Italy - điểm nóng châu Âu về người tị nạn

Đó là điểm đáng lưu ý nhất trong thống kê về tình trạng người tị nạn tại châu Âu do Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) công bố mới đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
italy diem nong chau au ve nguoi ti nan Italy phát triển loại robot bốn chân cho các vùng bị thảm họa
italy diem nong chau au ve nguoi ti nan Thất bại của Italy và tương lai bất ổn cho EU

Những thống kê mới nhất về tình trạng khủng khoảng người tị nạn tại châu Âu trong năm 2016 cho thấy dòng người trốn chạy chiến tranh và nghèo đói đã giảm so với năm ngoái. Tuy nhiên, Italy hiện là nước dẫn đầu khu vực với số lượng người tị nạn tăng vọt trong những tháng cuối năm, dù hiện đang là thời điểm mùa Đông và điều kiện thời tiết xấu tại vùng biển giữa châu Âu và châu Phi.

Sức hút với người tị nạn

Theo ghi nhận của UNHCR, so với hơn 1 triệu người trong năm ngoái thì năm nay, số người tị nạn tràn vào các nước ở khu vực Địa Trung Hải (bao gồm Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha) chỉ là 357.800 người.

Tuy nhiên, riêng ở Italy, số người tị nạn năm nay lên đến 179.071 người, trong khi năm ngoái chỉ có 153.842 người. Trong một báo cáo gần đây, UNHCR cho biết: “So với năm ngoái, xu hướng người tị nạn tràn sang Italy cho đến cuối tháng 9 năm nay vẫn tương đương, song con số ấy lại tăng cao hơn trong những tháng cuối năm”. UNHCR cũng thông tin thêm rằng cơ quan này vẫn đang "giám sát các yếu tố tiềm tàng gây nên sự gia tăng", bao gồm việc tàu buôn lậu giảm giá chở người qua Địa Trung Hải.

italy diem nong chau au ve nguoi ti nan
Những người di cư và người tị nạn tại cảng Augusta ở miền Đông Italy vào ngày 27/9/2015. (Nguồn: AFP)

Thủ đô của Italy là một ví dụ điển hình cho thấy tình trạng chung của toàn nước. Là thành phố lớn nhất Italy, Rome là điểm đến và cũng là điểm quá cảnh chính cho dân di cư và người tị nạn.

“Italy vẫn duy trì tình trạng tiếp nhận người tị nạn. Nghe có vẻ lạ, nhưng chúng ta đang chứng kiến con số người di cư tăng cao hơn nhiều trong những tuần gần đây dù hiện tại đang là thời điểm mùa Đông”, ông Lino Posteraro, người đứng đầu các hoạt động xã hội liên quan đến người di cư tại Hội chữ thập đỏ Rome, nhấn mạnh.

Trong khi những năm trước, thời điểm mà người tị nạn tràn vào Rome đông nhất là giữa tháng 7 và 8, thì năm nay lại là tháng 11. Hiện tại, Hội chữ thập đỏ Rome đang hỗ trợ cho 750 người và tất cả trong số đó đều nhận được sự hỗ trợ với nhiều hình thức bảo vệ nhân quyền. Ông Posteraro cho biết: “Chúng tôi đang hỗ trợ 400 người tại trung tâm tiếp nhận đầu tiên, nơi bao gồm 2 lều trại và một căn nhà. Chúng tôi cũng cung cấp 3 trung tâm tiếp nhận khẩn cấp khác với số lượng người tị nạn lần lượt là 150, 70, và 25. Tất cả trong số họ đều đang chờ đợi để được tái định cư tại châu Âu cùng với một trung tâm nữa tiếp nhận 28 trẻ vị thành niên không có người lớn đi cùng”.

Hội chữ thập đỏ chỉ là một trong nhiều nhóm nhân đạo liên quan đến việc quản lý người di cư ở Rome. Tuy nhiên, mặc dù mạng lưới trung tâm tiếp nhận được chính quyền Rome thiết lập thì những địa điểm này dường như vẫn không đủ để chứa đựng tất cả số người tị nạn. Ông Posteraro giải thích: “Chúng tôi không phải là trung tâm cứu trợ khẩn cấp duy nhất, do đó chúng tôi không thể nói chính xác được tỉ lệ người di cư không được hỗ trợ trong mạng lưới này. Tuy nhiên, rõ ràng là Rome đang vướng phải một vấn đề. Đó là mỗi đêm, chúng tôi phát hiện ra hàng chục đến hàng trăm người không tìm được nơi trú ẩn”.

