TIN LIÊN QUAN | |
60 năm Học viện Ngoại giao qua những bức ảnh | |
60 năm Học viện Ngoại giao Việt Nam: Sứ mệnh đặc biệt của một nhà trường |
Tập thể K10 Ngoại giao ngày nhập trường sau Chiến thắng 1975. |
Rời ghế giảng đường Đại học năm 1980, với những kiến thức toàn diện được trang bị trong suốt khoá học để trở thành những chiến sỹ trên mặt trận ngoại giao, các thành viên K10 bước vào cuộc đời công tác với khát khao đóng góp cho sự nghiệp đối ngoại của đất nước. Trong suốt 40 năm đầy biến động của đất nước, tuy mỗi người mỗi ngả, trong đó đại đa số làm việc tại các đơn vị khác nhau ở trong và ngoài nước của Bộ Ngoại giao, song ai nấy đều gắn bó với nhau bằng một mẫu số chung - đó là việc tất cả đã từng cùng học tập và rèn luyện trong suốt 5 năm từ 1975 đến 1980 tại Trường Đại học Ngoại giao.
K10 là khóa sinh viên đầu tiên của Trường Đại học Ngoại giao ngay sau Chiến thắng lịch sử 30/4 và Giải phóng miền Nam. Trong bối cảnh mới đó của đất nước, để có thể sớm cung cấp được cho đất nước một đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại được đào tạo cơ bản, Trường Đại học Ngoại giao nhanh chóng nối lại đào tạo đại học và được phép đặc cách đi về Ban tuyển sinh các tỉnh, thành để tuyển chọn các học sinh ưu tú cho năm học 1975-1976.
Bên cạnh đó, K10 còn có một số anh là bộ đội giải ngũ hoặc chuyển ngành, cùng một số cán bộ của các bộ, ngành liên quan đến đối ngoại. Cả Khóa lúc đó chỉ có gần 60 sinh viên, chia 3 lớp, trong đó hai Lớp A, B học ngoại ngữ chính là tiếng Anh, Lớp C tiếng Pháp và đảo lại Lớp A, B học ngoại ngữ phụ là tiếng Pháp và Lớp C học tiếng Anh. Các môn chuyên ngành và nghiệp vụ cả 3 lớp đều học chung. Ngoài ra, việc tổ chức học tập vẫn đậm sắc thái thời chiến với khẩu hiệu “kỷ luật như quân đội, sạch như bệnh viện”. Trong điều kiện đó, cộng thêm thực tế nội trú của toàn bộ các thành viên trong 3 năm đầu, ranh giới giữa các lớp trở nên mờ nhạt.
Trong điều kiện khó khăn sau chiến tranh của đất nước, đặc biệt là những năm cuối khoá, các thành viên K10 đã trải nghiệm những thiếu thốn không thể nào quên về cơ sở vật chất, đặc biệt là sự khan hiếm và nghèo nàn về tài liệu phục vụ cho học tập – như từ điển, giáo trình, sách tham khảo… Bù lại, là sự tận tâm chăm chút và nhiệt huyết của các thầy, cô, các cán bộ của Trường, những người đã luôn quan tâm, truyền lửa và chỉ bảo cho sinh viên với những tình cảm nồng hậu của cả một gia đình lớn dành cho “con đầu, cháu sớm”.
Đáp lại, tất cả học viên K10 khi đó luôn hào hứng, nhiệt huyết, cần cù, say mê học tập, thực sự “ngấu nghiến” tất cả những điều giáo viên dạy trên lớp mà hầu như không bỏ sót một chi tiết nào.
Khó có thể so sánh được với điều kiện học tập, nghiên cứu như ngày hôm này, nhưng chắc chắn là những kiến thức mà cả khoá sinh viên K10 thu lượm được trong Trường khi đó thật vô cùng quý giá, đủ làm nền tảng cơ bản giúp mỗi người hoàn thành với chất lượng tốt nhiệm vụ của mình khi ra công tác và tiếp tục học nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu mới ngày càng cao trong những giai đoạn về sau.
Quá trình 5 năm học ở Trường còn đem lại cho những thành viên K10 nhiều hơn thế. Đó là những trải nghiệm cuộc sống tập thể, nghĩa thầy trò và tình bạn bè gắn bó khó quên với biết bao kỷ niệm vui, buồn của một thời nội trú. Cho đến nay, người ta hầu như không phân biệt được các lớp khác nhau mà thường nhắc đến K10 như một khóa sinh viên đa dạng về lứa tuổi và xuất xứ, nghiêm túc và nhiệt huyết trong học tập, chân thành và trong sáng trong sinh hoạt, luôn đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để cùng phấn đấu đạt kết quả tốt nhất.
