Hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh chuyển đổi giáo dục

P.K
Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc, sau đại dịch, chúng ta nhận thức rõ hơn về hệ thống giáo dục Việt Nam và đặt ra những câu hỏi mang tính chiến lược về tương lai của giáo dục nước nhà...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sao Việtc
Các đại biểu tham dự Hội thảo Tham vấn quốc gia về chuyển đổi giáo dục.

Ngày 20/7, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo Tham vấn quốc gia về chuyển đổi giáo dục với sự hỗ trợ của UNICEF và UNESCO, cùng sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm các bộ ban ngành, các trường đại học, trường học và các tổ chức của người khuyết tật.

Mục tiêu của hội nghị là xây dựng tầm nhìn chung, thể hiện sự cam kết và sự thống nhất hành động ở tất cả các khu vực để chuyển đổi nền giáo dục Việt Nam theo Chương trình Nghị sự 2030 vì Mục tiêu phát triển bền vững. Kết quả của hội nghị tham vấn này sẽ đóng góp vào Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về chuyển đổi giáo dục do Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông António Guterres, tổ chức trong tháng 9.

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì Hội thảo; Dự Hội thảo có điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis; Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam, bà Rana Flowers; Trưởng Đại diện UNESCO Việt Nam, ông Christian Manhart; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ GD&ĐT; đại diện các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc; đại diện Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội; đại diện một số Sở GD&ĐT và trường đại học.

Ba trụ cột định hướng chuyển đổi giáo dục Việt Nam

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc nhắc lại giai đoạn hơn 2 năm ngành Giáo dục ứng phó với đại dịch Covid-19 với những chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ, những chính sách của Bộ GD&ĐT giúp cho việc dạy và học không bị gián đoạn, chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo, cũng như sự cố gắng, nỗ lực, kiên trì và bền bỉ của cả hệ thống giáo dục.

Theo Thứ trưởng, sau đại dịch, chúng ta nhận thức rõ hơn về hệ thống giáo dục Việt Nam và đặt ra những câu hỏi mang tính chiến lược về tương lai của giáo dục nước nhà; những yêu cầu thực tiễn về chuyển đổi hệ thống giáo dục quốc gia, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong một thế giới nhiều biến động.

"Việt Nam đang trong giai đoạn đầu thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045", Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc biết. Đồng thời, ông Phúc đề cập 3 trụ cột sẽ được tập trung trong định hướng chuyển đổi giáo dục Việt Nam.

Trước hết, đó là chuyển đổi hệ thống quản trị của lĩnh vực giáo dục và phát triển đội ngũ lãnh đạo có năng lực phù hợp với thời đại. Với quy mô 24 triệu học sinh, sinh viên, gần 1,5 triệu cán bộ, giáo viên, cùng với nguồn tài chính được phân bố khoảng gần 20% chi ngân sách quốc gia; hệ thống quản trị và trình độ đội ngũ lãnh đạo của ngành giáo dục phải được cấu trúc, theo kịp các yêu cầu về đáp ứng chất lượng.

Sao Việtc
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc Hội thảo.

“Chính vì vậy, việc cần thiết hiện nay là phải xây dựng các mô hình đào tạo những nhà lãnh đạo giáo dục xuất sắc, có tầm nhìn để điều hành tốt các cơ sở giáo dục, trường đại học, cũng như nhà trường phổ thông các cấp. Đội ngũ lãnh đạo mà chúng ta mong muốn phải là các cá nhân có khả năng kết nối giữa học thuật và nền công nghiệp để gia tăng giá trị đào tạo trong nhà trường”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nói.

Tiếp theo, giáo dục Việt Nam cần tạo ra môi trường để nuôi dưỡng, phát triển ước mơ, hoài bão cho những người trẻ, chuyển đổi môi trường từ trường học “tĩnh” sang trường học “động”, ở đó thiết lập các chương trình học tập linh hoạt, nguồn học liệu mở, dựa trên nền tảng của công nghệ số, bảo đảm tiếp cận giáo dục công bằng, hiệu quả cho tất cả người học.

