Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2020

Gia Thành
TGVN. Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2020 (Vietnam Business Summit - VBS 2020) với chủ đề 'Việt Nam số hóa: Chủ động thích ứng để phát triển bền vững' do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức đã khai mạc sáng 12/11 tại Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
khai mac hoi nghi thuong dinh kinh doanh viet nam 2020
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2020. (Ảnh: Minh Châu)

Hội nghị có sự tham dự của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Chủ tịch VCCI kiêm Chủ tịch VBS 2020 Vũ Tiến Lộc cùng đại diện các bộ, ngành địa phương và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp.

Hội nghị gồm 3 phiên thảo luận là Việt Nam: Cơ hội và tiềm năng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu; Phát triển ngành dịch vụ hậu cầu thông minh - Chìa khóa để Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu và Hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động tiêu cực tới mọi hoạt động kinh tế-xã hội toàn cầu. Đại dịch khiến hoạt động kinh doanh đình trệ, giao thương đầu tư gián đoạn, hàng triệu lao động mất việc làm, hoạt động xã hội đều bị ảnh hưởng. Kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trong nhất kể từ đại hủng hoảng năm 1929-1933.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thông tin, Chính phủ hành động quyết liệt luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thu hút luồng vốn FDI từ tái cấu trúc chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất trên toàn cầu, thúc đẩy thương mại, chuyển đổi số, hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới, phương thức xuất, tiêu dùng và giao tiếp mới...

khai mac hoi nghi thuong dinh kinh doanh viet nam 2020
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Minh Châu)

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định, để đưa đất nước vươn lên phát triển bao trùm và bền vững, thực hiện khát vọng phồn vinh và hạnh phúc, Chính phủ Việt Nam cam kết 4 nội dung sau:

Thứ nhất, nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ doanh nghiệp và người dân. Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; cải cách mạnh mẽ thủ tục chính; kiên quyết tháo gỡ những điểm nghẽn; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thành công tại thị trường trong nước và cả quốc tế.

Thứ hai, thúc đẩy nền kinh tế số, xã hội số; hướng phát triển bền vững với việc triển khai các chính sách quan trọng, Chính phủ sẽ hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật số, công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo nhân lực chất lượng cao, giàu kỹ năng nhằm đưa đóng góp của kinh tế số lên 20% GDP của cả nước vào năm 2025.

Thứ ba, ưu tiên đầu tư và triển khai nhanh các dự án kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các kết cấu hạ tầng chiến lược, hạ tầng xương sống số về cả ba phương diện số lượng, chất lượng và tính đồng bộ. Chú trọng đầu tư bảo đảm hệ thống hạ tầng cơ bản ở nông thôn miền núi hướng đến mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao, nền kinh tế xanh và bền vững.

Thứ tư, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục đại học và đào tạo lao động giàu kỹ năng phục vụ sự phát triển của nền kinh tế hiện đại.

khai mac hoi nghi thuong dinh kinh doanh viet nam 2020
Chủ tịch VCCI 2020 Vũ Tiến Lộc chia sẻ với báo chí tại Hội nghị. (Ảnh: Minh Châu)

Tại Hội nghị, Chủ tịch VCCI 2020 Vũ Tiến Lộc cho biết, nhiệm kỳ qua, số lượng doanh nghiệp tăng 1,5 lần, có 3 đợt sóng cải cách, chúng ta đã xóa hàng ngàn giấy phép con, cắt giảm 50-60% quy định hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, thành lập tổ công tác đặc biệt về rà soát, bất cập, chồng chéo về kinh doanh và tổ công tác thu hút đầu tư.

Thời gian tới, Chính phủ đã kiên định mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh mới. Theo đó, kinh tế số là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế phát triển bền vững, bao trùm.

"Kinh tế số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn, phát triển cả trong thời đại dịch Covid-19 và sau đại dịch.

