TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng dự khai giảng Học viện Hành chính Quốc gia | |
ASEAN+3: Nhiều sáng kiến đào tạo cán bộ ngoại giao |
Tham dự khóa đạo tạo, đối thoại còn có Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, các giảng viên, cùng 54 lãnh đạo nữ tại địa phương và đơn vị liên quan đến công tác đối ngoại ở trung ương.
Khóa đào tạo do Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao Việt Nam) phối hợp cùng trường Đại học Fulbright Việt Nam và Công ty Coca-cola tổ chức.
Phát biểu khai giảng, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn cho rằng, đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng với những thách thức vô cùng lớn. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật những năm qua nhưng để giữ được sự tăng trưởng ổn định và bền vững, Việt Nam cần phát huy tốt nhất các thế mạnh sẵn có, giải quyết các nút thắt quan trọng của nền kinh tế nói chung hay của từng địa phương nói riêng.
Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng và đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ một mặt sẽ mang đến nhiều cơ hội, nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều thách thức và thay đổi liên tục. Điều này buộc các nhà lãnh đạo phải biết thích ứng, biết đối mặt với thực tiễn để mang lại giá trị tốt nhất cho quốc gia, cho địa phương.
Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn phát biểu khai giảng. |
Nắm bắt được tình hình đó, thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã tiến hành nhiều khóa đào tạo cán bộ lãnh đạo. Tuy nhiên, các khóa đào tạo chủ yếu dành cho các cán bộ trong Bộ Ngoại giao, các Bộ, ban ngành trung ương. Chính vì vậy, để phát huy được năng lực cán bộ lãnh đạo nữ tại các địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức đã đồng hành và cùng phối hợp với Bộ Ngoại giao để tổ chức các khóa đào tạo này, từ đó nâng cao năng lực hợp tác địa phương
Thứ trưởng thường trực cho rằng, khóa đào tạo, đối thoại lần này, với sự phối hợp của Đại học Fulbright Việt Nam, chương trình đào tạo được thiết kế chi tiết và đầy đủ sẽ giúp các lãnh đạo nữ của các địa phương hiểu hơn về các diễn biến, xu hướng quốc tế, các cơ hội hay thách thức mà quốc gia, địa phương đang phải đối mặt,... Từ đó, học viên vận dụng các kỹ năng lãnh đạo cần thiết để hướng đến sự phát triển tốt nhất cho địa phương mình, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước.
Các đại biểu chụp ảnh chung. |
Khóa học sẽ diễn ra từ ngày 23-24/11, tại Hà Nội. Chương trình được thiết kế gồm 4 phiên trình bày, ứng với 4 chủ đề. Thứ nhất, Hội nhập quốc tế và các vấn đề trong công tác đối ngoại do bà Nguyễn Nguyệt Nga - Đại sứ, cố vấn cao cấp của Học viện Ngoại giao, đại diện Việt Nam trong Nhóm Tầm nhìn Diễn đàn APEC (AVG) và là Phó Chủ tịch của nhóm này, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia của Việt Nam về hợp tác kinh tế Thái Bình Dương điều phối.
Thứ hai, lãnh đạo trong khu vực công do ông Nguyễn Xuân Thành - giảng viên chính sách công của Trường Chính sách Công và quản lý Fulbright , cán bộ nghiên cứu cao cấp tại trường Harvard Kennedy (Đại học Harvard) điều phối.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0: các cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam do ông Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý thuộc trường Fulbright Việt Nam, cán bộ nghiên cứu cao cấp tại trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy điều phối.
Thứ tư, thách thức trong phát triển kinh tế địa phương do ông Huỳnh Thế Du giảng chính sách công của Trường Chính sách Công và quản lý Fulbright điều phối.
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại giao trong giai đoạn mới Đây là chủ đề của buổi Tọa đàm chiều 19/7 tại Hà Nội, do Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Ngoại giao và Trung tâm ... |
Để an ninh trật tự xấu kéo dài, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm Họp trực tuyến với các địa phương về vấn đề an ninh trật tự, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh phải nêu cao trách nhiệm ... |
"Chấm điểm" lãnh đạo địa phương qua phát triển doanh nghiệp Việc phát triển doanh nghiệp, giải quyết việc làm mới ở Nghệ An sẽ là tiêu chí chủ chốt để đánh giá thành tích chỉ ... |