TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ cân nhắc đánh thuế cao nhiều hàng hóa Trung Quốc | |
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp mức thuế mới với thép và nhôm nhập khẩu |
Trong cuộc phỏng vấn với tờ La Nacion (Argentina), Tổng Giám đốc Lagarde khẳng định: "Không có nước nào chiến thắng trong các cuộc chiến thương mại".
Người đứng đầu IMF đã đưa ra nhận định trên khi được hỏi về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde. (Nguồn: Reuters) |
Mặc dù các nước nghèo và tầng lớp nghèo tại các quốc gia giàu có đã được hưởng lợi từ sự phát triển của thương mại toàn cầu trong thập kỷ qua, song bà Lagarde thừa nhận một số khu vực và các ngành công nghiệp cũng phải chịu những tác động tiêu cực.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc IMF cho rằng, việc cắt giảm thương mại hay tăng cường các rào cản thương mại sẽ không mang lại chiến thắng cho bất kỳ bên nào.
Cũng trong phát biểu của mình, bà Lagarde nhận định nền kinh tế toàn cầu hiện đang tăng trưởng tốt và được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 3,9% trong năm nay, song song với đó là niềm tin của các nhà đầu tư tăng cao.
Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với một số thách thức nổi cộm, như việc Mỹ áp đặt mức thuế mới đối với các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu làm gia tăng nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại giữa nước này và các đối tác như Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Phát biểu của Tổng Giám đốc Lagarde được đưa ra trước thềm cuộc họp Bộ trưởng Tài chính Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 19 - 20/3 tại Buenos Aires.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng đang gia tăng liên quan đến chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Giới quan sát nhận định tại cuộc họp lần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ phải nỗ lực bảo vệ kế hoạch thương mại của Mỹ trước làn sóng chỉ trích từ các đối tác G20, cũng như lắng nghe yêu cầu của các đối tác muốn được miễn các biện pháp đánh thuế mới.
Trong khi đó, một số quan chức G20, gồm Bộ trưởng Tài chính nước chủ nhà Argentina và Đức, cho biết họ sẽ tiếp tục nhấn mạnh "vai trò quan trọng của hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật lệ quốc tế".
Hôm 8/3, bất chấp sự phản đối của nhiều doanh nghiệp và nghị sĩ, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh công bố áp mức thuế suất mới, 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu.
Hiện chỉ có Canada và Mexico được miễn trừ trong kế hoạch này. Một số tổ chức thương mại trong nước đã lên tiếng phản đối cho rằng mức thuế mới sẽ đẩy chi phí sản xuất của các doanh nghiệp lên cao và có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại trên diện rộng.
Kế hoạch áp thuế mới của chính quyền Mỹ cũng vấp phải sự phản đối của hàng loạt quốc gia, trong đó có các đồng minh thân cận của Mỹ, cũng như các tổ chức trên thế giới.
Nắm nghệ thuật chiến tranh thương mại, ông Tập giữ thế chủ động Chủ tịch Trung Quốc Tập Cập Bình có thể chinh phục Tổng thống Mỹ Donald Trump mà không cần phải tham gia vào bất kỳ ... |
Sẽ có ngoại lệ với từng nước bị Mỹ áp thuế nhôm, thép Một ngày trước khi bản kế hoạch áp thuế lên hai mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ dự định được thông qua ... |
Châu Âu dọa nhắm vào một loạt thương hiệu nổi tiếng của Mỹ Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter rằng “Chiến tranh thương mại là tốt và dễ thắng”, Chủ tịch ... |