John Bolton tiết lộ 3 bí mật khiến đàm phán Mỹ-Triều luôn đổ vỡ

Lê Na
TGVN. Trong cuốn hồi ký "The Room Where It Happened: A White House Memoir" (Căn phòng nơi điều đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng) xuất bản gần đây, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tiết lộ, ông đã nhiều lần "làm hỏng" các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ với Triều Tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
John Bolton và cuốn hồi ký đầy tranh cãi
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Tiếng sấm đêm hè
john bolton tiet lo 3 bi mat khien da m pha n my trie u luon do vo
Ông John Bolton (đầu tiên, từ trái sang) tiết lộ đã nhiều lần cố tình "phá hỏng" đàm phán Mỹ-Triều. (Nguồn: Nikkei)

Trong trí nhớ của John Bolton, việc phá hỏng các cuộc đàm phán Mỹ-Triều thực ra lại là một thành công. Ông Bolton có một suy nghĩ rất khác biệt về Triều Tiên, dựa trên những hiểu biết ít ỏi qua sự tìm hiểu có chọn lọc về lịch sử "người hàng xóm" phía Bắc của Hàn Quốc.

Chính những suy nghĩ này, vốn đã trở nên khá phổ biến ở Washington, đã giúp dư luận hiểu ra lý do tại sao chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên lại khá nhất quán trong suốt mấy chục năm qua song chưa một lần thành công.

“Hành động đổi lấy hành động” có lợi cho Triều Tiên

Theo John Bolton, “Hành động đổi lấy hành động... chắc chắn sẽ có lợi cho Triều Tiên (hay cho bất kỳ một quốc gia nào có vũ khí hạt nhân) khi cho phép Triều Tiên hưởng trước những lợi ích kinh tế nhưng đổi lại tiến trình giải giáp hạt nhân lại không có hạn định cụ thể”.

Ông Bolton sử dụng định kiến phủ nhận nguyên tắc “hành động đổi lấy hành động” này để giải thích cho yêu cầu xóa bỏ hoàn toàn hệ thống đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên. Thực tế, ông muốn có cuộc mặc cả lớn với mục tiêu Triều Tiên sẽ phải “đơn phương giải giáp nhanh chóng” chứ không phải việc “giảm dần chương trình hạt nhân”.

Tuy nhiên, cả nguyên tắc “hành động đổi lấy hành động” lẫn “cuộc mặc cả lớn” đều không thể hiện thực hóa vấn đề giải giáp hạt nhân. Điều cốt yếu là tiến trình hành động đổi lấy hành động chỉ được thực hiện sau khi bắt đầu tiến trình thay đổi hoàn toàn quan hệ thù địch giữa hai bên.

Các nghiên cứu khoa học chính trị chỉ ra rằng, để đạt được kết quả, bên mạnh hơn phải là bên đơn phương thực hiện những điều chỉnh lớn trước khi mong đợi sự nhân nhượng từ bên kia.

Điều này có nghĩa là Mỹ cần phải có một chiến lược để chấm dứt sự thù địch. Không có chiến lược này không thể hiện thực được giấc mơ phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Đàm phán sẽ gây chia rẽ liên minh Mỹ-Hàn

Trong khi chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất, ông Bolton cho biết “đã nói với Tổng thống Donald Trump rằng chúng ta cần sự phối hợp chặt chẽ và nhất quán với chính quyền Moon Jae-in để Triều Tiên không thể chia rẽ mối quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn. Tôi muốn duy trì liên minh Mỹ-Hàn”.

Đây là mối lo kinh điển của Washington. Nếu có thể tránh, không một nhà hoạch định chính sách cấp tiến nào của Mỹ lại ủng hộ một thỏa thuận với Triều Tiên bất chấp việc làm rạn nứt liên minh Mỹ-Hàn.

Với một Tổng thống cấp tiến đang nắm quyền ở Nhà Xanh và một Quốc hội khóa mới mà nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền chiếm đa số, nguy cơ rạn nứt trong quan hệ liên minh Mỹ-Hàn không phải bắt nguồn từ việc đàm phán với Triều Tiên mà là sự thất bại của chính các cuộc đàm phán đó.

