Iran - Mỹ và Vùng Vịnh: Khó thành vẫn có ích

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Iran vừa đưa ra sáng kiến hoà bình với cái tên mang nhiều hàm ý - HOPE (Hormuz Peace Endeavor). Giải mã động thái ngoại giao mới này của Iran. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
iran my va vung vinh kho thanh van co ich Tổng thống Iran: Mỹ đã thất bại khi cô lập Iran
iran my va vung vinh kho thanh van co ich Căng thẳng vùng Vịnh: Sáng kiến khó khả thi
iran my va vung vinh kho thanh van co ich
Đề nghị hoà bình mới của Iran có giá trị và tác động rất tích cực đối với Iran về chính trị, ngoại giao cũng như dư luận. Biếm hoạ của Osama Hajjaj trên trang Caglecartoons.com.

Được đề cập đến lần đầu tiên trong phát biểu của Tổng thống Iran Hassan Rohani tại khoá họp năm nay của Đại Hội đồng LHQ nhưng mãi đến ngày 2/11 vừa rồi, sáng kiến hoà bình mang tên Hormuz Peace Endeavor, viết tắt là HOPE, của Iran mới được chính thức gửi toàn văn đến 6 nước thành viên của tổ chức Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Iraq.

Những gì thiên hạ giờ được biết về sáng kiến này của Iran là nó nhằm đến mục tiêu khu vực hoá việc đảm bảo giao thông hàng hải và an toàn cho dòng năng lượng chu chuyển qua eo biển Hormuz, trong đó đặc biệt nhất là việc đảm bảo an toàn cho các tầu chở dầu đi lại qua eo biển này.

Không nhượng bộ, nhưng biết kiềm chế

Động thái ngoại giao này được thực hiện khi tình hình chính trị an ninh ở vùng Vịnh nói chung và quan hệ giữa Mỹ cùng đồng minh với Iran rất căng thẳng và phức tạp cũng như luôn có thể dễ dàng bùng nổ thành đụng độ quân sự, xung khắc vũ trang hay cả chiến tranh. Mỹ và Iran đều luôn quả quyết không chủ ý khiêu khích để rồi xô đẩy nhau đến chiến tranh, xung đột vũ trang hay đụng độ quân sự trực tiếp với nhau.

Thực tế đến nay cho thấy hai bên tuy tỏ ra không chịu nhượng bộ nhau nhưng luôn kiềm chế hành động để kiểm soát tình hình. Dù vậy, nguy cơ xảy ra kịch bản tồi tệ nhất đối với cả hai bên luôn tiềm tàng khi có một số bên thứ ba dụng mưu sâu kế hiểm để cô đẩy Mỹ và Iran chiến tranh với nhau.

Mỹ đã không chỉ rút khỏi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran và áp dụng trở lại những biện pháp chính sách trừng phạt Iran mà còn tập hợp lực lượng ở trong cũng như ngoài khu vực vùng Vịnh để chống Iran, mới đây nhất là thành lập liên quân dùng các biện pháp quân sự tháp tùng những tầu chở dầu đi lại qua eo biển Hormuz. Sau khi Mỹ thực hiện việc rút quân đội ra khỏi Syria, trên thế giới có không ít đồn thổi và luận đoán rằng Mỹ rồi đây sẽ tập trung nhiều hơn vào việc xử lý quan hệ của Mỹ với Iran.

Chủ đích ngoại giao và truyền thông

Đề nghị hoà bình nói trên của Iran được đưa ra trong bối cảnh tình hình ấy. Có thể nhận thấy Iran nhằm tới 3 mục tiêu chính sau với hình thức đấu tranh ngoại giao và truyền thông này.

Thứ nhất là thể hiện và khẳng định thiện chí hoà bình và hành động có trách nhiệm đối với an ninh và ổn định chung cho cả khu vực cũng như cho an toàn hàng hải ở vùng eo biển Hormuz. Điều này không chỉ là thông điệp gửi tới 6 nước thành viên vùng Vịnh và Iraq mà còn gửi tới thế giới bên ngoài vùng Vịnh. Iran ý thức được rằng nhận thức đúng đắn và khách quan của thế giới bên ngoài về Iran và về những gì đã và đang xảy ra ở Iran đóng vai trò rất quyết định tới diễn biến tiếp theo đây của mọi vấn đề liên quan đến Iran và vùng Vịnh.

Thứ hai là dùng việc đặt trọng tâm vào "Hoà bình cho eo biển Hormuz" làm chìa khoá để giải quyết tất cả các vấn đề khác, đi từ giải pháp cho vấn đề hoà bình và an ninh ở eo biển Hormuz đến giải pháp chính trị hoà bình cho an ninh và ổn định của cả khu vực vùng Vịnh.

