Hy vọng 'tan băng' trong quan hệ Mỹ-Trung thêm mong manh

Vũ An
Nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden mới bắt đầu được hơn 100 ngày, nhưng tại thời điểm này, hy vọng “tan băng” trong quan hệ Mỹ-Trung dường như đã biến mất ở Washington và Bắc Kinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc là kẻ thù lớn nhất của chính mình
Niềm tin về sự "ấm lên" trong quan hệ Mỹ-Trung nhiều khả năng không thành hiện thực. (Nguồn: Reuters)

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung vẫn đang nóng lên khi chính quyền mới của Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ địa chính trị nguy hiểm nhất. Đương nhiên, Bắc Kinh cũng có cảm nhận về mối đe dọa tương tự từ Washington.

Cuộc chiến chưa có hồi kết

Rất ít lãnh đạo Trung Quốc phủ nhận việc Mỹ là mối đe dọa hiện hữu đối với tham vọng trở thành một cường quốc toàn cầu của quốc gia đông dân này.

Câu hỏi duy nhất là làm thế nào để thiết lập "giới hạn đỏ" cho mối quan hệ song phương ngày càng xấu đi, cũng như tránh sự va chạm trực tiếp về quân sự.

Trong cuộc đối đầu chiến lược chưa có hồi kết với Mỹ, giới chức Trung Quốc cũng như các đối thủ của Bắc Kinh ở Washington chắc chắn sẽ rút ra những bài học từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Sẽ không mất nhiều thời gian để cả 2 bên đưa ra những đánh giá tương đồng về đối thủ. Theo đó, Trung Quốc được khích lệ khi thấy rằng, Bắc Kinh có một loạt các thế mạnh mà Liên Xô trước đây không có.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc có hệ thống kinh tế hỗn hợp hiệu quả hơn nhiều so với nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu khi vừa là nhà cung cấp hàng hóa sản xuất lớn nhất, vừa là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 với trị giá 2.000 tỷ USD vào năm 2020.

Điều này khiến Mỹ gặp khó khăn trong việc kềm chế hoàn toàn nền kinh tế Trung Quốc.

Tàu cá Trung Quốc tập kết tại Đá Ba Đầu ở Biển Đông: Thấy gì từ phản ứng của Mỹ?

Tàu cá Trung Quốc tập kết tại Đá Ba Đầu ở Biển Đông: Thấy gì từ phản ứng của Mỹ?

Về tương quan sức mạnh, bất chấp sự yếu kém đáng kể về công nghệ trong một số lĩnh vực quan trọng, sức mạnh về định lượng của Trung Quốc là điều không thể phủ nhận.

Tính theo sức mua tương đương, nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn Mỹ. Tính theo đồng USD, kinh tế Trung Quốc hiện gần bằng 75% Mỹ. Trong khi đó, nền kinh tế Liên Xô, vào thời kỳ đỉnh cao, cũng chỉ bằng 50% Mỹ.

Quan trọng hơn, vì Bắc Kinh vẫn có động lực tăng trưởng mạnh hơn Washington, nên nhiều khả năng nền kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vượt qua vị trí số 1 của Mỹ tính theo đồng USD trong 10 năm tới.

Nếu Liên Xô trước đây bị phá sản bởi một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ, thì một chiến lược tương tự nhằm làm Trung Quốc yếu đi có thể mất nhiều thời gian hơn.

Nguyên nhân được cho là vì Trung Quốc có nhiều nguồn lực hơn để tiếp tục cuộc chơi.

Giới chức Trung Quốc có lẽ sẽ cảm thấy vui mừng hơn nữa bởi tình hình chính trị thay đổi lớn từ cuối những năm 1940 đến nay.

Vào cuối Thế chiến II, việc xây dựng liên minh lớn chống Liên Xô dễ dàng hơn hiện nay, vì Moscow là một mối đe dọa có thật đối với các nước láng giềng.

Tin liên quan
Foreign Policy cung cấp hành tung của tàu cá Trung Quốc tại Đá Ba Đầu, chỉ ra chiến thuật Foreign Policy cung cấp hành tung của tàu cá Trung Quốc tại Đá Ba Đầu, chỉ ra chiến thuật 'cải bắp' trên Biển Đông

Ngày nay, mối đe dọa do Trung Quốc gây ra có vẻ mơ hồ hơn.

Một số nước coi chiến dịch địa chính trị mới của Washington chống lại Bắc Kinh chẳng qua là nỗ lực nhằm duy trì vị thế bá chủ của Mỹ, do đó các nước này sẽ miễn cưỡng trong việc chọn phe.

Những yếu tố trên sẽ khiến Mỹ khó sử dụng lối chơi Chiến tranh Lạnh cũ để kiềm chế Trung Quốc.

