TIN LIÊN QUAN | |
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt sau Hội nghị mùa Xuân | |
Các nước nhất trí với kế hoạch tăng vốn lịch sử 13 tỷ USD của WB |
Trong một tuyên bố đưa ra sau khi kết thúc Hội nghị mùa Xuân IMF - Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nêu rõ chính sách mới của IMF sẽ chặt chẽ hơn, đồng thời cũng tập trung giải quyết thực trạng các nước giàu đang góp phần vào "bức tranh" tham nhũng ở các nước đang phát triển bằng việc không ngăn chặn hiệu quả nạn tham nhũng, rửa tiền hoặc cho phép sở hữu công ty ẩn danh.
Chính sách chống tham nhũng mới của IMF dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7 tới. Theo các chính sách mới được ban lãnh đạo IMF thông qua hôm 6/4, quỹ này sẽ chú trọng cách thức quản trị được đề cập trong các đánh giá kinh tế thường niên của các nước thành viên.
Trụ sở IMF tại Washington, D.C. (Nguồn: Getty Images) |
IMF cũng sẽ dựa trên những phát hiện của các nhà hoạt động minh bạch bên ngoài để xác định các dòng tài chính bất hợp pháp đến và đi từ các nước nghèo. Mặc dù vậy, IMF sẽ không điều tra các trường hợp tham nhũng cụ thể, mà thay vào đó tập trung vào sức mạnh của các thể chế kinh tế chủ chốt như: quản lý tài chính và ngân hàng trung ương, quy định thị trường, quy định pháp luật, các chính sách liên quan rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.
IMF nhận định vấn nạn tham nhũng và quản trị kém đang hủy hoại tăng trưởng kinh tế và làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong xã hội, theo đó các khuôn khổ chính sách mới của IMF được kỳ vọng sẽ giữ tất cả các nước thành viên phát triển theo cùng tiêu chuẩn - điều mà tổ chức này thừa nhận rằng trước đây "không phải lúc nào cũng được thực hiện".
Theo bà Lagarde, "tham nhũng đang gây tổn hại cho người nghèo, cản trở cơ hội kinh tế và sự luân chuyển trong xã hội, gây xói mòn niềm tin vào các tổ chức", do đó IMF sẽ "áp dụng một khuôn khổ để tăng cường cam kết về quản trị nhà nước và giám sát tham nhũng, nhằm tạo lập sự tham gia có hệ thống, công bằng, hiệu quả và thẳng thắn với các nước thành viên".
Các phân tích của IMF cho thấy đối với một quốc gia, việc giảm 25 bậc trên chỉ số tham nhũng có thể khiến dự báo tăng trưởng kinh tế thường niên sụt giảm 0,5 điểm phần trăm, dẫn đến tổn hại kinh tế to lớn trong nhiều năm.
Mỹ chỉ trích các hoạt động thương mại bất bình đẳng cản trở kinh tế thế giới Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở thành nội dung chi phối Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc ... |
Căng thẳng thương mại có nguy cơ kéo lùi đà phục hồi kinh tế Ngày 19/4, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cảnh báo, chính phủ các nước cần tránh làm tổn hại đến ... |
IMF: "Không có nước nào thắng" trong các cuộc chiến thương mại Ngày 18/3, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã cảnh bảo về những hệ lụy của việc Mỹ tăng cường áp ... |