Thứ ba là dùng việc "khu vực hoá" việc giải quyết các vấn đề liên quan đến eo biển này và vùng Vịnh để vô hiệu hoá chủ ý của Mỹ "quốc tế hoá" các vấn đề liên quan đến vùng Vịnh. Bằng cách ấy, Iran nhằm vào trách nhiệm của các nước trong khu vực phải cùng nhau tự giải quyết lấy các vấn đề chung của khu vực, không để cho bất cứ ai bên ngoài can thiệp và càng không để cho đối tác bên ngoài lũng đoạn, thao túng, chi phối hay dẫn dắt việc giải quyết các vấn đề này. Iran chủ ý gạt Mỹ ra khỏi khu vực và phân rẽ Mỹ với các đối tác của Mỹ trong khu vực.

Đề nghị khó khả thi

Đề nghị hoà bình này có giá trị và tác động rất tích cực đối với Iran về chính trị, ngoại giao cũng như dư luận nhưng trên thực tế tính khả thi lại không cao và không thực tế vì 2 nguyên do chính.

Thứ nhất, Mỹ sẽ coi nó như một cái bẫy nên sẽ không bập vào và sẽ không để cho các đồng minh và đối tác của Mỹ ở trong cũng như ngoài khu vực vùng Vịnh đồng tình. Nếu các nước trong khu vực đồng thuận với nhau rằng mọi vấn đề trong khu vực và liên quan đến khu vực đều do các nước trong khu vực cùng nhau tự giải quyết thì Mỹ đâu còn có thể duy trì sự hiện diện quân sự như hiện tại được nữa ở khu vực vùng Vịnh cũng như đâu còn có vai trò và ảnh hưởng gì nữa ở khu vực này.

Thứ hai, giữa Iran và các nước trong khu vực hiện chưa có được mức độ tin cậy lẫn nhau cần thiết để họ có thể chấp nhận lời mời chào này của Iran. Có nước sẽ bác bỏ, có nước sẽ ghi nhận nhưng tất cả đều không thể và không dám phớt lờ thái độ và phản ứng của Mỹ.

Chắc chắn là phía Iran không ảo tưởng gì về tính khả thi của sáng kiến này. Nhưng dẫu nó khó thành công đến mấy thì vẫn rất hữu ích cho Iran.

iran my va vung vinh kho thanh van co ich Iran gửi kế hoạch hòa bình Eo biển Hormuz tới các nước trong khu vực

TGVN. Hãng thông tấn chính thức IRNA dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Iran ngày 2/11 cho biết, Tehran đã gửi bản kế hoạch ...

iran my va vung vinh kho thanh van co ich Điểm nóng vùng Vịnh: Khi lý trí bị thử thách

TGVN. Vụ việc tàu chở dầu Iran bốc cháy, được Iran cho là bị trúng tên lửa, tưởng đã “đổ thêm dầu” vào chảo lửa ...

iran my va vung vinh kho thanh van co ich Anh - Iran: Cầu giữ danh, vọng níu thế

TGVN. Anh quyết định thả tàu chở dầu đã bắt giữ của Iran hồi tháng trước, trong khi Mỹ lại đề nghị khác. Tại sao ...

Dịch Dung

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

Đội tuyển Việt Nam chọn sân Việt Trì nếu vào chung kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam chọn sân Việt Trì nếu vào chung kết ASEAN Cup 2024

VFF gần như đã thống nhất tiếp tục chọn sân Việt Trì nếu ĐT Việt Nam vào chung kết ASEAN Cup 2024.
Tổng thống Belarus: Cơ hội dành cho mọi trẻ em, lấy 'việc học là tất cả'

Tổng thống Belarus: Cơ hội dành cho mọi trẻ em, lấy 'việc học là tất cả'

Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko tham dự một sự kiện từ thiện dành cho trẻ em tại thủ đô Minsk vào ngày 27/12.
Lý do tuyển Việt Nam không đá chung kết ở sân Mỹ Đình

Lý do tuyển Việt Nam không đá chung kết ở sân Mỹ Đình

Tuyển Việt Nam nếu đi tiếp sẽ đá trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) trên sân Việt Trì (Phú Thọ) thay vì SVĐ quốc gia Mỹ ...
Trung Quốc - Iran đạt đồng thuận quan trọng về Trung Đông, liệu tình hình có được cải thiện?

Trung Quốc - Iran đạt đồng thuận quan trọng về Trung Đông, liệu tình hình có được cải thiện?

Ngoại trưởng Vương Nghị và người đồng cấp Iran nhất trí rằng khu vực Trung Đông không nên trở thành đấu trường cạnh tranh địa chính trị giữa các nước ...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề nghị hoãn lệnh cấm TikTok

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề nghị hoãn lệnh cấm TikTok

Ngày 27/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao yêu cầu tạm hoãn lệnh cấm TikTok.
Lính biên phòng Afghanistan và Pakistan đấu súng dữ dội tại khu vực biên giới

Lính biên phòng Afghanistan và Pakistan đấu súng dữ dội tại khu vực biên giới

Các cuộc đụng độ dữ dội vẫn đang tiếp diễn tại các tỉnh Khost và Paktia ở miền Đông Afghanistan giáp giới với Pakistan giữa lực lượng biên phòng hai ...
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Phiên bản di động