John Bolton và cuốn hồi ký đầy tranh cãi

Quang Đào
TGVN. Việc cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton ra mắt cuốn hồi ký về quãng thời gian ở Nhà Trắng không khác gì “đổ thêm dầu vào lửa”, khi tình hình nội bộ Mỹ vẫn đang gặp nhiều trắc trở do đại dịch Covid-19 và các cuộc biểu tình chống lại nạn phân biệt sắc tộc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Tiếng sấm đêm hè
Cựu Cố vấn John Bolton: Với Triều Tiên, Mỹ có 'chính sách thất bại'
john bolton va cuon hoi ky day tranh cai 1
John Bolton và cuốn hồi ký đầy tranh cãi

Vào tháng 9/2019, khi ông John Bolton bị Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột sa thải khỏi vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia vì có nhiều bất đồng với Tổng thống Trump về các chính sách ngoại giao. Một tuần sau đó, ông Bolton được cho là đã lên kế hoạch để viết một cuốn sách về quãng thời gian 17 tháng làm việc tại Nhà Trắng.

Ngày 23/6, quyển sách có tựa đề The Room Where It Happened: A White House Memoir (Căn phòng nơi điều đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng) của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton chính thức được ra mắt tới đông đảo bạn đọc khắp nước Mỹ. Cuốn sách đã đạt được những thành công nhất định, kể cả từ trước khi được bày bán rộng rãi, khi trở thành cuốn sách được quan tâm hàng đầu trên Amazon.

Theo New York Times, được tiết lộ khi chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đang vào giai đoạn nước rút, cuốn sách mô tả lại 17 tháng đầy biến động của ông Bolton bên cạnh Tổng thống Trump với vô số các thách thức và khủng hoảng đối ngoại. Thế nhưng, nó cũng khiến cho chính quyền của Tổng thống Trump vô cùng quan ngại bởi nội dung mang đầy những câu chuyện bí mật, có thể gây hại tới uy tín và vị thể, cũng như gây ảnh hưởng nặng nề tới cơ hội tái thắng cử của ông Trump vào tháng 11 tới đây.

Theo RT, ông Trump từng nói rằng ông Bolton “hoàn toàn là một con diều hâu” và nếu hoàn toàn nghe theo lời ông Bolton, nước Mỹ sẽ cùng lúc “đánh nhau” với cả thế giới.

Những câu chuyện giật gân

Báo chí Mỹ đưa tin, Tổng thống Donald Trump cáo buộc cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã cố tình pha trộn những lời dối trá và câu chuyện hư cấu trong cuốn sách sắp xuất bản với ý đồ bôi xấu nhà lãnh đạo.

“Cuốn sách của Bolton, mà người ta đã cho đánh giá khủng khiếp, là một tập hợp những câu chuyện dối trá và hư cấu, được thiết kế nhằm khiến cho tôi trông thật tồi tệ. Nhiều phát ngôn lố bịch trong đó là do ông ta tự gán cho tôi chứ chưa bao giờ được nói ra, đó chỉ thuần tuý là hư cấu”, - ông Trump viết trên Twitter.

Trên nhiều tờ báo hàng đầu của Mỹ đồng loạt đưa ra các đoạn trích từ cuốn sách, trong đó mô tả về tính cách có phần khó chịu của ông Trump và chỉ trích hành động của ông, nhất là nói đậm về những bất đồng của ông Bolton đối với các quyết định của tổng thống. Ông Bolton còn miêu tả ông Trump là người điều khiển hoạt động ngoại giao của Mỹ tùy ý và nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân, nhất là mục tiêu kiếm phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống tới.

Thế nhưng, đa phần những gì được ông Bolton viết trong cuốn sách của mình đều gặp phải phản ứng gay gắt từ thế giới.