Thực tế chặng đường 40 năm qua đã chứng tỏ với hành trang được Trường cung cấp, những thành viên K10 đã vững tin bước vào đời làm công tác đối ngoại, tiếp nối các thế hệ đàn anh, đóng góp được xứng đáng vào công cuộc xây dựng một nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng mong muốn. Trong quá trình công tác của mình, K10 – cả với tư cách từng cá nhân và tập thể, đã gặt hái được những thành công rất đáng tự hào, có nhiều đóng góp cho mặt trận đối ngoại nói riêng, cho xã hội, cho đất nước nói chung. Trong quá trình phấn đấu và trưởng thành của mình, đại đa số các học viên K10 đã trở thành các nhà ngoại giao cao cấp hoặc cán bộ cao cấp trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, trong đó có 2 Thứ trưởng và tương đương, 20 Đại sứ và Tổng lãnh sự, 25 Lãnh đạo cấp Vụ, Cục với nhiều Cục trưởng, Vụ trưởng, Hàm Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài…
Cho đến nay, người ta hầu như không phân biệt được các lớp khác nhau mà thường nhắc đến K10 như một khóa sinh viên đa dạng về lứa tuổi và xuất xứ, nghiêm túc và nhiệt huyết trong học tập, chân thành và trong sáng trong sinh hoạt, luôn đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để cùng phấn đấu đạt kết quả tốt nhất.
Cho đến nay, người ta hầu như không phân biệt được các lớp khác nhau mà thường nhắc đến K10 như một khóa sinh viên đa dạng về lứa tuổi và xuất xứ, nghiêm túc và nhiệt huyết trong học tập, chân thành và trong sáng trong sinh hoạt, luôn đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để cùng phấn đấu đạt kết quả tốt nhất... |
Một số người tiếp tục học tập sau đại học, đạt học vị cao, trong đó có 2 Tiến sĩ và 18 Thạc sĩ. Bên cạnh đó, trong số những người không công tác tại Bộ Ngoại giao, nhiều người đã thực sự trở thành rường cột đối ngoại quan trọng ở các Bộ, Ngành và địa phương. Nhiều thành viên K10 đã được Đảng, Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động, Bằng khen, Giấy khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Ngoại giao và nhiều Bộ, ngành và các địa phương.
Về tinh thần công tác, đại đa số các thành viên K10 luôn tiên phong, sẵn sàng gánh vác những nhiệm vụ “đầu sóng ngọn gió” tại các địa bàn trọng điểm, khó khăn gian khổ; thực hành nghĩa vụ quân sự khi Tổ quốc cần; công tác nhiệm kỳ tại tất cả các loại hình Cơ quan Đại diện ta ở ngoài nước - từ Đại sứ quán phụ trách quan hệ song phương, Phái đoàn Thường trực đảm nhiệm công tác ngoại giao đa phương, đến các Tổng Lãnh sự quán phụ trách công tác đặc thù của ngành đối ngoại - cống hiến không ngừng, không mệt mỏi vào việc thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Đảng và Nhà nước ta trên cả 4 trụ cột - Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao văn hóa và Công tác lãnh sự, cộng đồng. Mặt khác, các học viên K10 đã thu gom được rất nhiều kiến thức và trải nghiệm thực tế về đối ngoại vô cùng phong phú, đa dạng và quý báu, hiện vẫn còn rất hữu ích cho xã hội và đất nước. Nhiều thành viên K10 đã để lại không ít những tài liệu, công trình nghiên cứu, sách, báo, văn, thơ có giá trị.
Cách đây 40 năm, con tàu K10 đã giương buồm ra khơi, lướt sóng trên biển lớn, vượt qua muôn vàn gian khổ, khó khăn, sóng to, bão lớn và nhiều cám dỗ. Con tàu đó sau khi thả neo tại rất nhiều bến bờ kỳ thú, độc đáo và đa dạng trên khắp 5 châu và đã cập bến an toàn, kết thúc Chặng đường 40 năm mà không có cán bộ nào bị mua chuộc, gục ngã. Tự hào về quá trình phấn đấu và những cống hiến trong suốt 40 năm qua, bước sang giai đoạn mới của cuộc đời, có thể nói những thành viên K10 đã có đủ trải nghiệm để thấu hiểu những gì là giá trị bền vững của cuộc sống, như ai đó từng đúc kết:
“Địa vị rồi sẽ mất,
Tiền bạc rồi sẽ hết,
Sắc đẹp rồi sẽ tàn,
Chỉ có tình người sống mãi với thời gian”.
“Như dòng sông chảy mãi, chẳng ngừng trôi”. Với K10 cũng vậy, thời gian đã và sẽ qua đi, nhiều thứ đã và sẽ bị bỏ lại phía sau. Song tình bạn, tình người sẽ tiếp tục là hành trang để các thành viên K10 ngày càng gắn bó keo sơn và mang theo trong suốt chặng đường còn lại.
| Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Nghiệp vụ Ngoại giao Sáng 7/11, Học viện Ngoại giao (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Nghiệp ... |
| Chặng đường 10 năm Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại 10 năm thành lập và phát triển. Từ những khó khăn, vất vả ban đầu, cùng những nỗ lực không ngừng vươn lên, góp sức cùng ... |
| Ngoại trưởng Estonia nói chuyện tại Học viện Ngoại giao Ngày 13/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam (12-14/9) Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Sven Mikser đã có buổi nói chuyện với ... |
| PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng: Nguồn nhân lực chất lượng cao cho Hội nhập Nhân dịp Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng - Giám đốc Học viện Ngoại giao - đã chia sẻ về ... |