Thứ ba, công nghệ số sẽ là nền tảng cho các quá trình chuyển đổi. Đại dịch đã đẩy nhanh tốc độ phát triển và ứng dụng của các phương thức tiếp cận học tập mới như học tập thích ứng và tự định hướng cũng như các công cụ ảo để cộng tác và giao tiếp tại bất kỳ thời điểm và địa điểm nào. Thông qua việc chuyển đổi môi trường học tập ứng dụng công nghệ, việc học sẽ trở thành trung tâm nơi công nghệ số sẽ kiến tạo các nền tảng tương tác, cũng như cá nhân hóa việc học. Công nghệ số cũng giúp tạo dựng mô hình tiếp cận mới cho những người học trưởng thành có nhu cầu rất đa dạng.

“Để tiến hành thành công chuyển đổi giáo dục chắc chắn sẽ cần sự hợp tác, cam kết đồng hành của các bộ, ban ngành, của hợp tác công tư giữa các bên liên quan, nhà trường, doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội để tạo dựng các mô hình phối hợp hướng đến sự chuyển đổi giáo dục, phục vụ cho sự phát triển của đất nước”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.

Sao Việtc
Bà Pauline Tamesis, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Chung tay vì giáo dục có chất lượng

Trong bối cảnh khủng hoảng học tập toàn cầu thời kỳ hậu Covid-19, nên giáo dục chất lượng của hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề, Hội thảo tham vấn quốc gia hướng tới Hội nghị thượng định chuyển đổi giáo dục được tổ chức nhằm phát triển tầm nhìn chung về tương lai của giáo dục Việt Nam và tìm ra giải pháp, hành động khả thi, cũng như khuyến khích sự đoàn kết, chung tay từ các cơ quan, ban ngành trong xã hội để thực hiện các cam kết, các mục tiêu vì sự phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu phát triển bền vững số 4 (SDG4) về giáo dục có chất lượng.

Tại hội thảo, đại diện UNICEF đã cung cấp các thông tin về Hội nghị thượng đỉnh chuyển đổi giáo dục, đại diện Bộ GD&ĐT báo cáo về bối cảnh chuyển đổi giáo dục tại Việt Nam.

Hội thảo cũng có 4 phiên thảo luận với các chủ đề: Đảm bảo việc phục hồi hoàn toàn sau sự gián đoạn giáo dục do đại dịch Covid-19; Xác định các chuyển đổi và đòn bẩy chiến lược chính để tái thiết nền giáo dục cho thế kỷ 21 và đẩy nhanh tiến độ hướng tới các mục tiêu giáo dục chung; Đảm bảo nguồn tài chính công cho giáo dục được tăng cường và bền vững hơn; Khơi dậy tham vọng về chỉ tiêu và các tiêu chuẩn của giáo dục quốc gia hướng tới SGD4.

Kết quả của hội thảo sẽ cung cấp các thông tin cho các chính sách và hành động của Việt Nam trong chuyển đổi hệ thống giáo dục quốc gia và là cơ sở để Việt Nam tham gia vào các sự kiện cấp cao khác, đặc biệt là Hội nghị thượng đỉnh về chuyển đổi giáo dục toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh về chuyển đổi giáo dục toàn cầu dự kiến được tổ chức vào tháng 9/2022 do Tổng Thư ký Liên hợp quốc chủ trì.

Hội nghị với mục tiêu chung là huy động ý chí chính trị và cam kết cho giáo dục và hai mục tiêu cụ thể: Tăng cường và đẩy nhanh việc thực hiện các hiệp định đa phương hiện có - đặc biệt là Chương trình nghị sự 2030 và thúc đẩy hành động ở cấp quốc gia và toàn cầu, đồng thời hỗ trợ thiết lập các lĩnh vực trọng tâm với các nguồn lực từ Ban chỉ đạo cấp cao Mục tiêu phát triển bền vững số 4 (SDG4).

Điểm danh những trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển học bạ 2022

Điểm danh những trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển học bạ 2022

Gần 50 trường đại học đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển học bạ trên cả nước.

Xét tuyển đại học 2022 và những điều cần biết khi điều chỉnh nguyện vọng

Xét tuyển đại học 2022 và những điều cần biết khi điều chỉnh nguyện vọng

Trong xét tuyển đại học năm 2022, từ ngày 22/7 đến 17 giờ 00 ngày 20/8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện ...

(theo MOET)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động