Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Công hàm đề ngày 12/6 của Indonesia gửi lên Liên hợp quốc tái khẳng định lập trường của nước này về vấn đề Biển Đông theo đúng UNCLOS 1982.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Mỹ đang gửi những thông điệp quan trọng tới Trung Quốc tại Biển Đông
Đối phó với Trung Quốc, Indonesia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông
5035 indonesia 1 eedt
Indonesia xua đuổi tàu hải cảnh Trung Quốc tại vùng biển Natuna của Indonesia ngày 11/1. (Nguồn: Antara foto)

Nối tiếp các bước đi ngoại giao mạnh mẽ gần đây để phản đối các yêu sách của Trung Quốc, Indonesia tiếp tục gửi một công hàm lên Liên hợp quốc để bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về "quyền lịch sử" đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia trên Biển Đông.

Công hàm đề ngày 12/6 của Indonesia gửi lên Liên hợp quốc tái khẳng định lập trường của nước này về vấn đề Biển Đông theo đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và phán quyết của Tòa trọng tài thường trực năm 2016.

Tin liên quan
Vì sao Mỹ lên tiếng trên Vì sao Mỹ lên tiếng trên 'mặt trận' pháp lý tại Biển Đông?

Hai nội dung chính được truyền đạt ngắn gọn và dứt khoát trong công hàm của Phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên hợp quốc, bao gồm:

Thứ nhất, "không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa được hưởng Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc thềm lục địa, do đó không có thực thể nào tại đây tạo ra vùng chồng lấn với Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc thềm lục địa của Indonesia".

Thứ hai, "không có quyền lịch sử nào tồn tại trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Indonesia đối với CHND Trung Hoa. Nếu bất kỳ một quyền lịch sử nào tồn tại trước khi Công ước Luật biển có hiệu lực thì các quyền này đã bị thay thế bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982".

Công hàm trên của Indonesia đáp lại công hàm phản đối của Trung Quốc lên Liên hợp quốc ngày 2/6. Trong công hàm của Trung Quốc có nêu: "Trung Quốc và Indonesia có yêu sách chồng lấn về quyền và lợi ích tại một số phần ở Biển Đông". Trung Quốc thậm chí còn đề xuất mong muốn được giải quyết các yêu sách chồng lấn thông qua thương lượng và hòa giải với Indonesia để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

5140 thumbs b c e3fcb769edff15741e38b32c8985b0b2
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi tái khẳng định lập trường không đàm phán với Trung Quốc. (Nguồn: Anadolu)

Trước đề nghị trên, ngày 11/6, trong cuộc họp báo với báo chí nước ngoài, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh, nước này kiên định với quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông như sau: “Dựa trên UNCLOS 1982, Indonesia không có vùng chồng lấn với Trung Quốc nên không tham gia bất kì cuộc đàm phán vào về phân định ranh giới với nước này".

Trên Biển Đông, Indonesia chỉ có chủ quyền chồng lấn với Việt Nam và Malaysia. Tuy nhiên, thông qua các thương lượng, Indonesia đã thành công trong việc phân định biên giới thềm lục địa với Việt Nam và Malaysia. Hiện nay, Indonesia chỉ đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) với hai quốc gia trên”.

Trước đó, Indonesia đã kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Indonesia khẳng định, “đường chín đoạn” của Trung Quốc là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm UNCLOS 1982 thông qua công hàm gửi lên Liên hợp quốc ngày 25/6.

Bộ Ngoại giao phản ứng về việc Trung Quốc xây cáp ngầm nối các thực thể nhân tạo ở Hoàng Sa

Bộ Ngoại giao phản ứng về việc Trung Quốc xây cáp ngầm nối các thực thể nhân tạo ở Hoàng Sa

Indonesia kêu gọi các quốc gia tuân thủ theo UNCLOS 1982 và phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về xung đột chủ quyền. Hành động này của Indonesia thể hiện chính sách nhất quán của quốc gia vạn đảo đối với vấn đề Biển Đông.

Đây không phải là lần đầu tiên Indonesia bày tỏ lập trường về vấn đề Biển Đông. Năm 2010, Indonesia cũng đã gửi một công hàm tương tự lên Liên hợp quốc.

Cuộc chiến công hàm về thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông do Malaysia khởi xướng năm 2019. Nối tiếp Malaysia, các quốc gia Philippines, Việt Nam và Indonesia cũng đã tham gia vào cuộc chiến công hàm này với cùng một quan điểm bác bỏ các yêu sách "đơn phương" và "phi lí" của Trung Quốc trên Biển Đông.

Vì sao Việt Nam có công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông?

Vì sao Việt Nam có công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông?

TGVN.Thời gian vừa qua, trước diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông, TS. Nguyễn Bá Sơn, Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt ...

Bão NURI: Bão số 1 trên Biển Đông có khả năng mạnh lên

Bão NURI: Bão số 1 trên Biển Đông có khả năng mạnh lên

TGVN. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm ...

Thông điệp từ 'bóng ma' Ladakh, Ấn Độ sẽ không chần chừ tiến vào Biển Đông?

Thông điệp từ 'bóng ma' Ladakh, Ấn Độ sẽ không chần chừ tiến vào Biển Đông?

TGVN. Sự thay đổi lớn nhất đang xảy ra trong chính sách ngoại giao và quân sự của Ấn Độ là về vấn đề Biển Đông, ...

(theo Hương Trà/VOV-Jakarta)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động