Israel đang nỗ lực thuyết phục Mỹ và phương Tây từ bỏ các nỗ lực đàm phán nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran đang diễn ra tại khách sạn Palais Coburg ở Vienna (Áo). (Nguồn: AFP) |
Theo một quan chức cấp cao Israel giấu tên ngày 28/8, Giám đốc cơ quan tình báo Israel, ông David Barnea sẽ “tới Washington trong vòng 1 tuần tới để tham dự các cuộc họp kín tại Quốc hội Mỹ về thảo thuận hạt nhân Iran”.
Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng Israel Yair Lapid cho hay Cố vấn An ninh Quốc gia và Bộ trưởng Quốc phòng nước này cũng sẽ có các cuộc gặp tại Mỹ trong “cuộc chiến ngoại giao” chống lại thỏa thuận hạt nhân Iran: “Chúng tôi đang triển khai các nỗ lực phối hợp nhằm bảo đảm Mỹ và châu Âu hiểu về những nguy hiểm từ thoả thuận này”. Ông Lapid cho rằng, Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) không phải là một thoả thuận tốt và thoả thuận có khả năng sắp được ký kết còn có nguy hiểm lớn hơn.
Chuyến thăm này là nỗ lực mới nhất của Nhà nước Do Thái nhằm thuyết phục phương Tây từ bỏ việc trở lại JCPOA.
Israel cho rằng, thoả thuận này sẽ thúc đẩy hỗ trợ tài chính cho các lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn mà không ngăn chặn được nước này phát triển vũ khí hạt nhân.
| Israel cảnh báo Iran có thể trang bị vũ khí hạt nhân sau khi JCPOA hết hạn Bộ Quốc phòng Israel ngày 27/8 ra thông cáo cho biết trong khuôn khổ chuyến công du Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz đã ... |
| Iran và Nga hoàn tất đàm phán trao đổi khí đốt, sẽ ký hợp đồng tại Moscow Ngày 24/8, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji nói rằng, Tehran đã hoàn tất đàm phán với Nga về mua bán và trao đổi ... |
| Vì sao Mỹ tấn công ở Syria nhằm vào mục tiêu có liên hệ với Iran? Quân đội Mỹ tuyên bố, ngày 23/8, nước này đã tiến hành đợt tấn công ở thành phố Deir al-Zor, miền Đông Syria. |
| Thị trường dầu mỏ ‘tê liệt’, OPEC+ chờ tin tốt lành từ Iran để hành động Ngày 23/8, nhiều nguồn tin thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiết lộ khả năng OPEC và các đối tác, còn ... |
| Hợp tác Nga-Iran vướng đòn trừng phạt, Qatar cũng 'bó tay' trước 'cơn khát’ khí đốt của châu Âu Trước sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga, châu Âu tìm tới các nước sản xuất lớn khác như Qatar. Nhưng dòng nhiên ... |