Kế hoạch B cho Syria

Không chỉ có Mỹ mà các quốc gia liên quan khác đã tính đến kế hoạch B ở chiến trường Trung Đông này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ke hoa ch b cho syria
Các nước ISSG đưa ra thông báo về lệnh ngừng bắn ở Syria ngày 11/2. (Nguồn: Liên hợp quốc)

Thỏa thuận ngừng bắn Syria được các cường quốc thế giới thông qua ngày 12/2 tại Munich (Đức). 17 quốc gia thuộc Nhóm Quốc tế Hỗ trợ Syria (ISSG) ký vào thỏa thuận này đã thống nhất thành lập một đường dây nóng phục vụ công tác phối hợp thực thi lệnh ngừng bắn ở căn cứ hàng không Hmeinim, nơi lực lượng không quân Nga sử dụng để tiến hành các chiến dịch ở Syria. Đường dây nóng này sẽ được vận hành bởi quân đội Nga và được xem là phương tiện hỗ trợ hàng đầu cho các bên tham chiến ở Syria để tránh những cuộc đối đầu bất ngờ và giúp làm giảm đi tình hình leo thang căng thẳng phòng trường hợp có bạo động nổ ra.

Tưởng chừng vấn đề Syria đã ổn định, ngày 23/2, trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry bất ngờ tuyên bố: Washington có “kế hoạch B” trong trường hợp lệnh ngừng bắn tại Syria thất bại và quá trình chuyển tiếp chính trị không diễn ra ở quốc gia Trung Đông này. Và đương nhiên không phải chỉ có họ mới có "lá bài úp" trong cuộc chơi này. 

Kế hoạch "hành lang người Kurd"

Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cân nhắc mục tiêu hàng đầu là thiết lập "hành lang Kurdish". Kế hoạch này nhằm vào những vùng bị chia tách ở Syria, Iraq và đặc biệt là vùng lãnh thổ phía Bắc Iran. Nhà phân tích an ninh người Pakistan Major Agha H.Amin đã lưu ý rằng mục tiêu lâu dài của chiến lược này là tiến tới thành lập một vành đai ở khu vực gần Địa Trung Hải - nơi có mật độ xung đột thấp, dồi dào tài nguyên thiên nhiên và nằm gần mạn Tây Nam nước Nga - là nơi Moscow khó phòng thủ.

Do đó, Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ đã được triển khai tới hỗ trợ Đơn vị Tự vệ Nhân dân người Kurd ở Syria (YPG). Cho dù YPG chưa chính thức kêu gọi thành lập nhà nước của người Kurd trên lãnh thổ Syria, bản thân chính phủ Syria cũng đã nhượng bộ đáng kể cho nhóm này như cho phép họ sở hữu một vùng lãnh thổ tự quyết. YPG được biết đến là đồng minh truyền thống của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) - lực lượng luôn bị Thổ Nhĩ Kì và hầu hết các thành viên của NATO coi là một tổ chức khủng bố.

Lo sợ của Ankara 

Là một thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang tiếp tục ủng hộ chiến lược lâu dài của khối quân sự này đối với kế hoạch tạo lập hành lang người Kurd ở Iraq. Chiến lược tổng quát của NATO và Ankara đều đồng tình nhất trí miễn là hành lang Kurd không lấn sang lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc vùng lãnh thổ của Syria dọc phía Bắc, và đặc biệt là phía Tây Nam biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara lo sợ rằng sự xuất hiện của những vùng bán tự trị và vùng tự trị của người Kurd ở Syria sẽ dẫn đến sự mất ổn định cho miền Đông nước này cũng như là giúp PKK phát triển. Chính yếu tố này đã dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ gần đây bắn pháo vào một số vị trí của YPG ở Syria cũng như tiến hành nhiều sự trừng trị thẳng tay đối với PKK. Kế hoạch B của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ liên quan đến sự tiếp tục hỗ trợ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Jabhat Al-Nusrah và cả nhóm phiến quân Turkmen ở  Tây Bắc Syria.

Vùng đệm cản bước

Nhận thức được chiến lược lâu dài của  NATO, Nga đã ủng hộ PKK từ giữa những năm 1980. Đảng này cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) Venezuela cũng như Đảng Cộng sản Cuba. Điều đó cho thấy NATO không phải là tổ chức đầu tiên và duy nhất sáng sáng lập hay sử dụng nguyên tắc ủy thác trong chiến lược cạnh tranh.

Các nhà phân tích ở Moscow đã cân nhắc việc PKK có thể tạo ra "vùng đệm" ngăn cản sự bành trướng của NATO lại gần biên giới nước Nga. Điều này dẫn đến việc Moscow chỉ trích mạnh mẽ hành động gây bất lợi cho PKK của Ankara cũng như những cuộc pháo kích vào các vị trí của YPG ở Syria. YPG đang ở vị trí có thể thương lượng thoải mái với Damascus, Moscow và với Washingtion. Trớ trêu thay, đối tác NATO của Thổ Nhĩ Kỳ - nước Mỹ, đã cùng với Nga cân nhắc đến việc gây chia rẽ cho Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần vững chắc của kế hoạch B. 