Ví dụ, với vấn đề Triều Tiên, theo miêu tả của ông Bolton, ông Trump đã gặp gỡ Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un một cách có tính toán, kí kết “một văn bản không có nội dung gì quan trọng” và “tổ chức họp báo nhằm tuyên bố chiến thắng” để kết thúc cuộc họp thay vì tập trung vào những lo ngại về vấn đề hạt nhân thực sự.

Ngoài ra, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người rất muốn cải thiện quan hệ với Triều Tiên, đã đưa ra những kỳ vọng không thực tế đối với cả ông Kim và ông Trump vào trong chương trình nghị sự “thống nhất” của riêng mình và bị “gạt” ra một bên. Và rồi, phía Hàn Quốc đính chính lại với việc Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong nói rằng cuốn sách này đã đặt ra “tiền lệ nguy hiểm”, khi việc đơn phương tiết lộ những thông tin nhạy cảm và không đúng sự thật “đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản về ngoại giao và có thể phá hoại nghiêm trọng các cuộc đàm phán tương lai”.

Hồi ký tiết lộ rằng, tại cuộc họp G20 tại Osaka (Nhật Bản) tháng 6/2019, ông Trump đã đề nghị tới Chủ tịch Tập Cận Bình rằng, Trung Quốc nên tiếp tục mua nông sản từ Mỹ, vì điều này đóng vai trò quan trọng tới khả năng ông có thể giành được nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, theo Reuters, Cố vấn thương mại của Nhà Trắng, ông Peter Navarro, hôm 21/6 cho biết rằng ông có mặt trong phòng khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau, nhưng không hề nghe thấy câu chuyện nhờ vả kia.

john bolton va cuon hoi ky day tranh cai
Ông John Bolton và cuốn hồi ký gây tranh cãi.

Ngăn chặn bất thành

Chứa đựng nhiều thông tin bí mật tới mức giật gân, chính quyền của Tổng thống Trump có lý do không muốn cuốn sách này được lưu hành rộng rãi. Ngày 15/6, đài ABC đưa tin rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn khởi kiện ra tòa liên bang với mục tiêu đạt được một sắc lệnh của tòa cấm xuất bản cuốn sách của ông Bolton do nó gây ra nhiều lo ngại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia. Ông Trump cho rằng ông Bolton đã vi phạm luật pháp liên bang khi viết ra cuốn sách này, do tất cả những gì ông từng trao đổi với tư cách là tổng thống đều là những thông tin tuyệt mật.

Tuy nhiên, ngày 20/6, thẩm phán Royce Lamberth đã ra phán quyết từ chối yêu cầu của chính quyền ông Trump về việc ban lệnh ngăn xuất bản quyển sách của John Bolton. Hàng trăm ngàn bản sao đã được lan truyền toàn cầu và đã xuất hiện thiệt hại nhất định, mọi việc đã quá trễ.
Ngoài ra, theo nhiều nhà quan sát, chuyện để lộ an ninh quốc gia khó có thể xảy ra với một người có quan điểm cứng rắn, kín kẽ và không nhượng bộ về quyền lợi quốc gia như ông Bolton. Ông Bolton từng nói với báo Washington Post rằng mối quan tâm duy nhất của ông là an ninh quốc gia Mỹ.

Gánh chịu chỉ trích

Với việc khăng khăng xuất bản cuốn hồi ký của mình, ông John Bolton đã phải hứng chịu vô vàn những chỉ trích ngắm vào mình, xuất phát từ phe Dân chủ đối lập và cả đảng Cộng hoà của mình. Tất cả dường như đều chung một ý kiến: tức giận vì hành động của ông Bolton.

Theo Politico, nhiều thành viên Đảng Cộng hòa đã trực tiếp chĩa mũi dùi về phía ông Bolton, gọi ông là một tác giả bất mãn với chính quyền, suy nghĩ ra những câu chữ giật gân để kiếm thêm tiền từ việc bán sách. New York Times thì đưa tin, hợp đồng viết sách của ông Bolton với nhà xuất bản Simon & Schuster trị giá tới 2 triệu USD.