Mặc dù là lĩnh vực công nghệ, nhưng chuyển đổi số thành công hay thất bại lại không chủ yếu phụ thuộc nhiều vào công nghệ mà lại vào quyết tâm chính trị và thể chế kinh tế quốc gia. Do đó, cần tạo ra một hệ thống thể chế kinh tế hiện đại với các quy định pháp luật, có kỹ năng để tạo được hệ sinh thái cho thương mại điện tử, cho nền kinh tế số", ông Lộc nhấn mạnh.

khai mac hoi nghi thuong dinh kinh doanh viet nam 2020
Các diễn giả tham dự phiên thảo luận: Cơ hội và tiềm năng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu. (Ảnh: Minh Châu)

Tại phiên thảo luận Việt Nam: Cơ hội và tiềm năng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, Bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Tổng Giám đốc PwC Việt Nam cho biết, Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Covid-19 khiến bảng cân đối kế toán suy yếu, trong bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn thì các doanh nghiệp nhỏ là đơn vị bị thiệt hại nặng nề nhất. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp phá sản.

May mắn, Việt Nam là một số quốc gia hiếm hoi có được tăng trưởng GDP dương trong năm 2020. Để có thể thích ứng với “bình thường mới”, doanh nghiệp Việt Nam cần hoạt động một cách bền vững hơn để tái tạo tương lai. Việc tái thiết sẽ là cần thiết cho mọi doanh nghiệp đang trên đà suy thoái. Lực lượng lao động sẽ là động lực chính cho tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp quốc gia.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lý do giúp cho Việt Nam tăng trưởng cao so với các nước là bởi Việt Nam vốn có những ưu thế nhất định và có những chính sách phù hợp trong giai đoạn vừa qua gồm: Có sự ổn định chính trị; Tăng trưởng nhanh và bền vững; Chi phí và ưu đãi cạnh tranh; Nguồn nhân lực dồi dào; Thị trường tiềm năng; Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; Luôn cải cách mạnh mẽ và ở Vị trí trung tâm kết nối thị trường Trung Quốc với các nước ASEAN và các nước khác.

Việt Nam là một trong những thị trường được các nhà đầu tư quan tâm cùng với nhiều nước khác như Indonesi, Thái Lan, Ấn Độ… Vì vậy, để đón dòng vốn này, theo ông Hoàng, thứ nhất, phải có đất khu công nghiệp vì dòng vốn đầu tư chủ yếu đến là các khu công nghiệp.

Thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh đào tạo nhanh theo đơn đặt hàng nhanh của các doanh nghiệp.

Thứ ba, liên quan tới vấn đề năng lượng thì Bộ Công tương đang rà soát lại tổng sơ đồ điện VIII.

Thứ tư, là đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ.

Thứ năm, Việt Nam trong thời gian qua không ngừng sửa đổi các chính sách.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, chúng ta đang nhấn mạnh quá nhiều tới cơ hội mà quên đi điều cần quan tâm hơn là những thách thức.

“Có hai từ khoá là tốc độ và linh hoạt, Chính phủ và doanh nghiệp phải thay đổi nhanh hơn nhiều so với trước. Chúng ta sẽ cùng thảo luận để vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội”, ông TS. Cung nhấn manh.

khai mac hoi nghi thuong dinh kinh doanh viet nam 2020
Các diễn giả tham dự phiên thảo luận: Phát triển ngành dịch vụ hậu cầu thông minh - Chìa khóa để Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. (Ảnh: Minh Châu)

Tạp phiên thảo luận Phát triển ngành dịch vụ hậu cầu thông minh - Chìa khóa để Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng, trong những năm gần đây, thương mại quốc tế không ngừng phát triển nhờ xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu và rộng, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.

Trong đó, đặc biệt phải kể đến dịch vụ hậu cần (logistics) - một lĩnh vực then chốt, đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.

