TIN LIÊN QUAN | |
Phu nhân Lãnh đạo GMS thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam | |
Phát triển toàn diện vì người dân là trọng tâm trong hợp tác GMS |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện lãnh đạo các nước thành viên GMS, lãnh đạo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) tham dự và rút băng khai mạc Triển lãm.
Triển lãm gồm 60 bức ảnh, chia thành 6 phần theo chủ đề về mỗi quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc với nội dung tập trung thể hiện những thành tựu trong hợp tác giữa các nước khu vực GMS.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Trưởng đoàn GMS và đại biểu dự khai mạc triển lãm. |
Một số bức ảnh tiêu biểu cho những thành tựu nổi bật trong hợp tác giữa các nước GMS đã được trưng bày tại triển lãm lần này.
Điển hình là bức ảnh về Đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, đường cao tốc dài nhất của Việt Nam, được khai trương vào tháng 9/2014 và là một phần trong dự án hành lang kinh tế Bắc-Nam do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ, đã mang lại giá trị kinh tế lớn.
Từ khi tuyến đường được đưa vào sử dụng, hàng hóa từ Hà Nội lên biên giới tại Lào Cai chỉ mất 3 tiếng thay vì 7 tiếng như trước đây. Các dự án giao thông của GMS nhằm mục tiêu xây dựng các hành lang giao thông ưu tiên kết nối tiểu vùng và kết nối giao thông đến các trung tâm dân cư, các đặc khu kinh tế và chế xuất, các điểm đến du lịch, thị trường.
Bức ảnh người phụ nữ ở làng Lounge, Campuchia ngồi đan rổ mô tả hoạt động đào tạo nghề cho phụ nữ khu vực nông thôn, xây dựng hình mẫu doanh nghiệp vừa và nhỏ, nằm trong Dự án phát triển năng lực phụ nữ mà Chính phủ Campuchia và ADB phối hợp thực hiện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Trưởng đoàn GMS và đại biểu tham quan triển lãm. |
Hình ảnh về tiết mục múa dân gian tại Triển lãm Văn hóa Carnival Trung Quốc-Lào-Việt Nam lần thứ 5 góp phần thể hiện các hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân được Chính phủ các nước thành viên GMS thúc đẩy nhằm tăng cường liên kết giữa các nước trong tiểu vùng.
Hợp tác GMS là chương trình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, hình thành vào năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Trong 25 năm qua, cơ chế hợp tác kinh tế GMS đã hình thành và vận hành có hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịch, đầu tư tư nhân, phát triển nguồn nhân lực.
GMS - Cơ chế đầu tiên thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại khu vực Mekong Ngày 31/3, Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 đã được tổ chức tại Hà Nội. Hội ... |
Khu vực Mekong đang đứng trước cơ hội và thách thức chưa từng có Phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6 sáng 31/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các ... |
GMS là trọng điểm phát triển của châu Á Đó là nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp kín Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng ... |