Đi tìm nguyên do

Báo cáo hằng ngày của lực lượng bảo vệ bờ biển Italy (làm nhiệm vụ cứu hộ ở trung tâm Địa Trung Hải) cũng cho thấy số lượng người di cư tăng hơn hẳn trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, chỉ những con số đó thì không thể giải thích được lý do tại sao các nhà chức trách Italy lại phải đấu tranh để đối phó với tình hình này. Với một nước 60 triệu dân, thì con số 170.000 người di cư – hầu hết đều đang tìm kiếm một nơi khác ở châu Âu – sẽ không phải là một gánh nặng khó gánh.

Có hai lý do khác cần được xem xét. Thứ nhất, sự phân bố dân tị nạn và người di cư trải khắp cả nước cho đến nay chưa đồng đều. Ông Mario Morcone, Trưởng bộ phận về quyền tự do và xuất nhập cảnh thuộc Bộ Nội vụ Italy, cho biết chỉ 2.600 trong số 8.000 thị trấn của Italy chịu chấp nhận giữ người tị nạn. “Điều này đã dẫn đến một tình trạng chắp vá”, ông Morcone tuyên bố như vậy trong một phiên điều trần cuối tháng 10/2016.

Bộ Nội vụ Italy gần đây đã đưa ra một kế hoạch hợp tác mới với Hiệp hội quốc gia các thành phố của Italy (ANCI) nhằm mục đích khiến các thành phố “vắng bóng dân di cư” chịu chấp nhận họ. Kế hoạch này vẫn sẽ được triển khai và sẽ áp đặt mức phân chia cho 1.000 người dân thì sẽ chấp nhận 3 người di cư hoặc người tị nạn. Từ đó, ở những thành phố lớn như Rome và Milan, con số trung bình sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 2 người di cư trên 1.000 người dân.

Lý do quan trọng thứ hai chính là bất cứ kì vọng nào đặt vào đề án di dời của Liên minh châu Âu (EU) cho đến nay đều gây thất vọng. Kế hoạch này cho phép người tị nạn được chuyển giao một cách hợp pháp, dưới sự bảo vệ nhân quyền, từ nước họ đặt chân đầu tiên đến nước EU họ chuyển sang sau đó. Ủy ban châu Âu đã phê duyệt đề án này hồi tháng 9/2015, với mục tiêu nhằm giảm bớt áp lực cho các nước Italy, Hy Lạp và Hungary bằng việc di chuyển 160.000 người trong 2 năm tiếp theo. Dù vậy, Bộ Nội vụ Italy đã không cung cấp ngay thông tin về tình hình chuyển giao mới nhất. Bằng chứng là, UNHCR đã báo cáo vào ngày 14/12 rằng tính đến tuần trước, có 2.032 người di dời khỏi Italy. Trong khi đó, báo cáo ngày 8/12 của Ủy ban châu Âu cho biết con số đó là 1.950 người.

italy diem nong chau au ve nguoi ti nan Pháp hối thúc Anh tiếp nhận 1.500 trẻ vị thành niên từ Calais

Ngày 29/10, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã hối thúc Anh tiếp nhận 1.500 trẻ vị thành niên không có người thân đi từ các khu ...

italy diem nong chau au ve nguoi ti nan Hàng nghìn người đổ về Paris sau khi lán trại tại Calais bị dỡ bỏ

Dọc các đại lộ đông đúc và gần một con kênh nằm ở Đông Bắc Paris, hằng trăm lều trại đã được người di cư ...

italy diem nong chau au ve nguoi ti nan Lại chuyện tị nạn và khủng bố ở Đức

Châu Âu những tháng cuối năm 2016 bộn bề bao nhiêu chuyện “lớn”. Nước Đức cũng không hề yên ổn và tràn ngập những thông ...

Duy Phương (theo THX)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies giảm do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã bù đắp cho tổn ...
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động