SCB; xử lý dứt điểm vướng mắc liên quan Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức; hoàn thiện hồ sơ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.

Thứ bảy, chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dân: Xây dựng lưới an sinh xã hội phủ kín các đối tượng; bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau...

THứ tám, tăng cường quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao, tội phạm mạng, tội phạm ma tuý. Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao.

Thứ chín, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội và khí thế phấn khởi, nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn xã hội.

Thứ mười, tích cực triển khai tốt các công việc của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV.

Đường sắt tốc độ cao: Đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới

Đường sắt tốc độ cao: Đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới

Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024, trong đó, xác định thống nhất chủ trương đầu ...

Cách tiếp cận mới để thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Cách tiếp cận mới để thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Dòng vốn FDI vào nước ta cao kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Mớ đây, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có tiềm năng vượt trội, đặc biệt khi đẩy mạnh chuyển đổi số ...

Mỗi kỹ sư sẽ là một 'viên gạch' xây dựng nên 'tòa nhà' công nghiệp bán dẫn Việt Nam vững chắc

Mỗi kỹ sư sẽ là một 'viên gạch' xây dựng nên 'tòa nhà' công nghiệp bán dẫn Việt Nam vững chắc

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh như vậy tại lễ khai mạc Triển lãm ngành công nghiệp bán ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đầu tăng trưởng kinh tế quý IV đạt khoảng 7,5%, cả năm hơn 7%, gần gấp đôi trung bình thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đầu tăng trưởng kinh tế quý IV đạt khoảng 7,5%, cả năm hơn 7%, gần gấp đôi trung bình thế giới

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.