Ngành logistics Việt Nam là một ngành cạnh tranh và có triển vọng bùng nổ trong tương lai với tỷ trọng thấp ở mức 7,40%. Theo dữ liệu báo cáo của CRIF D&B, ngành logistics Việt Nam có xu hướng tăng trưởng tích cực và liên tục, trong đó, doanh thu bán hàng tăng 6,8% từ 305.825 triệu đồng (năm 2017) lên 332.634 triệu đồng (năm 2019).

Ông Shige Sakaki, Chuyên gia cao cấp phụ trách về giao thông vận tải Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, từ vị trí thứ 64 cách đây hai năm, Việt Nam đã tăn lên vị trí thứ 39 trên toàn cầu trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu suất dịch vụ logistics (LPI) năm 2018. Đây là con số đáng khích lệ.

Tuy nhiên, khi dẫn lại Báo cáo của World Bank, ông Shige Sakaki cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại trong ngành logistics toàn cầu như thiếu nguồn lực lao động, chênh lệch hiệu suất dịch vụ logistics của các nước phát triển so với các nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm khí thải...

Để ngành logistics Việt Nam có thể phát triển trong thời gian tới, ông Shige Sakaki cho rằng, với những nước đang phát triển như Việt Nam thì việc đưa ngành logistics phát triển đúng hướng sẽ đồng nghĩa với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, hải quan, kỹ năng và luật lệ.

Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistis Việt Nam, về cơ hội và thách thức trong việc đầu tư, phát triển của ngành logistics hiện nay, điểm tích cực là Chính phủ đang có sự quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp logistics. Hiện tại, ngành này cần những công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thương mại điện tử, chuỗi cung ứng lạnh, tự động hóa trong quản trị kho hàng cũng như mảng logistics đô thị cần sự phát triển hơn nữa.

khai mac hoi nghi thuong dinh kinh doanh viet nam 2020
Các diễn giả tham dự phiên thảo luận: Hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. (Ảnh: Minh Châu)

Tại phiên thảo luận Hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, ông Trần Hữu Quyền - Chủ tịch HĐQT VNTP Technology cho biết, những năm gần đây Việt Nam cũng nhập khẩu công nghệ áp dụng vào nông nghiệp công nghệ cao từ các nước như Brazil, Nhật Bản...Nhưng chỉ các doanh nghiệp lớn mới tiếp cận được. Đến nay, các doanh nghiệp trong nước cũng đã phát triển được các công nghệ như IOT, AI... giúp người dân và doanh nghiệp nhỏ cũng tiếp cận được công nghệ, giảm chi phí đầu tư, hiện thực hoá giấc mơ nông nghiệp công nghệ cao.

"Việt Nam chưa có bản đồ nông sản toàn quốc do đó thừa rất thừa mà thiếu rất thiếu, bà con sản xuất tự phát chưa có sự điều tiết. Do đó, chúng tôi mong muốn tham gia vào để mang tới cuộc chơi tường minh, các doanh nghiệp và người nông dân đều có thể tham gia đúng theo tín hiệu thị trường", ông Trần Hữu Quyền nói.

Theo ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình chia sẻ, với đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp phải tìm hiểu giữ khách hàng và sau đó mới mở rộng thị trường. Do đó, để giữ được khách hàng, sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường không có cách nào khác là liên kết hợp tác phát triển với bà con, liên kết từ vùng trồng, quy trình sản xuất để đáp ứng được thị trường.

khai mac hoi nghi thuong dinh kinh doanh viet nam 2020
Các đại biểu trước giờ khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Minh Châu)

Lễ trao Giải thưởng ABA 2020: Tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân xuất sắc nhất khu vực ASEAN

Lễ trao Giải thưởng ABA 2020: Tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân xuất sắc nhất khu vực ASEAN

TGVN. Ngày 13/11/2020, Lễ trao Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN – ASEAN BUSINESS AWARDS (ABA) 2020 sẽ được tổ chức long trọng tại Hà Nội ...

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2020 và Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2020

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2020 và Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2020

TGVN. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN BAC, ngày 12-13/11 tới, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ tổ ...

