Indonesia với 'ngoại giao thầm lặng', liệu có tốt cho ASEAN vào lúc này?

Vy Anh
Nhiều chuyên gia khu vực cho rằng Chủ tịch ASEAN-Indonesia đang theo đuổi cách tiếp cận 'ngoại giao thầm lặng' với nhiều vấn đề quan trọng của khu vực, trong đó có vấn đề Myanmar.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Indonesia với 'ngoại giao thầm lặng', liệu có tốt cho ASEAN vào lúc này?
Indonesia đang chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN đầu tiên của năm nay. (Nguồn: Theo Jakarta Post)

"Mọi thứ đang đi đúng hướng"

Trong một bài phân tích gần đây trên tờ Jakarta Post, các nhà phân tích cho rằng Indonesia tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận “ngoại giao thầm lặng” trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2023.

Indonesia đang chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN đầu tiên của năm nay diễn ra tại Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara, vào tháng 5 tới.

Hơn 3 tháng sau khi bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN kéo dài một năm, Chính phủ Indonesia thông báo một số thông tin cập nhật về chương trình nghị sự an ninh khu vực. Phát biểu họp báo ngày 5/4, Ngoại trưởng Indonesia Retno LP Marsudi cho hay “mọi thứ đang đi đúng hướng” đối với các nỗ lực ngoại giao của nước này, trong bối cảnh các vấn đề cấp bách như căng thẳng tại Biển Đông và khủng hoảng Myanmar tiếp tục nổi lên.

Một số chuyên gia cho rằng “cách tiếp cận khiêm tốn” có thể là lựa chọn tốt nhất của Indonesia khi giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất, mặc dù không có gì đảm bảo đạt hiệu quả cho đến khi các kết quả được công bố.

Rizal Sukma, thành viên cấp cao Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Jakarta, nhận định rằng Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 là phép thử với vai trò Chủ tịch của Indonesia.

Hiện nay, một số chuyên gia nhận định có sự khác biệt rõ rệt so với tiếng nói nổi bật của Indonesia trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 vào năm ngoái.

Chuyên gia quan hệ quốc tế Dafri Agussalim thuộc Đại học Gadjah Mada (Indonesia) nhận định: “Việc thiếu truyền thông đã làm giảm sự can dự của công chúng, từ đó làm giảm nhận thức và sự quan tâm của họ đối với ASEAN. Điều này là không tốt, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của các nước về Indonesia, kể cả trong ASEAN”.

Tuy nhiên, Dewi Fortuna Anwar, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Cơ quan nghiên cứu và đổi mới quốc gia (BRIN) cho rằng bất kỳ cách tiếp cận “ầm ĩ hơn” khác đều có thể phản tác dụng trong ASEAN.

Hơn 2 năm qua, ASEAN rất tích cực trong việc đưa ra đồng thuận trong vấn đề Myanmar. Bên cạnh đó, đối đầu Mỹ-Trung Quốc cũng gia tăng khi hai siêu cường này tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Tại họp báo tuần trước, Ngoại trưởng Indonesia Retno khẳng định sự im lặng của Indonesia, đặc biệt trong vấn đề Myanmar thời gian qua là cần thiết để “xây dựng lòng tin”.

Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, Bộ Ngoại giao Indonesia đã bắt đầu sử dụng "ngoại giao thầm lặng" như một chiến lược nhằm giảm thiểu nguy cơ đối với các cuộc đàm phán quan trọng.

Dường như Indonesia đang tập trung vào việc tạo thuận lợi cho các cuộc đối thoại bao trùm ở Myanmar, nhằm cho phép tất cả các bên liên quan tìm được các giải pháp chính trị. Bất kỳ hành động nào từ phía Chủ tịch ASEAN trước khi các tiến trình đàm phán đạt được kết quả cụ thể đều có thể gây ra tác dụng phụ.

Kiên định 5PC

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào tháng 2 vừa qua đã khẳng định lập trường thống nhất của ASEAN trong cách tiếp cận hoặc xử lý vấn đề Myanmar là thực thi Đồng thuận 5 điểm (5PC).

Nguyên tắc 5PC do lãnh đạo ASEAN thông qua tháng 4/2021 nhằm hỗ trợ Myanmar ổn định tình hình, tham gia hiệu quả hợp tác ASEAN, xây dựng Cộng đồng.

Các điểm thống nhất của ASEAN về Myanmar gồm chấm dứt bạo lực, đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan, gửi viện trợ cho Myanmar, bổ nhiệm đặc phái viên ASEAN để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán và cho phép đặc phái viên ASEAN đến Myanmar.

Trước đó, ngày 5/4, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết trong 3 tháng qua, với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2023, nước này đã nỗ lực thúc đẩy thực thi 5PC của các nhà lãnh đạo ASEAN về Myanmar.

Cụ thể, Chủ tịch ASEAN Indonesia 2023 lần đầu tiên gặp gỡ các đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc, của nước láng giềng Myanmar, và cả các nước khác, với mục đích chính là thúc đẩy sự phối hợp và sức mạnh tổng hợp, đồng thời tiếp tục củng cố vai trò trung tâm của ASEAN.

Cũng theo Ngoại trưởng Retno, Indonesia đã báo cáo các diễn biến liên quan đến Myanmar, đặc biệt là việc thực hiện 5PC, lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong cuộc họp kín ngày 13/3, trong đó các nước ủy viên Hội đồng Bảo an đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với vai trò Chủ tịch ASEAN của Indonesia, vai trò trung tâm của ASEAN và 5PC.

Sức hút văn hóa Việt tại hội chợ ASEAN ở Argentina

Sức hút văn hóa Việt tại hội chợ ASEAN ở Argentina

Gian hàng Việt Nam tại hội chợ đã lôi cuốn bạn bè Argentina và quốc tế bằng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc ...

Việt Nam sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ ASEAN-Nhật Bản

Việt Nam sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ ASEAN-Nhật Bản

Việt Nam đánh giá cao những tiến triển mạnh mẽ và thực chất trong quan hệ ASEAN và Nhật Bản, đóng góp tích cực cho ...

Chuyên gia Hàn Quốc: Kinh tế Việt Nam đã vượt xa các quốc gia ASEAN mới nổi khác

Chuyên gia Hàn Quốc: Kinh tế Việt Nam đã vượt xa các quốc gia ASEAN mới nổi khác

Ngày 27/3, The Korea Herald đăng nội dung phỏng vấn ông Kim Jong-seok, Giám đốc điều hành của NH Securities Việt Nam có trụ sở ...

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc)

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc)

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam-Trung Quốc (Tứ ...

Ấn Độ, ASEAN 'lọt mắt xanh' của Nhóm G7

Ấn Độ, ASEAN 'lọt mắt xanh' của Nhóm G7

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm G7 đánh giá cao việc hợp tác với Ấn Độ và ASEAN.

(theo Jakarta Post)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động