Bất lợi của Trung Quốc

Nhưng trớ trêu thay, hoàn cảnh thuận lợi như vậy có thể khiến Bắc Kinh cường điệu hóa sức mạnh thật sự, với những hậu quả tai hại có thể xảy ra.

Đặc biệt, việc Bắc Kinh tin rằng, rất ít quốc gia có thể tách khỏi nền kinh tế Trung Quốc sẽ dẫn đến các hành động gây hấn khiến các bên trung lập rơi vào vòng tay của Mỹ.

Ví dụ, hành động gây hấn gần đây nhất của Trung Quốc ở Biển Đông khiến một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và một số quốc gia khác có phản ứng. Việc Trung Quốc tiếp tục gây hấn sẽ tạo ra một sơ hở chiến lược cho sự trở lại của Hải quân Mỹ ở Vịnh Subic (ngoài khơi Philippines). Đây sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi và là thất bại của chính Trung Quốc.

Tương tự, lập trường cứng rắn của Trung Quốc về nhân quyền khiến Liên minh châu Âu (EU) khó có thể duy trì tính trung lập chiến lược.

Tháng trước, Brussels đã trừng phạt một số ít quan chức Trung Quốc do có liên quan đến vấn đề Tân Cương.

Thay vì phản ứng im lặng, Bắc Kinh áp đặt các biện pháp đáp trả khiến hiệp định đầu tư được đánh giá cao giữa Trung Quốc với EU gặp nguy hiểm.

Sự tự tin thái quá của Trung Quốc thậm chí có thể hủy hoại những cải cách rất cần thiết ở ngay trong nước.

Về mặt lý thuyết, Bắc Kinh đã xây dựng bản quy hoạch 5 năm rất chi tiết để định hướng lại nền kinh tế quốc gia và đạt được khả năng tự cung cấp về công nghệ. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm Trung Quốc sẽ thành công.

Philippines liên tiếp tuyên bố cứng rắn, 'làm căng' với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

Philippines liên tiếp tuyên bố cứng rắn, 'làm căng' với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

Khác với những năm vừa qua, giới chức Philippines gần đây liên tục đưa ra các động thái, tuyên bố cứng rắn nhằm vào Trung ...

Những cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là những biện pháp nhằm giảm bớt vai trò của doanh nghiệp nhà nước và huy động khu vực tư nhân được cho là sẽ thách thức niềm tin cốt lõi của Chủ tịch Tập Cận Bình vào chủ nghĩa tư bản nhà nước và quyền tối cao của đảng.

Nếu Trung Quốc đủ mạnh để không tiến hành những cải cách như vậy, nhiều khả năng nước này có thể rơi vào tình trạng trì trệ, giống như Liên Xô đã trải qua từ giữa những năm 1970.

Sự ngạo mạn sẽ khiến Bắc Kinh phạm phải những sai lầm chiến lược.

Môi trường hoạch định chính sách với sự tập trung quyền lực cao độ và thiếu thông tin phản biện là mảnh đất màu mỡ cho những suy nghĩ viển vông và giả định sai lầm.

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc đình chỉ đối thoại kinh tế cấp cao, Australia lên tiếng chỉ trích
Thế tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ - EU
Mỹ-Nhật sẽ ‘chơi’ như thế nào trên ‘bàn cờ RCEP’, nơi Trung Quốc đang có lợi thế?
Ấn Độ thu hẹp khoảng cách công nghệ với Trung Quốc bất chấp dịch Covid-19
Trung Quốc đình chỉ vô thời hạn đối thoại kinh tế cấp cao với Australia
(theo Nikkei Asia)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Tuyển chọn HLV đội tuyển Việt Nam: Những ưu thế đặc biệt của HLV Kim Sang Sik

Tuyển chọn HLV đội tuyển Việt Nam: Những ưu thế đặc biệt của HLV Kim Sang Sik

Ngoài việc được HLV Park Hang Seo giới thiệu, ông Kim Sang Sik cũng có những ưu thế so với các ứng viên đảm đương vị trí dẫn dắt tuyển ...
Giá iPhone 11 giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Giá iPhone 11 giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Sau nhiều đợt điều chỉnh, giá iPhone 11 hiện đang ở mức thấp nhất lịch sử kể từ khi ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Báo chí Ai Cập đăng tải bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Báo chí Ai Cập đăng tải bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva, nhiều trang báo của Ai Cập đã đăng bài viết của Bộ trưởng Bùi ...
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách ...
Dự báo thời tiết ngày mai (3/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ cục bộ có mưa to; phía Nam nắng nóng, Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (3/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ cục bộ có mưa to; phía Nam nắng nóng, Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (3/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hối thúc Burkina Faso, Mali và Niger xem xét lại việc rút khỏi tổ chức khu vực này.
Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Việc nổi lên nhiều câu hỏi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ có liên quan đến cuộc bầu cử hiếm khi là một tin tốt cho tổng thống đương nhiệm.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động