Israel "tàng hình"

Trong khi cả thế giới đang tập trung vào cuộc chiến tranh diễn ra ở Syria và các nước ISSG, Israel hầu như tàng hình trước radar của truyền thông quốc tế. Kể từ năm 2011, Israel đã tăng cường nỗ lực để gây bất ổn ở khu vực Syria bằng cách hỗ trợ Quân đội Syria Tự do (FSA),  nhóm Jabhat Al-Nusrah và một số nhóm khác từ vùng lãnh thổ Syria mà nước này chiếm đóng - cao nguyên Golan.

Đã nhiều thập kỷ trôi qua, Israel tuyên bố rằng họ có ý định thôn tính vĩnh viễn cao nguyên Golan. Tuy nhiên, ý định này đã không được các ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đồng thuận. Israel đã thi hành truyền bá luật học Israel, văn hóa và ngôn ngữ và nền giáo dục của Israel ở Golan.

Sự hợp tác của Israel với nhóm Jabhat Al-nusrah và những cuộc nổi dậy ở Golan đã dẫn đến sự rút lui của Lực lượng Quan sát viên Không can dự Liên hợp quốc (UNDOF) ở khu vực này. Nơi đây trở thành địa điểm để quân đội và tình báo Israel tự do tương tác với các nhóm nổi dậy.

Người Syria tại Golan đã bị thay thế bằng lực lượng nổi dậy với phần lớn binh lính là người nước ngoài. Điều này sẽ tạo ra nhiều thách thức cho nhóm Hezbollah và giúp cho nhóm Jabhat Al-Busrah có thể thâm nhập vào thung lũng Bekaa của Lebanon. Sự chiếm đóng thường trực của quân đội Israel ở Golan đang cho thấy “sự thất bại” của UNDOF cũng như cách vận dụng hiệu quả vỏ bọc “cuộc chiến chống khủng bố” của Israel. 

"Quan ngại" của Iran

Tất cả những điều đã nói ở trên hối thúc Iran bảo vệ “một nhà nước Syria” - nhưng không nhất thiết là nhà nước như hiện nay. Mỗi một chính phủ quốc gia đều hoạt động dựa trên cơ sở lợi ích an ninh quốc gia. Mục tiêu chiến lược chính của Tehran ở Trung Đông là duy trì một nhà nước Syria và một nhà nước Iraq với hệ thống chính phủ có thể đảm bảo một "hành lang người Iran" ở Địa Trung Hải. Tehran cũng quan ngại về một nhà nước của người Kurd - do NATO hậu thuaẫn, sẽ thống trị ở miền Bắc Iraq. Gần đây Iran đang cố gắng đối phó với mối đe dọa tiềm ẩn từ phía hành lang Kurd bằng cách cải thiện quan hệ với Washington cũng như tiến hành các hoạt động quân sự ở Syria và Iraq.

Minh Tuấn (theo Global Research)

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Theo Nga, các mối đe dọa quân sự từ NATO đang tăng lên đều đặn khi liên minh này tìm cách mở rộng năng lực ở Biển Đen và tiếp ...
Diễn viên Hồng Diễm đẹp rạng ngời

Diễn viên Hồng Diễm đẹp rạng ngời

Diễn viên Hồng Diễm xuất hiện với vẻ bề ngoài tươi tắn, rạng rỡ và căng tràn sức sống nhờ tạo hình mới mẻ.
Cô gái xác lập kỷ lục lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe điện

Cô gái xác lập kỷ lục lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe điện

Cô Lexi Alford, người Mỹ, đã đặt chân đến 6 lục địa với tổng hành trình 29.000km bằng xe ô tô điện nhằm xác lập kỷ lục thế giới.
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Xoá nhật ký TikTok nhanh chóng

Xoá nhật ký TikTok nhanh chóng

Muốn làm mới hồ sơ TikTok nhưng chưa biết cách xóa nhật ký video? Bài viết sẽ hướng dẫn cách xóa nhật ký trên TikTok giúp bạn có ngay hồ ...
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Theo Nga, các mối đe dọa quân sự từ NATO đang tăng lên đều đặn khi liên minh này tìm cách mở rộng năng lực ở Biển Đen và tiếp cận biển Caspi.
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Lực lượng cảnh sát biển Ấn Độ (ICG) tịch thu một lô hàng khổng lồ khoảng 6 tấn ma túy trên tàu đánh cá ở vùng biển Andaman và bắt giữ 6 công dân Myanmar.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động