TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng: Việt Nam sẽ thu hút FDI có chọn lọc | |
Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI |
Mục tiêu trong thời gian tới là làm sao thu hút được nguồn vốn FDI chất lượng, hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước, nhất là trong bối cảnh CMCN 4.0.
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, một trong những bất cập lớn là “chất lượng” các dự án FDI chưa tương xứng với “số lượng”, chủ yếu là các dự án có công nghệ chưa cao. Các doanh nghiệp (DN) FDI đầu tư vào nước ta có công nghệ trung bình so với thế giới (chiếm 80%), một phần đáng kể có công nghệ lạc hậu (14%) và chỉ có 6% có công nghệ cao. Điều đó khiến Việt Nam vẫn chưa đạt mục tiêu nâng cao trình độ công nghệ và chuyển giao công nghệ thông qua các FDI.
Thêm vào đó, công nghệ theo dự án FDI thường là được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, chứ không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ quốc gia. Hiện Việt Nam mới thu hút khoảng 100/500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới và ngay cả trong trường hợp thu hút một số tập đoàn công nghệ cao nổi tiếng toàn cầu như Samsung thì công đoạn sản xuất tại Việt Nam chỉ là lắp ráp, không đòi hỏi lao động chất lượng cao và công nghệ tiên tiến.
Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon vốn đầu tư của Nhật Bản tại Khu Công nghiệp Phố Nối A. (Nguồn TTXVN) |
Mặt khác, cũng theo TS. Minh Phong, một số dự án FDI còn đưa vào dây chuyền công nghệ lạc hậu, chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường đã tác động tiêu cực đến môi trường. Điểm “tối” nữa là hiện tượng trốn thuế, chuyển giá của một số DN FDI. Sự mất cân đối giữa đóng góp của vốn FDI vào vốn tổng đầu tư xã hội (khoảng 25%) và đóng góp vào ngân sách Nhà nước (chỉ khoảng 10%) cho thấy hiện tượng thất thu thuế và chuyển giá.
Còn theo GS.TSKH Nguyễn Mại, nhược điểm chính của FDI sự liên kết giữa DN FDI và DN trong nước còn yếu, không hỗ trợ nhiều cho khu vực DN trong nước phát triển. Hiện DN trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ đạt 21% số DN, thua xa con số 30% của Thái Lan và 46% của Singapore. Đầu tư FDI vào nông nghiệp trong 30 năm qua không những không tăng trưởng mà còn chậm lại, chỉ chiếm khoảng 1% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều lợi thế để thu hút FDI như: chính trị ổn định, dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tồn tại của dòng vốn FDI, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh để lựa chọn, thu hút các dự án FDI chất lượng cao, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như những biến đổi của khoa học công nghệ trong CMCN 4.0.
Cùng chung quan điểm, TS. Minh Phong nhấn mạnh, chiến lược thu hút FDI mới cần định hướng ưu tiên nhiều hơn cho công nghệ xanh, hiện đại và tiếp cận với công nghệ CMCN 4.0. Chính phủ và Bộ/ngành/địa phương xem xét lại toàn bộ chính sách ưu đãi dành cho DN FDI từ trước đến nay để đưa ra những thay đổi cơ bản theo hướng những dự án nào mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít ảnh hưởng môi trường, tiếp cận tốt với định hướng mới thì ưu đãi nhiều hơn.
Việc thẩm định cũng cần thay đổi theo hướng không chỉ vì lợi ích trước mắt mà phải coi trọng lợi ích lâu dài; đánh giá hiệu quả phải coi tác động lan tỏa là yếu tố chủ chốt. “Chỉ như vậy, dòng vốn FDI mới thật sự mang lại những giá trị bền vững cho Việt Nam trong thời gian tới” - TS. Minh Phong nhận định.
Doanh nghiệp Việt thua khối FDI về phòng, chống tham nhũng Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vượt xa các doanh nghiệp trong nước trong việc công khai thông tin về các ... |
Mỗi ngày Việt Nam thu hút hơn 100 triệu USD vốn FDI Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7 tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký ... |
CPP: Điểm tựa niềm tin của nhân dân Campuchia Đất nước Campuchia xinh đẹp đang có diện mạo mới, ngày càng hiện đại và phát triển hơn. Dưới sự điều hành hiệu quả của ... |