Thượng Nghị sĩ Lindsey Graham nói rằng, thật khó để tin tưởng “một người khẳng định đã chứng kiến hành vi phản quốc và cản trở công lý, nhưng quyết định đem kể trong một cuốn sách”. Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton là kẻ phản bội, đã gây tổn hại cho nước Mỹ bằng cách lợi dụng lòng tin thiêng liêng của người dân, còn cuốn sách của ông này viết về Nhà Trắng là dối trá, là những sự thật nửa vời và lời bịa đặt trực tiếp.

Dường như, ông Bolton đã mất hết đồng minh ở Đảng Cộng hoà, cho dù ông từng được coi là một trong những chính trị gia hàng đầu về các vấn đề đối ngoại và an ninh quốc gia.

Thế nhưng, dù đã đưa nhiều thông tin về Tổng thống Trump, ông Bolton cũng không kiếm được thêm bất cứ người bạn mới nào đến từ Đảng Dân chủ. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 18/6 đã chỉ trích ông Bolton vì không chịu ra làm chứng trong phiên tòa luận tội Tổng thống Trump và lập luận nếu ông Bolton có thông tin đáng giá, đáng lẽ ông nên ra điều trần. Bà Pelosi cũng nói rằng sẽ không mua cuốn hồi ký của ông Bolton vì ông này không có tinh thần yêu nước và dùng trò chơi chính trị để làm lợi cho bản thân.

Dù vậy, Đảng Dân chủ có thể thấy cuốn sách của ông Bolton khá hấp dẫn. Do đó, họ đã nhanh chóng quyết định không bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc của ông Bolton và có thể sẽ sử dụng những thông tin này để tiếp tục những cuộc điều tra riêng về hành vi của ông Trump, sau khi những nỗ lực luận tội tổng thống vào đầu năm nay đã thất bại.

Nhiều chuyên gia nhận xét, cuốn hồi ký của ông Bolton như một “quả bom” dội thẳng vào chính quyền của Tổng thống Trump, vốn đang gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và làn sóng biểu tình sắc tộc. Dù là với mục tiêu gì, ông Bolton cũng đã khiến cho chính trường Mỹ, nhất là khiến cho cuộc đua vào Nhà Trắng ngày một sống động thêm.

John Robert Bolton sinh ngày 20/11/1948, từng là Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc duới thời Tổng thống George W. Bush. Chính trị gia đảng Cộng hoà này được nhận định là một chính khách bảo thủ, cứng rắn và có nhiều phát ngôn gây tranh cãi. Ông Bolton gia nhập chính quyền Mỹ vào tháng 4/2018, thay thế ông H.R. McMaster để làm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.

Theo truyền thông Mỹ, ông Bolton bất đồng với ông Trump trong nhiều vấn đề, đặc biệt là chính sách với Iran và Triều Tiên. Trong khi ông Trump thiên về đàm phán và đấu tranh kinh tế, thương mại, ông Bolton được cho là nhiều lần hối thúc Tổng thống sử dụng vũ lực để giải quyết các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Đây cũng là lý do chính khiến ông Bolton phải “dứt áo ra đi”.

Cựu Cố vấn John Bolton: Với Triều Tiên, Mỹ có 'chính sách thất bại'

Cựu Cố vấn John Bolton: Với Triều Tiên, Mỹ có 'chính sách thất bại'

TGVN. Ngày 23/12, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho rằng, chính sách của Washington đối với Triều Tiên đang “thất ...

Loại được ông Bolton là 'thắng lợi của Ngoại trưởng Pompeo'

Loại được ông Bolton là 'thắng lợi của Ngoại trưởng Pompeo'

TGVN. Giới truyền thông quốc tế nhận định rằng, vị thế của Ngoại trưởng Mike Pompeo trong chính quyền Mỹ càng được củng cố sau ...

Tổng thống Trump:

Tổng thống Trump: "Ông John Bolton đã cản trở tôi"

TGVN. Ngày 12/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để nối lại đàm ...

Quang Đào (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động