Hợp tác Mekong-Lan Thương: Cho một dòng sông phát triển bền vững

Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ Tư sẽ diễn ra từ ngày 16-17/12/2018 tại Lào. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hop tac mekong lan thuong cho mot dong song phat trien ben vung Thủ tướng kết thúc tham dự Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương
hop tac mekong lan thuong cho mot dong song phat trien ben vung Xây dựng khu vực Mekong - Lan Thương hoà bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng

Cơ chế Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) là một cơ chế hợp tác phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng mạnh mẽ hiện nay.

Cộng đồng trách nhiệm vì lợi ích tiểu vùng

MLC hướng tới mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện để xây dựng cộng đồng trách nhiệm và lợi ích chung ở tiểu vùng. Ngoài ra, MLC còn hướng tới các mục tiêu khác bao gồm củng cố lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, duy trì hòa bình và ổn định; thúc đẩy phát triển bền vững, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, hội nhập toàn diện vào kinh tế khu vực và toàn cầu; tăng cường tình hữu nghị và quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước.

MLC có ba trụ cột hợp tác chính, bao gồm: Chính trị và an ninh; Kinh tế và phát triển bền vững; Văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân. Trong đó, các nội dung ưu tiên hợp tác là: Hợp tác về quản lý nguồn nước Mekong - Lan Thương; Tăng cường kết nối giữa sáu nước; Hợp tác phát triển năng lực sản xuất; Hợp tác kinh tế xuyên biên giới; Hợp tác nông nghiệp và giảm nghèo.

hop tac mekong lan thuong cho mot dong song phat trien ben vung
Một đoạn sông Mekong. (Nguồn: mountaingeographies.com)

Đặc biệt, các định hướng đã và đang được triển khai bằng các chính sách cụ thể qua các kỳ hội nghị. Tại Hội nghị cấp cao MLC đầu năm nay, các nước đã thông qua hai văn kiện là Tuyên bố chung Phnom Penh, và Kế hoạch hành động MLC giai đoạn 2018 - 2022. Hợp tác MLC cũng cần phối hợp hài hoà với các chương trình, kế hoạch phát triển như Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN (MPAC), Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững cũng như các sáng kiến liên kết khu vực.

Về nguồn tài chính, Trung Quốc cam kết đóng góp 300 triệu USD cho Quỹ hợp tác Mekong - Lan Thương trong 5 năm tới để hỗ trợ việc thực hiện các dự án “thu hoạch sớm”; dành 10 tỷ NDT cho các khoản vay ưu đãi, 5 tỷ USD cho các khoản tín dụng bên mua và 5 tỷ USD cho các khoản vay đặc biệt cho các dự án hạ tầng cơ sở và hợp tác năng lực sản xuất.

Về cơ chế làm việc, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương sẽ được tổ chức định kỳ thường niên; Hội nghị Cấp cao tổ chức hai năm một lần và luân phiên theo thứ tự chữ cái.

Vai trò tích cực của Việt Nam

Việt Nam đã tích cực tham gia cơ chế MLC ngay từ quá trình thành lập và có nhiều đóng góp về nội dung, lĩnh vực hợp tác. Các đoàn đại biểu Việt Nam tham gia đầy đủ các cuộc họp nhóm công tác, theo dõi quá trình triển khai các chương trình, dự án hợp tác trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng này.

Việt Nam cũng tích cực, chủ động đề xuất các lĩnh vực hợp tác. Cụ thể, nước ta đã đề xuất bốn dự án tại Hội nghị cấp cao MLC lần thứ nhất và bảy dự án trong năm 2017. Hiện các bộ, ngành liên quan của Việt Nam đang đẩy mạnh đề xuất các dự án trong nhiều lĩnh vực khác.

Chuyến tham dự Hội nghị cấp cao MLC lần thứ hai của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với cơ chế MLC, đóng góp tiếng nói quan trọng vào các định hướng MLC thời gian tới, khẳng định vai trò của Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng Mekong. Sự tham gia của Việt Nam cũng nhằm thúc đẩy các nội dung phù hợp với lợi ích của Việt Nam và có ý nghĩa đối với sự phát triển chung, bền vững của Tiểu vùng.

Việt Nam cũng đã đề xuất nhiều dự án và đã được các nước nhất trí đưa vào Danh sách dự án thu hoạch sớm để triển khai giai đoạn đầu MLC. Các dự án này đều có lợi ích thiết thực, phù hợp với ưu tiên MLC, nhất là dự án tăng cường phối hợp quản lý lũ lụt, hạn hán trong lưu vực sông Mekong - Lan Thương và dự án hài hòa hóa tiêu chuẩn, thủ tục giữa các nước trong tiểu vùng.

Là một trong những thành viên tích cực của cơ chế MLC, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các nước tiểu vùng Mekong triển khai dự án chung về thành lập Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong - Lan Thương nhằm chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực về quản lý bền vững tài nguyên nước sông Mekong, trong đó có việc đóng góp tài chính, chuyên gia làm việc tại Trung tâm này.

Có thể khẳng định, Việt Nam đã tham gia tích cực vào hợp tác Mekong - Lan Thương với nhiều đóng góp về nội dung, lĩnh vực hợp tác, góp phần thúc đẩy hợp tác Mekong -Lan Thương đi vào thực chất.

Ý tưởng hợp tác Mekong – Lan Thương với sự tham gia của sáu nước ven sông (gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc) được Thái Lan đề xuất lần đầu tiên vào năm 2012. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc tháng 11/2014, Thủ tướng Trung Quốc đã bày tỏ ủng hộ sáng kiến của Thái Lan và sẵn sàng xem xét việc thành lập cơ chế Đối thoại và Hợp tác Lan Thương – Mekong. Tháng 11/2015, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ nhất đã được tổ chức lần đầu tiên tại Cảnh Hồng, Vân Nam, Trung Quốc.
hop tac mekong lan thuong cho mot dong song phat trien ben vung Báo Campuchia đánh giá cao Việt Nam trong công tác đối ngoại đa phương

Nhân sự kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ...

hop tac mekong lan thuong cho mot dong song phat trien ben vung Việt Nam tham gia tích cực vào hợp tác Mekong-Lan Thương

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt ...

hop tac mekong lan thuong cho mot dong song phat trien ben vung Tăng cường hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (HNBT) Hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC), Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, ...

Phương Hà

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động