Kinh tế Việt Nam tiếp tục cải thiện, xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng

Kinh tế Việt Nam tiếp tục cải thiện, xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng

TGVN. Chiều 30/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10. ...

Đọc thêm

Thời tiết mùa Đông lạnh giá kéo dài tại Hàn Quốc

Thời tiết mùa Đông lạnh giá kéo dài tại Hàn Quốc

Thời tiết lạnh nhất trong mùa Đông năm nay đang bao phủ Hàn Quốc, nhiệt độ giảm xuống dưới -10 độ C ở thủ đô Seoul và các khu vực ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?
Khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam được tái khẳng định khi ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/1 và sáng 11/1: Lịch thi đấu Cup FA - Aston Villa vs West Ham; La Liga - Vallecano vs Celta Vigo

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/1 và sáng 11/1: Lịch thi đấu Cup FA - Aston Villa vs West Ham; La Liga - Vallecano vs Celta Vigo

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/1 và sáng 11/1: Lịch thi đấu Cup FA - Aston Villa vs West Ham; Bundesliga vòng 16 - Dortmund vs Leverkusen...
Kinh tế thế giới nổi bật: Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Kinh tế thế giới nổi bật: Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Thẻ thanh toán Mir của Nga sắp được sử dụng tại Iran, BRICS mang lại nhiều lợi ích cho Indonesia… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Kinh tế thế giới nổi bật: Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Kinh tế thế giới nổi bật: Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Thẻ thanh toán Mir của Nga sắp được sử dụng tại Iran, BRICS mang lại nhiều lợi ích cho Indonesia… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Chính thức là nhân tố mới của BRICS, quốc gia Đông Nam Á này đã 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây?

Chính thức là nhân tố mới của BRICS, quốc gia Đông Nam Á này đã 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây?

Quốc gia Đông Nam Á này đã chính thức là một phần của BRICS - không hẳn ra mặt chống đối phương Tây, vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm đối tác ...
'Mây mù' bao phủ châu Á, đầu tàu kinh tế chưa hết lung lay, chờ ông Trump trở lại và 'ra đòn'

'Mây mù' bao phủ châu Á, đầu tàu kinh tế chưa hết lung lay, chờ ông Trump trở lại và 'ra đòn'

Năm 2025 sẽ mang lại điều gì cho Trung Quốc? Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tác động thế nào đến các quốc gia phụ thuộc vào thương mại với Mỹ?
Thủ đô Oslo của Na Uy - kiên định trên con đường xanh

Thủ đô Oslo của Na Uy - kiên định trên con đường xanh

Baoquocte.vn. Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh.
Indonesia có thể mua dầu Moscow giá rẻ; bước tiến mới của Nga và Iran, quyết 'tẩy chay' đồng USD

Indonesia có thể mua dầu Moscow giá rẻ; bước tiến mới của Nga và Iran, quyết 'tẩy chay' đồng USD

Việc Indonesia trở thành thành viên chính thức của BRICS có thể mở ra cơ hội tiếp cận dầu thô của Nga với giá rẻ hơn.
Chặn đứng dòng khí đốt Nga sang châu Âu, Ukraine đang lấy lòng người đàn ông quyền lực này, liệu ngư ông đắc lợi có 'ưng’ hành động của Kiev?

Chặn đứng dòng khí đốt Nga sang châu Âu, Ukraine đang lấy lòng người đàn ông quyền lực này, liệu ngư ông đắc lợi có 'ưng’ hành động của Kiev?

Lô hàng khí đốt đầu tiên của Mỹ vào Ukraine đánh dấu một cột mốc trong nỗ lực của Washington nhằm thay thế Nga cung cấp nhiên liệu cho châu Âu.
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1 ghi nhận đồng USD tăng khi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1 ghi nhận đồng USD phục hồi trở lại, trong khi đó, EUR kéo dài đà giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1 ghi nhận triển vọng tích cực, sát mốc 109.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Phiên bản di động