Trong bối cảnh này, không gì có thể đảm bảo hơn là Mỹ phải đàm phán có thiện chí nhằm giảm thiểu các mối nguy hiểm có thể nảy sinh trên bán đảo Triều Tiên.

Chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên là thỏa hiệp nguy hiểm

Trong cuốn hồi ký của mình, John Bolton nhiều lần lưu ý rằng việc tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên sẽ có hại cho Mỹ: "Tôi nhấn mạnh quan điểm của tôi là cả việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt lẫn tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên đều không được xảy ra cho đến khi vấn đề phi hạt nhân hóa được xác nhận thực hiện một cách hoàn toàn, có kiểm chứng và không thể đảo ngược".

Ông nói rằng ngay từ đầu đã lo ngại việc này sẽ xảy ra dưới thời chính quyền Barack Obama và gọi đó là một "sự thỏa hiệp nguy hiểm". Sau đó ông cũng lo ngại Triều Tiên sẽ "kích động" để chính quyền Donald Trump đưa ra một tuyên bố tương tự.

Để ngăn cản việc này, ông Bolton đã cùng với Ngoại trưởng Pompeo lên kế hoạch về "điều phải đạt được từ Triều Tiên để đổi lấy một tuyên bố chấm dứt chiến tranh, trong đó bao gồm cả khả năng có một tuyên bố vạch ra giới hạn đối với chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng".

Ông Bolton nói rằng, ông "không tin Triều Tiên sẽ đồng ý với ý tưởng này hay bất kỳ một ý tưởng nào của chúng ta, nhưng ít nhất nó có thể ngăn cản Mỹ vô cớ nhượng bộ và tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên".

Sự thật là tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên cũng là sự chấm dứt lý do mang tính lịch sử về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên - nếu xảy ra như một phần của một chuỗi những bước tiến quan trọng hơn (bao gồm việc từ bỏ mục tiêu phi hạt nhân hóa để đổi lấy việc kiểm soát vũ khí và một vài hình thức nới lỏng trừng phạt) thì sẽ là bước đi đầu tiên nhằm phá bỏ thế đối đầu vốn luôn được Triều Tiên coi là cái cớ để thực hiện các cuộc tấn công.

Giáo sư quan hệ quốc tế Van Jackson của Đại học Victoria ở Wellington (Mỹ) cho rằng, ông John Bolton đã sử dụng trí nhớ của mình để thuyết phục độc giả tin vào những quan điểm "ích kỷ và nhỏ nhen" của ông về Triều Tiên - một quan điểm khiến Mỹ đưa ra những chính sách làm Bán đảo Triều Tiên luôn trong tình trạng bất ổn suốt vài thập kỷ qua.

Tuy nhiên, ông John Bolton cũng giúp độc giả hiểu được tư duy của một nhân vật "diều hâu" trong đội ngũ hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, nhân vật đã chủ động "phá hủy" các cuộc đàm phán với Triều Tiên.

Cựu Cố vấn John Bolton: Với Triều Tiên, Mỹ có 'chính sách thất bại'

Cựu Cố vấn John Bolton: Với Triều Tiên, Mỹ có 'chính sách thất bại'

TGVN. Ngày 23/12, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho rằng, chính sách của Washington đối với Triều Tiên đang “thất ...

Điều tra luận tội Tổng thống: Ông Bolton sắp phải điều trần tại Hạ viện Mỹ

Điều tra luận tội Tổng thống: Ông Bolton sắp phải điều trần tại Hạ viện Mỹ

TGVN. Ngày 30/10, các nguồn tin cho biết, các ủy ban điều tra của Hạ viện Mỹ đã yêu cầu cựu Cố vấn An ninh ...

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ: Từ số không đến Vườn hồng

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ: Từ số không đến Vườn hồng

TGVN. Từ vị trí không tồn tại trước năm 1947, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ đã dần trở thành chức vụ đầy quyền ...

(theo Korea Times)

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Xem nhiều

Đọc thêm

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Xin cho tôi hỏi hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào? - Độc giả Nhật Nam
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động