Nhỏ Bình thường Lớn

IOM hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực trong giáo dục nghề nghiệp

Cuối tuần qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo 'Phát triển kỹ năng số cho lực lượng lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư'.
IOM hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường năng lực trong giáo dục nghề nghiệp
Các đại biểu tham dự hội thảo do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) phối hợp tổ chức. (Ảnh: TT)

Hội thảo được triển khai trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi số cho lực lượng lao động thông qua tăng cường giáo dục nghề nghiệp”. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 200 đại biểu đến từ các các đơn vị thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, IOM, các bộ, ngành liên quan, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, các sở GDNN và các chuyên gia về chuyển đổi số trong và ngoài nước.

Thực tế cho thấy, mặc dù nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tỷ lệ thanh niên thất nghiệp hoặc không tìm được việc làm phù hợp tương đối cao so với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước (7,61% so với mức trung bình toàn quốc là 2,25%), trong đó nguyên nhân chính là kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi của thị trường lao động.

Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả GDNN nhằm tận dụng năng lực kỹ năng số để cải thiện khả năng làm việc và năng suất lao động của dân số trong độ tuổi lao động, bao gồm nhóm dễ bị tổn thương.

Với quan điểm đó, Dự án “Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi số cho lực lượng lao động thông qua tăng cường giáo dục nghề nghiệp” được triển khai từ năm 2021 và đã bước đầu hỗ trợ giải quyết các nhu cầu kỹ năng trước mắt của học sinh, sinh viên và lực lượng lao động hiện tại.

Sau hơn hai năm triển khai, Dự án đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng. Nền tảng học tập trực tuyến đã thu hút hơn 15.100 người dùng kể từ khi ra mắt; gần 3.000 học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp được truyền thông, hướng dẫn học tập trên Nền tảng; 31.100 lượt hoàn thành các khóa học và gần 26.000 chứng chỉ đã được cấp cho các khóa học về kỹ năng số đã góp phần nâng cao kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là những người lao động di cư tại các khu công nghiệp.

Những kết quả đó khẳng định tiềm năng của Nền tảng học tập trực tuyến congdanso.edu.vn trong việc cao năng lực và kết nối giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp nhằm trang bị cho người học kỹ năng số để tiếp cận kiến thức, thông tin, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong GDNN, tiến tới xây dựng một xã hội số, kinh tế số và văn hóa số và hướng đến di cư an toàn, bền vững.

Bên cạnh đó, Tài liệu tham khảo Hướng dẫn chuyển đổi số trong GDNN đã được biên soạn công phu, khoa học để cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về chuyển đổi số, là cơ sở để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong thời gian tới.

Trưởng phái đoàn IOM, bà Park Mihyung nhấn mạnh: “Đầu tư phát triển kỹ năng ở Việt Nam rất quan trọng. Điều đó tăng khả năng tìm việc làm và tăng năng suất lao động, góp phần giúp Việt Nam có chỗ đứng vững chắc hơn trong nền kinh tế thế giới. Đó là lý do tại sao IOM tự hào về dự án phối hợp cùng Tổng cục GDNN, đặc biệt là Nền tảng đào tạo trực tuyến của chúng tôi.

Nền tảng giúp cho những người lao động có tay nghề thấp và lao động di cư cải thiện các kỹ năng thiết yếu như kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và kỹ năng số. Điều này làm giảm khả năng dễ bị tổn thương của họ, giúp họ xác định hướng đi tốt hơn và tăng khả năng thích ứng trong môi trường kỹ thuật số, hướng tới phát triển bền vững".

Theo bà Park Mihyung, nền tảng đào tạo trực tuyến chỉ là một trong những ví dụ điển hình về sự hợp tác của IOM với các cơ quan Chính phủ và khối tư nhân để tìm ra các giải pháp mới và sáng tạo. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới tới năm 2030 và trở thành quốc gia hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN vào năm 2045.

TS. Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết “Với những phản hồi và sự tham gia tích cực của người học, thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với IOM và các đối tác tiếp tục phổ biến Nền tảng học tập trực tuyến congdanso.edu.vn và Tài liệu tham khảo Hướng dẫn chuyển đổi số trong GDNN tới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong toàn hệ thống và lực lượng lao động cùng với quá trình triển khai Quyết định 2222/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án Nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin cho lực lượng lao động Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng, trình phê duyệt”.

Việt Nam mong muốn WHO hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở

Việt Nam mong muốn WHO hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị WHO tiếp tục hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong tiếp cận các sản phẩm y ...

IAEA tiếp tục hợp tác nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam

IAEA tiếp tục hợp tác nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam

Trong thời gian thăm chính thức Cộng hòa Áo, chiều ngày 24/7, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gặp Quyền Tổng Giám đốc Cơ ...

Tăng cường cơ hội giao thương, kết nối doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh - Porto

Tăng cường cơ hội giao thương, kết nối doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh - Porto

Ngày 28/7, hơn 100 đại biểu đại diện các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Porto và các nước châu Âu lân cận, cùng các ...

Việt Nam tăng cường hợp tác với ITC nhằm hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xúc tiến thương mại và phát triển

Việt Nam tăng cường hợp tác với ITC nhằm hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xúc tiến thương mại và phát triển

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh, Việt Nam đánh giá cao ITC trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp MSME trong những năm ...

Triển lãm kép VME-SIE: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản trong ngành công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm kép VME-SIE: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản trong ngành công nghiệp hỗ trợ

Hơn 200 nhà sản xuất, phân phối kinh doanh, chế tạo máy móc đến từ 20 quốc gia đã tham dự triển lãm kép về ...